Dân ghét cán bộ – Bi kịch từ đâu?

Thứ Năm, 12 Tháng Tư 20183:27 SA(Xem: 8386)
Dân ghét cán bộ – Bi kịch từ đâu?

Hoàng Dân

Nhà báo Lê Thanh Phong viết trên trang cá nhân của mình rằng, bi kịch lớn nhất của quan chức thời nay là không được dân yêu. Không làm thì bị chửi vô tích sự, làm thì bảo mị dân hoặc làm để kiếm ăn. Không có bằng cấp thì bảo ngu dốt, có bằng cấp thì bảo lãnh đạo không cần giáo sư tiến sĩ.

Tôi nghĩ nhận định trên rất đúng. Nếu phân tích ra thì rất nhiều vấn đề để bàn, nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu ra một vài khía cạnh để lý giải từ đâu và tại sao quan chức thời nay lại không được dân tin yêu và hay bị chửi, bị ghét.

Trước năm 1975, ở Miền Bắc và cả nước thời bao cấp dù cuộc cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, gian khổ nhưng người dân vẫn tin vào Đảng, tin vào cán bộ. Bởi lẽ, cán bộ (quan chức) thời đó sống giản dị, trong sạch, ít tham nhũng và đặc biệt là gần gủi, gắn bó với dân.. Công bằng mà nói, thời đó ngay đến cả Chủ tịch, Bí thư tỉnh thậm chí kể cả lãnh đạo cấp trung ương khi đương chức hay về hưu tài sản cũng chỉ là căn nhà tập thể mấy chục mét vuông ở thành phố hay căn nhà cấp 4 ở quê nhà và cái sổ lương.

Nhưng kể từ khi đổi mới tới nay thì hoàn toàn ngược lại. Cán bộ trở nên giàu có, thậm chí là siêu giàu. Cuộc sống của họ tách biệt thậm chí là đối lập với dân và mâu thuẩn bắt đầu nảy sinh. Nạn tham nhũng, lạm quyền, hách dịch, mị dân, độc đoán, nói một đằng làm một nẽo, thất hứa, đạo đức lối sống suy đồi, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải…tràn lan. Nếu trước đây, cán bộ tham nhũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì ngày nay người thanh liêm, trong sạch khó tìm. Cho nên người dân không còn tin, không yêu cũng là lẽ đương nhiên.

Dân mình xưa nay quen với hình tượng cán bộ kiểu như anh chủ nhiệm “áo nâu bạc màu bay với gió”. Nay thấy giàu có, ở nhà lầu đi xe hơi thì sinh ra nghi ngờ, đố kỵ. Rằng tiền đâu, trong khi lương không đủ sống ?

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói, nếu chỉ trông vào lương, người nghèo đừng nghĩ đến nhà thu nhập thấp, vì “lương cỡ Bộ trưởng cũng phải 40 năm mới đủ tiền mua”. Vậy tiền đâu mà nhiều quan chức xây biệt phủ, mua xe đẹp, con cái du học ? Chỉ có thể là tham nhũng mà thôi. Thậm chí đến chủ tịch xã cũng xây được biệt thự thì nói gì cấp cao hơn. Cho nên, việc Tổng Thanh tra Chính phủ, Bí  thư, Chủ tịch tỉnh, huyện, giám đốc sở, ban ngành… xây biệt phủ cũng không lấy gì làm ngạc nhiên.

Cuộc sống đã thay đổi, kinh tế phát triển, nhu cầu xã hội cũng khác xưa. Lương cán bộ công nhân viên chức lại quá thấp, mỗi lần tăng lương không đủ bù trượt giá. Đói thì đầu gối phải bò, từ đó sinh ra tham nhũng.

Và sở dĩ nạn tham nhũng trở thành quốc nạn cũng do cơ chế thiếu minh bạch, pháp luật có nhiều kẻ hở và xét xử sai phạm không nghiêm.

Đã có quá nhiều vụ việc không minh bạch, không xử lý nghiêm đúng người đúng tội, nói thẳng ra là bao che hoặc xử án theo kiểu “giơ cao đánh khẻ” khiến cho người dân bất bình, mất hết niềm tin vào chế độ. Chẳng hạn như: Những vụ thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế, những sai phạm trong việc thu hồi đất biến nông dân thành dân oan, những cái chết oan trong đồn công an không được làm rỏ, những cán bộ dùng nhục hình bức cung gây ra án oan thế kỷ không bị trừng trị, những vụ lợi dụng cổ phần hoá để chia chác tài sản của nhà nước…có vụ nào xử tới nơi tới chốn đâu.

Chuyện cán bộ “bán không trừ thứ gì” và “ăn không trừ thứ gì” không còn là chuyện hiếm mà trở nên phổ biến, đâu đâu cũng có, mọi cấp mọi ngành: Cấp xã, ăn chặn từ gói mì tôm cứu trợ cho đến bò dê ủng hộ người nghèo, bớt xén phần khẩu phần ăn học sinh, rút ruột dự án nông thôn mới, lạm thu quỹ. Từ cấp huyện trở lên thì ăn dự án, bán đất, bán rừng, bán tài nguyên, bảo kê này nọ.…

Tham nhũng quyền lực, chuyện cả nhà, cả họ làm quan ở khắp nơi, cha bổ nhiệm con, chồng bổ nhiệm vợ, anh bổ nhiệm em…

Rồi nạn chạy chức chạy quyền, bằng cấp giả, bài bạc, đánh nhau, ăn mãi lộ, nhận phong bì, chạy án, nhục hình bức cung, quan hệ bất chính, hối lộ tình dục…

Xin lỗi chứ, Cán bộ xây biệt thự, đi ô tô mà nói rằng, tôi liêm khiết, tiền tôi xây nhà là do tôi buôn chổi, nuôi lợn, chạy xe ôm thì ai mà tin cho được. Tướng Công an, đứng đầu cơ quan chống tội phạm của đất nước mà tiếp tay, bảo  kê cho tội phạm thì còn gì để nói ? Bí thư một tỉnh mà bổ nhiệm mấy chục người trong gia đình, họ hàng giữ các chức vụ chủ chốt thì sao dân không bất bình cho được ?

Quan chức đã tham nhũng, hoặc dính dáng tới tham nhũng thì nói dân không bao giờ nghe. Nhưng họ cũng không thể sống trong cơ chế thị trường với đồng lương tháng èo ọt mãi được. Không có sự thay đổi cơ chế, không cải cách tiền lương, luật pháp không nghiêm, thiếu dân chủ thì không thay đổi được gì cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:24 SA
Gần hai năm trôi qua, kể từ ngày biển Bắc miền Trung nhiễm độc do Formosa Hà Tĩnh xả thải, đến nay, đời sống của người dân Kỳ Anh vẫn chưa có gì phục hồi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Vấn nạn tham nhũng – thứ “giặc nội xâm” không chỉ tàn phá đất nước mà còn là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của chế độ.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20177:00 CH
. Không ai thích trả tiền mua sự miễn cưỡng. Chỉ số hài lòng của khách hàng luôn là thông tin quan trọng nhất quyết định tương lai một doanh nghiệp.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Báo Việt Nam vừa nhắc lời của TBT Đảng Cộng sản cảnh báo về nguy cơ "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị" trong chuyến về Hải Phòng gần đây.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:37 SA
“Nếu em cho rằng mình vô tội thì một mực kêu oan từ đầu đến cuối; nếu em nhận tội thì xem như công việc đấu tranh của em vô nghĩa; đây là lời khuyên của anh
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Một bộ trưởng tại Việt Nam gợi ý nước này về lâu dài cần có các mạng xã hội riêng của mình, 'tương đương với Facebook', theo trang Một Thế Giới hôm 18/04.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Sau đúng 20 năm mở cửa cho Internet, cánh cửa tự do thông tin mạng vẫn đóng chặt ở Việt Nam, theo báo cáo của Freedom House.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Ngày 30 tháng 10, năm 2017, Tổ chức Văn bút quốc tế có trụ sở tại Thụy sĩ gửi một bức thư đến Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc