Ai bật đèn xanh cho công an TP Hồ Chí Minh tra tấn người biểu tình ôn hòa?

Thứ Bảy, 23 Tháng Sáu 20183:00 CH(Xem: 5718)
Ai bật đèn xanh cho công an TP Hồ Chí Minh tra tấn người biểu tình ôn hòa?

FB Châu Đoàn

Việc công an tp HCM bắt người vô cớ, đánh đập dã man chỗ công cộng rồi tiếp tục tra tấn những người bị bắt tại đồn khi họ không cho mật khẩu truy cập vào điện thoại là rất đáng lo ngại.

Có nhiều người bị thương nặng, trong ấy có người bị chấn thương sọ não, bị đa chấn thương nội tạng. Nó thể hiện rằng chính quyền sẵn sàng hành động vô pháp, đạp lên quyền tự do cá nhân của người dân, coi rẻ sinh mạng của người dân.

Tôi tự hỏi tất cả những sự đàn áp này là do chính quyền tp HCM hay do chỉ đạo từ trung ương. Bất luận là từ đâu thì đây cũng là một sự việc rất đáng buồn, rất đáng lo ngại và công luận nên quan tâm. Quan tâm bởi điều này liên quan tới chất lượng sống của cộng đồng, ai cũng có thể là nạn nhân của sự bắt bớ và đánh đập tuỳ tiện.

Tuỳ tiện đến mức, chỉ cần thấy một người đưa điện thoại lên để ghi hình, là bọn bịt mặt có thể xông vào đánh đập và bắt bớ. Lưu ý là ngày 17/6/2018 vừa qua không có biểu tình, những nhân chứng bị bắt và đánh đập đều đi công việc khác. Có thể họ bị nghi là có ý định biểu tình nhưng kể cả có biểu tình thì công an tp HCM cũng không có quyền làm như vậy.

Đừng nói là không phải công an đánh đập bởi những kẻ ra tay mặc thường phục, đeo khẩu trang. Không phải là công an nhưng những hành động này diễn ra trước mắt công an, nạn nhân bị quẳng lên xe để đưa về đồn thì bản chất vẫn là hành động của chính quyền.

Sự việc này khiến tôi liên tưởng tới phong trào cải cách ruộng đất vào đầu những năm 60 thể kỉ trước khi người nông dân có quyền bắt bớ, đấu tố rồi kết án tử hình với tầng lớp địa chủ. Điểm chung ở đây là quyền lực rơi vào tay kẻ ít học, được sai bảo là làm mà không hề suy xét đúng sai.

Kết quả là phong trào CCRĐ đã giết oan rất nhiều người và ông Hồ Chí Minh đã khóc vì sai lầm này. Một phong trào sửa sai được phát động sau đấy nhưng người chết rồi thì có sửa đến đâu cũng không thể sống lại được.

Tôi tự hỏi những vị lãnh đạo cao cấp có biết tới những sự việc đàn áp người dân một cách man rợ, đầy thú tính của chính quyền tp HCM và họ có nhìn nhận sự việc xảy ra là một sai lầm không.

Người dân chưa phải là một tội phạm, và có là một tội phạm thì cũng không được tra tấn, dùng nhục hình với họ. Việt Nam đã ký Công ước của Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment- CAT) ngày 07/11/2013. Quốc hội đã phê chuẩn công ước này ngày 28/11/2014 và Việt Nam nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng Thư ký LHQ ngày 05/02/2015.

Những sự việc vừa qua cho thấy chính quyền tp HCM đã vi phạm công ước này và đã xâm hại nghiêm trọng quyền con người. Họ đối xử với người dân như thể với một loài dã thú nguy hiểm.

Xin nhớ cho là những người bị bắt vẫn đầy đủ quyền công dân, họ không phải là tội phạm đã bị kết án. Điều này cho thấy chính quyền tp HCM đã chà đạp lên luật pháp và hành xử man rợ đến đâu.

Tôi nhắc lại là tôi không ủng hộ bạo lực với bất kỳ phía nào. Tôi chỉ ủng hộ biểu tình ôn hoà để người dân có thể thể hiện thái độ của mình với một chính sách, hay một dự luật của chính phủ đưa ra. Những kẻ cố tình lợi dụng sự hỗn độn để gây rối cần được nghiêm trị.

Chính những kẻ gây rối đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh chung của biểu tình và đã tạo cớ cho chính quyền đàn áp người dân đi biểu tình ôn hoà.

Khi cả xã hội dùng đến bạo lực, ấy là một tín hiệu cho thấy xã hội đã suy đồi thành man rợ, vô pháp vô luân, tất cả sẽ là một đống nhầy nhụa của thù hận, ngu dốt và ai cũng có thể trở thành nạn nhân.

Có một nỗi buồn không nhỏ khi nhìn thấy đã bao năm trôi qua mà xã hội này tuy có được vài con đường cao tốc, vài toà nhà cao tầng nhưng chính quyền tp HCM đã hiện nguyên hình là một chính quyền man rợ, coi rẻ mạng sống của người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Tình trạng tham nhũng tràn lan đang là vấn đề nhức nhối gây bức xúc dư luận. Hàng loạt những đại án như Vinalines (Dương Chí Dũng), Ocean Bank (Hà Văn Thắm), Ngâ
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Có nhiều hành vi đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của người Việt nhưng lại rất lạ lẫm trong mắt của du khách khi họ đến Việt Nam. Một trong những hành vi ấy chính là thói quen chen ngang.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:00 SA
106 người chết, 25 người mất tích. Thật khủng khiếp. Không thể đổ tội cho mưa bão. Lỗi là do chính con người. Nhưng không có đảng phá
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Chưa biết Google, Facebook... sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:22 CH
Chúng tôi chứng kiến cảnh mấy chục cảnh sát giao thông chạy ba bốn xe tải và hàng chục xe ba càng trong một ngày và đã hốt trọn gần 100 xe máy của những tay lái
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chưa khi nào, mà trong 2 năm trở lại đây những trận lũ lịch sử lại diễn ra nhiều và liên tục đến như thế. Chuyện con nước lũ không phải là câu chuyện
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Ngoài kia bão bùng, cây ngã nhà đổ, thân phận người chìm dưới biển nước, thế mà đêm ấy có những kẻ vẫn ngồi vắt vẻo chiêm ngắm những đường cong, đo đếm 3 vòng, ngả ngớn nâng lên đặt xuống.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Bài báo trên Dân Việt của Lê Ngọc Sơn - một nhà báo đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Đức - cho rằng, "Nếu Facebook, Google ra đi, sự thụt lùi sẽ ở lại" đã bị gỡ: http://danviet.vn/…/neu-facebook-google-ra-di-su-thut-lui-s…
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:03 SA
Tính đến cuối ngày 6 tháng 11 đã có 61 người thiệt mạng, 28 người mất tích sau khi bão Damrey – trận bão thứ 12 trong năm nay - đổ vào miền Trung Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ