Đoạn kết bi thảm của vị cựu Bộ trưởng Giáo dục VNCH

Thứ Năm, 29 Tháng Mười Một 20184:00 SA(Xem: 11214)
Đoạn kết bi thảm của vị cựu Bộ trưởng Giáo dục VNCH
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét và cận cảnh
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứngTrong hình ảnh có thể có: văn bản

Đó là Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN – Tổng trưởng Văn Hóa – Giáo dục – Thanh niên của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa .

Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN, sinh năm 1925 tại Ô Môn , Tỉnh Cần Thơ .. là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học tốt nghiệp cử nhân kinh Tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng Thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị Tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.

Sau khi về nước ông được bổ nhiệm làm tổng ủy trưởng tổng ủy nông nghiệp, tổng trưởng kinh tế và cố vấn kinh tế của tổng thống Nguyễn văn Thiệu, bên cạnh đó, ông còn dạy tại các trường đại học kinh tế và trường quốc gia hành chính. Đầu năm 1970, ông được mời về làm viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Trong thời gian đảm nhận vị trí Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ , Giáo sư đã nỗ lực phát triển mọi lãnh vực ,đặc biệt với 2 Ngành Sư Phạm và Nông Nghiệp. Giáo Sư cũng là người tiên phong trong việc thiết lập hệ thống đào tạo tín chỉ theo mô hình Đại học Hoa Kỳ . Năm 1972, ông cũng đích thân mời nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường giảng dạy.

Những ngày sau cùng của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa , ông đảm nhiệm vị trí Tổng Trưởng ( tức Bộ trưởng ) Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên trong nội các của Tướng Dương Văn Minh .

Biến cố 30 /4/1975 xảy ra … dù có nhiều điều kiện để di tản , nhưng Giáo Sư vẫn ở lại Việt Nam , sau khi đưa vợ con di tản … Và sự ở lại của ông có thể là một kết cục bi thảm cho chính cuộc đời của một vị trí thức .

Sau 1975, trong khi Tướng Minh vẫn sinh sống tại Dinh Hoa Lan, sau đó sang định cư tại Pháp … , như thân phận của các Quân dân cán chính khác , Giáo sư Xuân phải trải qua một thời gian cải tạo ở Thủ Đức,rồi bị đưa đi học tập cải tạo ở trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Nam )lúc đó.Năm 1983 , GS Võ Tòng Xuân , khi ấy là Đại biểu Quốc hội , có tìm đến trại Ba Sao thăm vị Giáo sư cũ một lần …

3 năm sau, năm 1986 …. Do bệnh tật , Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân qua đời tại Trại giam, thọ 61 tuổi . Thi hài được chôn ở quả đồi, khu vực Trại Cải tạo Ba Sao – Hà Nam . Chấm dứt 11 năm ròng rã chôn mình trong Trại Cải tạo !

… Gần 30 năm sau … ngày 5.4. 2015, phần tiểu chứa tro cốt của Giáo sư (GS) Nguyễn Duy Xuân được người con gái, bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga, đưa từ nghĩa địa trại cải tạo Ba Sao (Hà Nam ) bằng đường tàu lửa vào Saigon. Thể theo di nguyện được ở lại quê hương , tro cốt của Vị Bộ trưởng Giáo dục không sang Pháp cùng con gái và gia đình , mà được gửi ở Chùa Thiên Hưng ở đường Vạn Kiếp, Quận Bình Thạnh (TP.HCM).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20175:30 SA
TRAO ĐỔI TÙ BINH: Khi tôi còn là nữ sinh, tôi không biết Cộng Sản là gì! Dịp Tết Mậu Thân, Mẹ tôi mất 2 người anh, vì bị CS xử tử bằng cách chôn sống. Năm đó tôi đậu Tú Tà
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20174:13 SA
Tỷ lệ dân chúng sống trong vùng chính phủ kiểm soát giảm xuống còn 59,8 phần trăm. Những thành công về mặt an ninh trong năm 1967 đã tiêu tan” ( Tài liệu của Bunker do Stephen Young phổ biến ).
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201711:31 CH
Nhỏ Quyên nói thỉnh thoảng người ấy đến quán cà phê nhà nhỏ, lần nào đến cũng ngồi ở chiếc bàn nơi góc quán và nhìn ra đường
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Sống ở đời ta có rất nhiều bạn. Trừ trường hợp những người “không giống ai”, họ cả đời chẳng có đến một người bạn theo đúng nghĩa.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Sáu tháng đã trôi qua kể từ ngày những dòng nhắn tin tìm Phú được đăng trên trang Web luocsu.tk. Lời nhắn tin như rơi vào hư vô
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Cuộc chiến Việt Nam kéo dài gần ba mươi năm (1945-1975) nay xem như đã kết thúc nhưng đâu đó dường như vẫn còn những tiếng rên nghẹn ấm ức của những người lính già miền Na
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Namkhi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Ngày 7 Tháng Bảy 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc tuyên dương công trạng và đặc cách thăng cấp tất cả chiến sĩ tử thủ An Lộc sau gần ba tháng ác chiến với bốn sư đoàn Cộng quâ
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20178:32 CH
Trời bây giờ có những cơn mưa, xuyên qua cửa kíếng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mưa lăn tròn trên lá của chậu rau tần, tôi chợt nhớ