Vụ Thủ Thiêm: Ai đã gởi tin nhắn ấy?

Thứ Ba, 22 Tháng Năm 20181:30 SA(Xem: 8779)
Vụ Thủ Thiêm: Ai đã gởi tin nhắn ấy?

Blog VOA

Trân Văn

Những yếu tố mờ ám liên quan đến câu chuyện qui hoạch bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) thành Khu Đô thị mới giờ lại trở thành mờ mờ, ảo ảo.

Tấm màn bất công chụp xuống đầu 15.000 gia đình cư trú ở bán đảo này suốt hai thập niên vừa qua, vừa được vén lên, nay đã thả xuống.

Sau hai thập niên nhấp nhứ, hệ thống truyền thông chính thức nhập cuộc, lao vào đâm chỗ này, ngoáy chỗ kia trong hai tuần rồi đồng loạt rút lui có trật tự.

Scandal qui hoạch Thủ Thiêm xẹp xuống không phải vì đã được giải quyết thấu đáo, có lý, có tình mà vì một tin nhắn.

Tin nhắn đến vào cuối tuần vừa qua, nội dung được một số facebooker trích dẫn giống nhau: “Từ phản ánh dư luận, báo chí về Dự án Khu Đô thị Thủ Thiêm, TPHCM, các cơ quan chức năng đang xem xét, xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin về vấn đề này. Cám ơn các anh chị”.

Uất ức, bất bình nhưng không facebooker nào đang lận lưng chứng chỉ hành nghề báo chí đủ dũng khí tiết lộ, tin ấy do ai nhắn…

***

Nhân dịp hệ thống truyền thông đồng loạt lùi lại, Hoang Hung – một facebook từng làm báo, đăng lại bài thơ “Con chó” của Tường Vân: Bảo ra đường. Ra đường. Bảo nằm gầm giường. Nằm gầm giường. Bảo sủa. Sủa. Bảo im. Im. Cứ thế triền miên. Một đời con chó! Hoàng Hưng nói thêm, vì đăng bài thơ đó mà cuối thập niên 1980, tập san Van Học Và Dư Luận do ông cùng Nhật Tuấn thực hiện bị đình bản. Chuyện vừa xảy ra với scandal Thủ Thiêm khiến Hoàng Hưng thêm một lần đấm ngực ăn năn: Tôi đã từng làm chó. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi.

Qua trang facebook của Hoang Hung, Tuệ Nguyên cười khan, nhận định: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật giăng mắc khắp nơi, từ năm này qua năm khác thật ra là: “Sống và làm việc theo chỉ thị thôi!”.

Ngọc Vinh – một facebooker đang còn làm báo thì tự sự – sáng nay, thấy facebook của một đàn anh đăng tấm ảnh chụp lại trang nhất của tờ Tuổi Trẻ, kèm nhận xét đầy mỉa mai: “Sự im lặng của bầy cừu” làm Ngọc Vinh thấy buồn. Đàn anh từng làm báo nhiều năm, biết hết “những ngóc ngách của nghề báo ở xứ này” mà còn nói vậy thì trách chi những người không làm báo, không hiểu nghề báo miệt thị báo giới nước nhà! Vinh nhắc cả đến trang facebook của Hoang Hung và bài thơ con chó rồi tự vấn: Từ bao giờ báo chí Viêt Nam được ví với chó và cừu? Theo Vinh chắc là từ khá lâu, trước khi Tổng Biên tập một tờ báo công khai tự ví mình như chó. Vinh nêu thắc mắc với các động nghiệp rằng họ có thấy, nhục nhã, xấu hổ không (?) rồi tự trả lời luôn là… rất có!

Vinh bảo chính giới lãnh đạo Đảng CSVN đã nhấn báo chí xuống bùn, đã hạ nhục “công cụ cách mạng” của họ trước nhân dân bằng những lệnh cấm đăng, cấm nói, vô lối và phi lý. Thủ Thiêm là sai phạm của hệ thống chính quyền địa phương, có nhiều yếu tố cho thấy một số viên chức lãnh đạo chính quyền TP.HCM đã câu kết với các đại gia địa ốc để “bỏ túi” tài sản của nhân dân. Thay vì khuyến khích báo chí hành động, điều động các cơ quan chống tham nhũng điều tra thì những người cai quản báo chí lại ra lệnh cho báo chí im lặng…

Vinh gọi đó là kiểu lãnh đạo thiếu viễn kiến, không hề biết tới giá trị thật sự của nền báo chí tự do, lành mạnh, lấy sự thật làm tiêu chuẩn và thước đo đạo đức. Khi báo chí trở thành thành cừu và chó thì nền dân chủ mà dân chúng mong muốn vẫn còn xa tít tắp. Một quốc gia chỉ có lò và củi, chỉ có cừu và chó sẽ là một quốc gia bi đát không có tương lai.

Nhiều người sử dụng mạng xã hội đã dẫn lại bài “Từ sự kiện Thủ Thiêm- Những bộ mặt nhà báo” của Lan Nguyên, đăng trên Trí Việt News – một tờ báo điện tử mới ra đời cách nay chừng một tháng. Lan Nguyên bình luận: Cánh nhà báo đang tự thú, tự hối, xỉa xói nhau và bị đám đông xỉa xói. Những nét chấm phá này – kể cả một số đông nhà báo chọn thái độ không bao giờ viết gì về nghề nghiệp trên Facebook – vô tình tạo nên bức tranh tổng thể về nghề báo, với nhiều bộ mặt. Có bộ mặt sầu thảm, đau đáu nỗi niềm làm nghề nhưng bị bó tay, bịt miệng. Có bộ mặt cau có giận dữ, chửi bới vung vít. Có bộ mặt của những người gió chiều nào cũng sống tốt, sáng xách cặp đi, tối xách cặp về, đều đặn lãnh lương. Không thiếu những bộ mặt câng câng thỏa mãn vì mới mua được miếng đất này, cổ phần kia với giá ‘thân hữu’. Lại có những bộ mặt đóng vai ‘nhà báo dũng cảm’, với những hợp đồng truyền thông béo bở, sẵn sàng dùng ngôn từ hạ cấp nhất để đấu tố đồng nghiệp bên đối phương!

‘Bức tranh’ những người ngoài nghề ‘vẽ’ dân làm báo trong mấy ngày qua, ôi thôi, rất, rất nhiều chê trách, sỉ nhục, không kể xiết. Nào là hèn, bút nô, ‘ho sủa mới được sủa’… Không phải tới tận bây giờ người ta mới nhận ra báo chí Việt Nam chỉ là công cụ của Đảng và chính quyền. Tuy nhiên vụ Thủ Thiêm là một minh họa trực quan, dễ hiểu và hài hước nhất. Ai đời một sự kiện xảy ra ở sát trung tâm thành phố, liên quan đời sống cả mười mấy ngàn dân, nhiều người mất đất, mất nhà oan khuất, hàng tấn đơn từ, vạn lời kêu khóc… mà chìm vào im lặng suốt mười năm? Tiến sĩ Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ) nói với tờ Zing: “Những người dân Thủ Thiêm đã bị (chính quyền – người viết) phớt lờ và thường bị đối xử như thể họ không hề tồn tại;.

Ở đây có lẽ phải bổ sung rằng người dân Thủ Thiêm chẳng những không hề tồn tại dưới mắt nhà cầm quyền mà còn trở nên “vô hình” trước gần 1.000 tờ báo, tạp chí và hơn 17.000 nhà báo (thỉnh thoảng họ cũng có xuất hiện, lướt qua, trong vài bài báo hiếm hoi). Thế rồi đùng một cái, báo chí đồng loạt kêu khóc vang trời cho dân Thủ Thiêm, bài vở tới tấp không kịp đọc.
Lan Nguyên kết luận: Đã là công cụ thì sẽ bị sử dụng. Chẳng qua việc sử dụng tùy thời, tùy nơi, tùy cách, có lúc khéo léo, kín đáo, có lúc lộ liễu, công khai. Đã là nhà báo, chắc chắn ai cũng biết ‘chức năng’ công cụ của mình. Người thì tặc lưỡi sống, người thì đành nương theo đó để làm được gì giúp ích được cho xã hội, cho người yếu thế thì làm, người thì lợi dụng nó để kiếm chác. Chỉ có bạn đọc có thể không nhận ra (trước đây) thôi.

Dưới mắt Lan Nguyên, tin nhắn của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN là: Khẳng định nối dài cho cái ý rằng, gần 1.000 tờ báo – tạp chí chỉ có một tổng biên tập và hơn 17.000 nhà báo chỉ có một bộ mặt – BỘ MẶT CỦA TUYÊN GIÁO. Phàm đã mang bộ mặt này thì người sang cũng như kẻ hèn, người chính trực lẫn kẻ gian manh, nhà báo tử tế hoặc những tay ‘điếm bút’, cũng cùng xếp vào một rọ như nhau cả thôi! Sự kiện Thủ Thiêm cho thấy rõ điều này hơn bao giờ hết. Nó bộc lộ rõ ‘thế đứng’ của báo chí trong tình thế hiện thời – một ‘thế đứng’ có thể bị xô ngã bất cứ lúc nào, một thế đứng kỳ dị tạo nên một diện mạo xấu xí khó có thể nhận được đồng cảm xã hội. Sự thật này, có muốn tránh, có thể tránh được sao!

Kim Dung/Kỳ Duyên – một blogger và cũng là một nhà báo – xem bài viết của Lan Nguyên là “thân phận của nhà báo nước Việt”.

***

Tin nhắn yêu cầu báo giới ngưng đề cập đến scandal Thủ Thiêm vô tình rơi đúng vào dịp tròn mười năm hai phóng viên, một của Tuổi Trẻ, một của Thanh Niên bị khởi tố vì đã thu thập thông tin, ý kiến về vụ tham nhũng ở PMU 18 – sự kiện mà giới thạo tin cho rằng đã đốt sạch nhiệt tâm vốn đã chẳng nhiều nhặn gì nơi báo giới Việt Nam.

Khi ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, bao nhiêu trong số 17.000 người đang lận lưng chứng chỉ hành nghề báo chí tại Việt Nam đã học: “Chở bao nghiêu Đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Đồ Chiểu, bao nhiêu người còn nhớ và bao nhiêu người dùng “Thời thế, thế thời, thời phải thế” làm kinh nhật tụng?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hậu thuẫn ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư khi đã quá tuổi trước thềm đại hội 12, với chiến công đó ảnh hưởng của Tư Sang với Nguyễn Phú Trọng rất lớn.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:59 SA
Trong chuyến ghé thăm Việt Nam để tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Jack Ma có một số hoạt động bên lề quan trọng tại Hà Nộ
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Điều 23, Hiến pháp VN năm 2013 ghi nhận: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước".
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngày 6/11 tới đây, Tổng bí thư đảng cộng sản, chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ đến Đà Nẵng để dự hội nghị APEC 2017.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tôi có đọc một bài báo theo đường link mà người đọc cho tôi biết, đó một bài báo trên BBC Việt ngữ, với lời tựa “Lập Viện Đạo đức học 'như dán cao chữa ung thư'
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Thật trớ trêu cho số phận người Việt khi mỗi ngày lại thêm những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Mỗi ngày, cảm giác bất lực lại nhiều hơn trước một lũ người
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Quyết tâm siết chặt Internet, nhà nước Việt Nam ra lệnh chặn Facebook và cấm không cho nói chuyện Trường Sa trên mạng, dù là đang chơi game
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Nhắc tới thủ tục hành chính ở Việt Nam thì ai cũng ghét và phát mệt hết. Chưa có nước nào mà người dân lại bị hành hạ