Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn: CẤP GIẤY PHÉP ĐẶC BIỆT CHO MỘT DƯỢC SĨ

Thứ Tư, 28 Tháng Mười 20203:57 CH(Xem: 4412)
Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn: CẤP GIẤY PHÉP ĐẶC BIỆT CHO MỘT DƯỢC SĨ

Bác sĩ Nguyễn Duy Cung

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2020/10/4cb55-nhatbook-doi-y-si-trong-cuoc-chien-tuong-tan-nguyen-duy-cung-2014.jpg

Chiến trường càng ngày càng sôi động, Việt Cộng gia tăng chiến lược chiến thuật để thôn tính Miền Nam bằng mọi cách, nên không ngừng chuyển quân và vũ khí hạng nặng từ vùng biên giới bên kia sang phía ta, đưa đến những cuộc giao tranh thảm khốc gây tổn thất không nhỏ cho cả hai bên. 

Sư đoàn 22BB luôn đặt trong tình trạng cấm trại 100%, Đại đội Quân Y có nhiệm vụ tiếp tế khẩn cấp thuốc men cứu thương cho cả 3 Trung đoàn, Dược sĩ Lý Công Tuấn phụ trách phần hành nầy, tưởng rằng mọi việc sẽ ổn định, nhưng không dè mấy ngày gần đây anh lại có tin buồn phiền về gia đình làm anh bối rối ngồi đứng không yên.  Thấy vậy tôi cấp một giấy phép đặc biệt cho anh, đích thân đưa anh ra phi trường, gởi máy bay quân sự để anh về Sàigòn thu xếp chuyện nhà, mọi phần hành của anh ở đơn vị tôi sẽ trực tiếp thay anh giải quyết.  Biết rằng trong tình trạng cấm trại, cho một quân nhân đi phép là sai luật, tôi cũng hết sức suy nghĩ cân nhắc khi quyết định.  Nhưng không còn cách nào khác hơn.

Một tuần sau được tin anh trở lên bằng đường bộ, tôi liền lái xe xuống Qui Nhơn đón anh.  Đến cổng vô thị xã thì gặp quân cảnh xét hỏi giấy tờ, tôi bèn nhờ Đại úy P.  là chỗ quen biết mở cổng cho qua, đưa Dược sĩ Tuấn về thẳng nhà trọ xong là tôi quay lại Bộ Tư lịnh trình diện Thiếu tá Tham mưu trưởng theo đúng nghi thức, nhưng với tư cách Y sĩ trưởng Sư đoàn tôi xin phép sang phòng kế bên gặp ông Sư đoàn trưởng để trình bày về việc đi phép của Dược sĩ Tuấn.  Gặp ông sau vài câu xã giao là tôi vô đề ngay:

Tôi hoàn toàn nhận trách nhiệm khi cho quân nhân đi phép mà không có ý kiến của cấp trên, biết rằng việc tiếp liệu thuốc men cho những Trung đoàn đang chiến đấu là tối quan trọng, nhưng ông Dược sĩ nầy từ trước tới nay đã làm việc rất tốt, chưa có bao giờ sai trái hay bê trễ chuyện của đơn vị, nhưng hiện giờ gia đình ông có chuyện buồn phiền khiến ông bối rối.  Nếu không giúp giải quyết khó khăn đó biết đâu sẽ xảy ra hậu quả còn tệ hại hơn vì mải lo ra nên ông không còn đầu óc để chú tâm vào việc làm.  Suy nghĩ như vậy nên tôi quyết định cho ông thong thả giải quyết chuyện cá nhân, còn tôi giúp ông lo việc thuốc men của đơn vị, khi xong việc nhà trở lại đây, tôi tin rằng ông sẽ tận tình hơn, làm việc tốt hơn, có lợi cho Sư Đoàn hơn. ”
Ông Trung tá Tư lịnh là người từng trải, nhiều kinh nghiệm trong chỉ huy, ông lắng nghe tôi trình bày và hiểu thiện ý của tôi đối với thuộc cấp, nên sau đó mọi chuyện đều được giải quyết êm thắm. Nghĩ lại thấy mình thật liều lĩnh!

Nguồn: http://vnchtoday.blogspot.com/2020/10/oi-y-si-trong-cuoc-chien-tuong-tan-5.html
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:30 SA
TRAO ĐỔI TÙ BINH: Khi tôi còn là nữ sinh, tôi không biết Cộng Sản là gì! Dịp Tết Mậu Thân, Mẹ tôi mất 2 người anh, vì bị CS xử tử bằng cách chôn sống. Năm đó tôi đậu Tú Tà
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:13 SA
Tỷ lệ dân chúng sống trong vùng chính phủ kiểm soát giảm xuống còn 59,8 phần trăm. Những thành công về mặt an ninh trong năm 1967 đã tiêu tan” ( Tài liệu của Bunker do Stephen Young phổ biến ).
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:31 CH
Nhỏ Quyên nói thỉnh thoảng người ấy đến quán cà phê nhà nhỏ, lần nào đến cũng ngồi ở chiếc bàn nơi góc quán và nhìn ra đường
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Sống ở đời ta có rất nhiều bạn. Trừ trường hợp những người “không giống ai”, họ cả đời chẳng có đến một người bạn theo đúng nghĩa.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Sáu tháng đã trôi qua kể từ ngày những dòng nhắn tin tìm Phú được đăng trên trang Web luocsu.tk. Lời nhắn tin như rơi vào hư vô
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già miền Na
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Namkhi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Ngày 7 Tháng Bảy 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc tuyên dương công trạng và đặc cách thăng cấp tất cả chiến sĩ tử thủ An Lộc sau gần ba tháng ác chiến với bốn sư đoàn Cộng quâ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:32 CH
Trời bây giờ có những cơn mưa, xuyên qua cửa kíếng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mưa lăn tròn trên lá của chậu rau tần, tôi chợt nhớ