Con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào

Chủ Nhật, 30 Tháng Chín 201812:00 CH(Xem: 6473)
Con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào

Tại bãi rác thải Dandora ở Nairobi - nơi đã chính thức bị đóng cửa vào năm 2012, nhưng người ta vẫn không ngừng hoạt động tích trữ rác - nhiều núi rác chủ yếu làm từ các bao nilon đã hình thành với chiều cao lên đến hơn 4,5 mét.

Trong cuốn sách ảnh mới của Edward Burtynsky - Anthropocene - bãi rác thải này đại diện cho ý tưởng về "technofossils" (tạm dịch: hóa thạch công nghệ), những vật thể nhân tạo, từ nhựa cho đến điện thoại di động và xi-măng mà trong tương lai sẽ trở thành hóa thạch. Trên thực tế, những tảng đá có thành phần là plastic, được gọi là plastigomerate, là hoàn toàn có thật.

Cuốn sách này là một phần của một dự án truyền thông đa phương tiện lớn, được thực hiện với sự cộng tác của Jennifer Baichwal và Nicholas de Pencier, có tên gọi Dự án Anthropocene. Dự án này còn bao gồm một buổi công chiếu phim tài liệu và một series các trải nghiệm thực tại tăng cường vốn là một phần trong các buổi trưng bày tại bảo tàng mở cửa vào ngày 28/9 tới đây. Tất cả các tác phẩm đều tập trung vào Anthropocene, một thuật ngữ hình thành vào năm 2000 để miêu tả thứ mà một số nhà khoa học cho là một kỷ địa chất mới hình thành bởi con người khi chúng ta làm biến đổi cảnh quan, dẫn đến một cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 và thay đổi khí hậu.

"Chúng tôi thêm minh họa thị giác vào những thứ mà các nhà khoa học và các nhà địa chất học xác định là những tàn dư con người để lại như những dấu hiệu của Anthropocene" - Burtynsky nói.

Ở Lagos, Nigeria, anh đã chụp lại ảnh một bờ đê chắn sóng khổng lồ đang được xây dựng để ngăn lũ lụt ở dải đất mới được nạo vét. Ở Chile, anh ghi lại những thước phim tài liệu về những vũng nước lớn nơi người ta khai thác lithium để sản xuất pin. Ở Ả-rập Saudi và Imperial Valley ở California, anh chụp ảnh những trang trại được tưới tiêu ở giữa sa mạc. Ở British Columbia và Nigeria, anh chụp ảnh nạn khai thác gỗ đang hoành hành; ở Borneo, anh cho chúng ta thấy lằn ranh thẳng tắp giữa một khu rừng mưa nhiệt đới và những đồn điền khai thác dầu cọ.

Cũng như những tác phẩm trước đây của anh, vốn ghi lại những thay đổi môi trường do ngành công nghiệp gây ra, những bức ảnh lần này được chụp từ trên cao xuống để thể hiện rõ quy mô của những thay đổi. "Bạn không thể tường thuật lại câu chuyện khi mà bạn ở dưới mặt đất" - anh nói.

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 1.

Nạn khai thác gỗ ở Đảo Vancouver, British Columbia, Canada, năm 2016

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 2.

Hồ chất thải Phosphor, Near Lakeland, Floria, USA, năm 2012

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 3.

Các tetrapod, Dongying, Trung Quốc, năm 2016

Các đoạn văn trong sách giải thích cho bối cảnh của các hình ảnh. Ở Berezniki, Nga, nơi Burtynsky chụp nhiều hình ảnh kỳ lạ như đến từ thế giới khác của các đường hầm trong các mỏ bồ tạt sâu dưới lòng đất, cuốn sách giải thích rằng bồ tạt cuối cùng sẽ được sử dụng trong phân bón tại các nông trại công nghiệp lớn. "Mỗi người trong số chúng ta theo những cách nào đó đều liên quan đến các khung cảnh này, bởi chúng ta đều ăn thức ăn đến từ các cánh đồng cần bồ tạt lấy từ các mỏ để làm phân bón" - anh nói.

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 4.

Mỏ than ở North Rhine, Westphalia, Đức, năm 2015

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 5.

Dầu đang được tích trữ ở Niger Delta, Nigeria, năm 2016

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 6.

Các xưởng cưa ở Lagos, Nigeria, năm 2016

Trong cuộc trưng bày, khách ghé thăm có thể trải nghiệm 3 khung cảnh với công nghệ thực tại tăng cường, bao gồm một đống ngà voi lấy từ hàng ngàn con voi, vốn bị thiêu cháy bởi chính quyền Kenya như một thông điệp đến những kẻ săn trộm: "Bạn sẽ có thể đi xung quanh đống ngà voi nay và xem nó vào ngày trước khi bị đốt" - anh nói - "Nó là cách để chúng tôi mang đến cho người xem trải nghiệm ý tưởng rằng con người đang tự mình mang đến sự tuyệt chủng. Những bức ảnh hay phim không giống nhau. Nó chỉ là một cách khác để trải nghiệm một thứ theo một cách rất thâm thúy". Cuộc trưng bày còn cho thấy một hình ảnh thực tại tăng cường kích thước chính xác của Sudan - con tê giác đực phương bắc màu trắng cuối cùng của thế giới, đã chết hồi tháng 3.

Các bức ảnh còn cho thấy sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo - những khoảnh khắc của hi vọng trong một câu chuyện khó - và cho thấy một số khung cảnh còn nguyên sơ trên hành tinh. "Tôi muốn khiến các hình ảnh có thể nói, này, nhìn xem, đa dạng sinh học vẫn ở trong chúng ta" - anh nói - "Chúng ta vẫn nắm trong tay những mảnh ghép của một hành tinh đa dạng và rực rỡ. Nhưng chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ đa dạng sinh học đó".

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 7.

Lằn ranh giữa rừng mưa nhiệt đới và Đồn diền dầu cọ ở Borneo, Malaysia, năm 2016

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 8.

Đường cao tốc Santa Ana, Los Angeles, California, USA, năm 2017

Những hình ảnh này cho thấy con người đã gây tổn hại cho hành tinh chúng ta đang sống như thế nào - Ảnh 9.

Bãi rác thải Dandora, Nairobi, Kenya, năm 2016

Tham khảo: FastCompany

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận coi là " chống lại nền văn minh của loài người"!
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 201710:29 CH
Nghi lễ chính thức tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh 09-Nov. 2017
Thứ Ba, 07 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Nơi giam giữ các thành viên hoàng tộc Ả Rập cũng đạt tới mức độ xa hoa tột cùng trên thế giới.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:40 CH
Trưa 6-11, huyện Vạn Ninh ghi nhận thêm 4 trường hợp chết trên biển, người dân cũng đưa vào bờ 3 người ở Ninh Hòa. Số người chết ở Khánh Hòa vì bão số 12 tăng không ngừng
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20176:16 CH
Khi Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho cá chép ăn tại Cung điện Alaska ở Tokyo, CNN và các một số kênh truyền thông khác đã cố tình bóp méo tình tiết để bêu xấu hình ảnh của ông Trump, theo Fox News.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:50 SA
Những hàng hóa Mỹ mang đến lần này, ngoài trực thăng còn có hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt tại sân bay phục vụ chuyên cơ của Tổng thống Mỹ khi đáp xuống Đà Nẵn
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20177:00 SA
Triều Tiên là một quốc gia bí ẩn không đi theo “con đường bình thường”, vì thế người dân thế giới thật khó có thể hiểu được họ.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20174:28 SA
13h ngày 6/11, nước sông Thu Bồn tại Hội An đã lên đỉnh 3,11m, vượt báo động 3 (mức nguy hiểm nhất) 1,11 m. Hơn 50% diện tích đô thị cổ chìm trong biển nước.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Những tiếng rao không chỉ mang giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, kích thích các giác quan của chúng ta.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc .