Làm sao đòi lại Tuổi Thanh xuân? - Nguyễn Nhơn

Thứ Tư, 05 Tháng Mười Hai 20189:40 CH(Xem: 7363)
Làm sao đòi lại Tuổi Thanh xuân? - Nguyễn Nhơn

svsq-VBDaLAt
Làm sao đòi lại Tuổi Thanh xuân?

 Họ tất cả những người từng là học sinh và không học sinh trong độ tuổi 18, từ đệ tứ (lớp 9), đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11), đệ nhất (lớp 12). Tất cả đều chuẩn bị sẵn sàng để lên đường nhập ngũ bất cứ lúc nào, nếu rớt tú tài 1 thì vào Hạ Sỹ Quan Đồng Đế, đậu tú tài 1 thì vào Sỹ Quan Thủ Đức, có tú tài 2 thì vào Võ Bị Đà Lạt hay chọn trường Hải Quân và Không Quân, Chiến Tranh Chính Trị v.v...

Kẻ trước người sau hành trang lên đường theo lệnh Động Viên và theo tiếng gọi của non sông.

... Chiến tranh đã qua đi nhưng tất cả đều nuối tiếc cái tuổi thanh xuân đầy nhiệt huyết và hứa hẹn, phải bỏ lại sau lưng người thân để lên đường nhập ngũ, bỏ lại người yêu với những lần hẹn hò tâm sự vơi đầy, nơi ghế đá công viên, bỏ lại phố xá với ánh đèn màu quyến rũ để gò bó trong bộ quân phục tay ôm em 16 (M16) lăn lộn khắp chiến trường trên 4 vùng chiến thuật.

Có tiếc nuối cũng không thể trở lại thời trai trẻ cái tuổi bẻ sừng trâu cũng gãy, cái tuổi chỉ biết nhìn đời bằng cặp mắt đầy hy vọng và mơ ước để rồi vỡ mộng khi những viên đạn AK, những miểng đạn pháo ghim vào cơ thể trở thành tàn phế.

Trả lại tôi tuổi trẻ cái tuổi sung sức đầy nhiệt huyết nay còn đâu, dòng máu nóng còn đang chảy trong tim đã phải ngã ngựa gãy súng vì thời cuộc thay đổi, phải cắn răng chịu đựng những tủi nhục khi bị bên cho là thắng cuộc phân biệt đối xử như kẻ thù, bạc đãi, mỉa mai mà phải cắn răng chịu đựng.

                        ( Cánh Dù lộng gió - Trả lại tôi thời trai trẻ )

Nơi xứ Mỹ lưu ly, trời vào Đông thấm lạnh, đọc lời tiếc nuối tuổi thanh xuân của anh lính dù năm xưa, nay chắc cũng đã leo lên " thất thập cổ lai hy ", cảm thấy trời thêm giá lạnh.

Chẳng đặng đừng lảm nhảm chút triết lý nhân sinh:

" Sách Thuyền Uyển Tập Anh chép rằng một hôm Vô Ngôn Thông bảo Ngưỡng Sơn: “Chú khiêng cái ghế kia qua đây cho tôi một chút”. Khi Ngưỡng Sơn khiêng ghế tới, ông nói: “Chú khiêng giúp trở lạichỗ cũ”. Ngưỡng Sơn khiêng lại chỗ cũ. Ông hỏi Ngưỡng Sơn: “Bên này có gì không?” Sơn nói: “Không có gì”. Ông lại hỏi: “Còn bên kia có gì không?” Sơn nói: “Không có gì”. Ông gọi: “Chú ơi”. Sơn đáp: “Dạ”. Ông bèn nói: “Thôi, chú đi đi”. "

Vậy đó, đời người tất bật mưu cầu, mang thân xác nhọc nhằn chạy Đông, chạy Tây, rốt cuộc khi nhắm mắt xuôi tay vẫn là trắng tay.

Cho nên Lục tổ Huệ Năng mới nói: " Bổn lai vô nhất vật " tìm cầu cái giống gì?

Nhưng mà hởi ơi! Nói đó là trong vòng học đạo. Còn như thân sống nơi đời sống trần ai thì làm sao theo kịp!

Cho nên ông lính dù có lý khi than thở, đòi trả lại tuổi thanh xuân.

Nhưng mà sách có chữ: " Không ai tắm được hai lần trên một dòng sông. "

Thời gian lại cũng như vậy: Chớp mắt là trôi đi mất tiêu, không bao giờ trở lại.

Cho nên làm sao ông lính dù đòi lại được thời trai trẻ đã qua?

Mà giả như có đòi lại được thì biết đòi ai bây giờ?

Đòi Quốc gia VNCH chăng? Thực thể VNCH thì đã tiêu vong! Còn chăng chỉ là Tinh thần và ngọn cờ Vàng Quốc gia đều là biểu tượng một thời xưa xa vắng.

Chúng ta, Quân Chính Miền Nam thua trận bị tù đày, sống đời phó thường dân Nam Bộ cũng là phải lẽ.

Chỉ thương là thương đồng bào Miền Nam. Khi không, đang sống tự do - no âm, bỗng nhiên " bị " giải phóng:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý

Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

Đó là ách nạn của cả Đất nước và Dân tộc do hồ tinh bác cụ và bọn âm binh cỏ đuôi chó Bắc Kỳ gây ra.

Bây giờ, tuổi thanh xuân của chúng ta, vì hoạn họa cọng sản mà tiêu trầm và không bao giờ tìm lại được.

Hiện tại, việc có thể làm được là: Hết lòng hô hào, cổ võ, vận động một cuộc Cách Mạng Toàn dân đánh đổ tận gốc rễ chế độ toàn trị phi nhân, vong bản việt cọng, giành lại chủ quyền cho toàn dân, quyền sống - quyền làm người cho con cháu, thế hệ mai sau.

Chúc cánh dù lộng gió vẫn mãi căng gió cho tới ngày chế độ buôn dân, bán nước giặc hồ hung ác sụp đổ tan tành.

 

                                                      Nguyễn Nhơn

                                                 Vào Đông trên đất Mỹ

                                                        5/12/2018

Ý kiến bạn đọc
Thứ Hai, 10 Tháng Mười Hai 20182:22 CH
Khách
" Toi la linh,xa nha di tran son khe.Ba mua xuan,may mu che neo duong ve.Dem rung nui,lanh buot...sung cam canh nhip tung hoi...Toi chi nghi,que me khong chi rieng toi.Khong cua anh,khong cua ai ma cua moi nguoi..."
Ca nhan toi,khong he co chu an han,chi co buon phien oan than vi nhiem vu khong thanh,de lai dau thuong,uat han cho nhiem vu Bao quoc bat kha thi.Hom nay,moi lan nghe ai do nhac den " nuoc sap,hoac da mat ",long van khong tin va uat han van dang tran.Toc da bac,chuyen doi doi luc da lang dang nho,quen.Nhung hon thi khong sao quen duoc.Con dau "mang rau muong vao nam diet thu? con dau"To quoc- danh du-trach nhiem.Bay gio,My khong ra My,Viet khong ra Viet, than troi noi vong quoc.Ve co quoc:Ke xa la.noi dung than:American -vietnamese.'...Mua mua toi,trong nghia trang nay co loai chim thoi..."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:30 SA
TRAO ĐỔI TÙ BINH: Khi tôi còn là nữ sinh, tôi không biết Cộng Sản là gì! Dịp Tết Mậu Thân, Mẹ tôi mất 2 người anh, vì bị CS xử tử bằng cách chôn sống. Năm đó tôi đậu Tú Tà
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:13 SA
Tỷ lệ dân chúng sống trong vùng chính phủ kiểm soát giảm xuống còn 59,8 phần trăm. Những thành công về mặt an ninh trong năm 1967 đã tiêu tan” ( Tài liệu của Bunker do Stephen Young phổ biến ).
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:31 CH
Nhỏ Quyên nói thỉnh thoảng người ấy đến quán cà phê nhà nhỏ, lần nào đến cũng ngồi ở chiếc bàn nơi góc quán và nhìn ra đường
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Sống ở đời ta có rất nhiều bạn. Trừ trường hợp những người “không giống ai”, họ cả đời chẳng có đến một người bạn theo đúng nghĩa.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Sáu tháng đã trôi qua kể từ ngày những dòng nhắn tin tìm Phú được đăng trên trang Web luocsu.tk. Lời nhắn tin như rơi vào hư vô
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già miền Na
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Namkhi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Ngày 7 Tháng Bảy 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc tuyên dương công trạng và đặc cách thăng cấp tất cả chiến sĩ tử thủ An Lộc sau gần ba tháng ác chiến với bốn sư đoàn Cộng quâ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:32 CH
Trời bây giờ có những cơn mưa, xuyên qua cửa kíếng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mưa lăn tròn trên lá của chậu rau tần, tôi chợt nhớ