Bông Lau - Khởi đầu của cuộc sụp đổ

Thứ Bảy, 02 Tháng Mười Hai 20236:00 SA(Xem: 1450)
Bông Lau - Khởi đầu của cuộc sụp đổ

pdtat

Mấy hôm nay kiếm thì giờ để nghiền ngẫm cuốn sách có cái tựa rất dài “Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II”. Ngồi nằm đâu cũng kè kè cuốn này bên cạnh. Chỉ trừ lúc khi tắm.

Mua cuốn này lâu lắm rồi nhưng khi đó chê vì mới đọc mấy trang đầu thấy người viết hơi bị cảm tính. Giờ đọc thử lại và sâu hơn thì thấy hay. Người viết sử khách quan là không được lồng tình cảm hỉ nộ ái ố của mình vào bài viết vì điều đó sẽ lèo lái sự cảm nhận của người đọc làm nội dung của bài mất đi sự chính xác.

Đọc cuốn Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II mà nếu bỏ ra ngoài các từ ngữ ai oán trách móc mỉa mai tức giận, thì sách có giá trị cao bởi các chi tiết quý báu thu thập của tác giả vốn là một sĩ quan cao cấp làm việc gần với Tướng Phạm Văn Phú, Chỉ Huy Trưởng của Quân Đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa.

Cuốn sách phần đầu viết rất chi tiết về sự thất thủ của thành phố Ban Mê Thuột. Đây là điểm khởi đầu cho sự sụp đổ dây chuyền từ Vùng II đến Vùng I và cuối cùng là Sài Gòn.

Phần sau của sách chưa coi hết nhưng vì sốt ruột nên cũng có nhảy ra phần sau rồi nhảy lung tung chỗ nào cũng thấy sống động như coi lại cuốn phim lịch sử đau thương. Như trường hợp Tiểu đoàn 34 Biệt Động Quân và Thiết Giáp đánh mở đường để đưa 1.000 sinh viên sĩ quan của trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt về đến Hàm Tân - Bình Tuy.

Trong cuốn Black April (Tháng Tư Đen) của George Veith viết rất công phu và khách quan mà xạ thủ đọc đi đọc lại mấy chục lần vẫn không chán. Vì George Veith không phải là người trong cuộc nên biên khảo của ông ta không bị cảm tính, cuốn sách còn thu thập tài liệu của Việt Cộng, do đó độ chính xác của cuốn sách rất đáng tin cậy.

Tuy nhiên cuốn Black April viết bao gồm diễn tiến các trận đánh trên bốn vùng chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa và dẫn đến sự thất thủ của miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Cuốn Black April cũng có chương viết về trận Ban Mê Thuột và nói Tướng Phạm Văn Phú được tin tình báo của Việt Nam Cộng Hòa cho biết Cộng quân sắp đánh Ban Mê Thuột nhưng ông không tin, cho rằng đó là kế nghi binh của địch nên không đưa quân sớm về đó để bảo vệ. Kết quả là thành phố Ban Mê Thuột thất thủ trước sự tấn công của nhiều sư đoàn cộng sản Bắc Việt (CSBV).

Cuốn Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II cung cấp nhiều chi tiết hơn. Nói Trung Tá Phòng 2 phụ trách tình báo Quân Đoàn 2 thu thập được tin tức do các toán Biệt Kích Việt Nam Cộng Hòa hoạt động trong rừng thấy Việt Cộng giăng dây điện thoại và đặt ống dẫn dầu ở khu vực Ban Mê Thuột. Một nữ cán binh Việt Cộng chiêu hồi cho biết cô thấy bộ đội của Sư Đoàn 10 CSBV di chuyển về hướng Ban Mê Thuột.

Theo cuốn sách này thì mặc dù vị sĩ quan tình báo cung cấp tin tức CSBV đang dồn quân về Ban Mê Thuột nhưng ông đã không xác định được là Việt Cộng - SẼ - đánh Ban Mê Thuột. Ngoài ra cuốn sách còn đặt nghi vấn về chi tiết một nhân viên tình báo CIA ở Nha Trang thông báo Việt Cộng sắp đánh Ban Mê Thuột nhưng trạm CIA ở Sài Gòn thì mâu thuẫn nói sắp đánh Kontum và Pleiku.

Tác giả, Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất có ý binh vực Tướng Phạm Văn Phú. Nói Tướng Phú mới nhậm chức chỉ huy Quân Đoàn 2 chỉ có 5 tháng. Quân đoàn 2 rộng lớn với rừng núi bao la và ông không đủ quân để bảo vệ. Hai sư đoàn trừ bị thiện chiến Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến thì ở Vùng I. Về sau một Lữ đoàn Nhảy Dù được gởi tới Khánh Dương cũng bị đánh tan.

Tướng Phạm Duy Tất còn có ý trách móc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không tha thiết việc bảo vệ Ban Mê Thuột, vì quân viện của Hoa Kỳ cắt giảm không có nhiều phương tiện như trước nữa, và Tổng Thống Thiệu có ý rút bỏ vùng Tây Nguyên ít dân để rút về đồng bằng duyên hải cố thủ.

Phải chăng Tướng Phạm Văn Phú bị trói tay và cô đơn khi về Vùng II trấn thủ. Sau khi mất Vùng II. Nghe nói Tướng Phạm Văn Phú về Sài Gòn phải vào bịnh viện vì bị chấn động tâm lý. Và Tướng phải chết theo thành. Khi Sài Gòn thất thủ Tướng Phú không ra hàng mà tự sát để giữ tròn tiết tháo.

BÔNG LAU 01.12.203

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:30 SA
TRAO ĐỔI TÙ BINH: Khi tôi còn là nữ sinh, tôi không biết Cộng Sản là gì! Dịp Tết Mậu Thân, Mẹ tôi mất 2 người anh, vì bị CS xử tử bằng cách chôn sống. Năm đó tôi đậu Tú Tà
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:13 SA
Tỷ lệ dân chúng sống trong vùng chính phủ kiểm soát giảm xuống còn 59,8 phần trăm. Những thành công về mặt an ninh trong năm 1967 đã tiêu tan” ( Tài liệu của Bunker do Stephen Young phổ biến ).
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:31 CH
Nhỏ Quyên nói thỉnh thoảng người ấy đến quán cà phê nhà nhỏ, lần nào đến cũng ngồi ở chiếc bàn nơi góc quán và nhìn ra đường
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Sống ở đời ta có rất nhiều bạn. Trừ trường hợp những người “không giống ai”, họ cả đời chẳng có đến một người bạn theo đúng nghĩa.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Sáu tháng đã trôi qua kể từ ngày những dòng nhắn tin tìm Phú được đăng trên trang Web luocsu.tk. Lời nhắn tin như rơi vào hư vô
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già miền Na
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Namkhi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Ngày 7 Tháng Bảy 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc tuyên dương công trạng và đặc cách thăng cấp tất cả chiến sĩ tử thủ An Lộc sau gần ba tháng ác chiến với bốn sư đoàn Cộng quâ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:32 CH
Trời bây giờ có những cơn mưa, xuyên qua cửa kíếng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mưa lăn tròn trên lá của chậu rau tần, tôi chợt nhớ