Vụ Vạn Thịnh Phát: Ban chỉ đạo Trung ương “đánh trận giả”

Thứ Ba, 02 Tháng Tư 20248:00 SA(Xem: 607)
Vụ Vạn Thịnh Phát: Ban chỉ đạo Trung ương “đánh trận giả”

rfa.org

Vụ Vạn Thịnh Phát: Ban chỉ đạo Trung ương “đánh trận giả”

Bình luận của blogger Trần Hiếu Chân từ TPHCM

Nếu Đảng và Nhà nước Việt Nam muốn đánh trận thật, loại trừ nạn lũng đoạn và nhũng lạm ra khỏi hệ thống ngân hàng thì phải “đào tận gốc, trốc tận rễ” Vạn Thịnh Phát, chứ không chỉ “diễn trò”, cho truyền thông quốc doanh trưng phần nổi của tảng băng chìm là đủ.

_________________

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo, BCĐ) đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. TBT Trọng ca ngợi công tác phòng chống tham nhũng đang ngày càng tốt lên, nhưng yêu cầu các cơ quan phải “hợp đồng tác chiến” và chớ “làm ví dụ, làm để cho có”. Cả trang tin trên nhandan.vn dài trên 2.100 từ hoàn toàn không có nội dung gì mới. Cái khác của bản tin lần này so với kỳ họp đẩu năm là thành tích “đốt lò” nổi bật của đồng chí TBT. Đã có đến 76 tổ chức Đảng bị kiểm tra vì liên quan đến các vụ án lớn ở Tập đoàn FLC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC... Theo đó, 57 đảng viên đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có bảy cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bao gồm ba nguyên Bí thư Tỉnh ủy, bốn Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (1).

Cuộc họp của BCĐ kỳ này diễn ra trong những hoàn cảnh khá đặc biệt. Thứ nhất, tin tức rúng động liên quan đến Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa được công khai qua hệ thống truyền thông trong nước và nhiều tờ báo lớn của quốc tế. Ngoài cựu Cục trưởng Ngân hàng Nhà nước, trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ 5,2 triệu USD thì các thành viên còn lại trong đoàn thanh tra đều nhận tiền của Ngân hàng SCB, ít nhất hơn 100 triệu đồng và nhiều nhất 8,7 tỷ đồng. Chỉ riêng số tiền nhận hối lộ của bà Nhàn cũng đủ thấy, "scandal" này rất nghiêm trọng và hết sức nguy hiểm đối với chế độ (2). Thứ hai, cuộc họp của BCĐ diễn ra sau khi Bộ Chính trị ĐCSVN dường như trong cùng một thời điểm đã ban hành hai Quy định 131 (27/10) và 132 (21/11). Cả hai văn bản này đều cùng một nội dung, đề cập đến việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (3) cũng như trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (4).

Nhưng có lẽ ít ai đủ kiên nhẫn để follow-up (theo dõi) các bản tin về những kỳ họp của Ban chỉ đạo cũng như các quy định thượng dẫn của Bộ chính trị. Chúng khuôn sáo và “tràng giang đại hải” trên hàng vạn con chữ. Chính sự mù mờ và rối rắm của các văn bản này đặt ngay ra một vấn đề, phải chăng BCĐ và BCT đang tiến hành ngụy trang cho những “cuộc đánh trận giả”? Vụ án động trời Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát đâu phải hôm nay “mới được lên sóng”! Cho dù giờ đây, truyền thông Nhà nước đã được phép “giật tít” như “Những sai phạm lớn nhất từ vụ án Vạn Thịnh Phát” (5), nhưng cũng chẳng có tờ báo quốc doanh nào dám nhắc lại lời khai trước Tòa từ năm 2012 của Dương Chí Dũng (vụ Vinalines) về đường dây Trương Mỹ Lan – Phạm  Quý Ngọ – Trần Đại Quang sau khi mấy ông trùm công an này bị vô hiệu hóa “một cách đúng quy trình” (6). Có phải vì một triệu USD mà Mỹ Lan đã nhờ Chí Dũng “chuyển giúp mấy ông anh” này trên Bộ, nên bà trùm SCB đã có thêm được hơn 10 năm để “chọc trời khuấy nước” trên “vương quốc của lãnh chúa Lê Thanh Hải”? Phải chăng đây là minh chứng rõ nhất cho “huấn thị” của TBT Trọng, chống tham nhũng khó lắm, bởi vì, đó là “ta đánh ta”? Ta đánh ta, nên chỉ đánh trận giả thôi, đánh trận thật cho dân biết mà chết chùm, cả nút à!!!

Trên sa-bàn, các cánh quân, các binh chủng “ra đòn” trông rất đẹp mắt, theo đúng các kịch bản huấn luyện. Hàng loạt các hệ thống kiểm soát và giám sát về chuyên môn, về công tác Đảng được “áp sát” các ngân hàng từ địa phương lên trung ương. Đấy là chưa nói  tới hệ thống “đặc tình” các cấp được cài cắm ngay vào nội bộ các ông trùm, bà trùm. Tưởng con chim cũng khó lọt lưới hệ thống thanh tra, kiểm soát ấy của Đảng và chính quyền. Ấy vậy nhưng “khủng long cái” Trương Mỹ Lan vẫn thao túng SCB và chỉ huy “các trùm cuối” như chỗ không người. Hàng ngàn tỷ đồng được giao dịch ngoài luồng bằng “đấu đong xe chở” sau khi bà chủ SCB đã “trám miệng” người đứng đầu Cục thanh tra NHNH trên 5,2 triệu USD và ông Phó chánh thanh tra chính phủ gần 40 vạn USD (7). Số tiền thị chiếm đoạt lên tới 304 ngàn tỷ VND, tương đương với 3,2% GDP của cả nước! Những con số không thể nào tin nổi!

truongmylan.jpeg
Bà Trương Mỹ Lan. Hình: RFA edit

Công luận lên án “thanh bảo kiếm” của NHNN Đỗ Thị Nhàn là đúng nhưng chưa đủ. Bên cạnh “máu tham hễ thấy hơi đồng” là mê của mọi loại quan chức nhà Sản thời “mạt pháp”, mụ này nhận tiền còn do nỗi khiếp sợ và rất có thể, mụ là đầu mối để “phân phối quả thực” cho lãnh đạo cấp trên nữa. Nếu không nhận tiền từ Mỹ Lan, mụ có thể bị “văng” khỏi hệ thống vốn đã rất hoàn chỉnh của “rừng luật mafia”, từ luật “giữ im lặng” (Omerta) đến nhiều loại “luật Tam hoàng” khác. Chính từ tình thế này, giới phân tích đã chỉ ra “tình trạng liệt kháng” của những phiên họp BCĐ cũng như các quy định nói trên của BCT. Đúng như bình luận của Facebooker Mai Hoa Kiếm: “Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản nắm quyền “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”. Tất cả mọi thứ, từ cho phép thành lập ngân hàng, cơ cấu lại ngân hàng, xử lý công nợ… đều được chính phủ trình Bộ Chính trị, xin ý kiến. Thế nhưng, khi sự cố xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống của người dân; thì những kẻ “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” lại trốn tránh trách nhiệm”....”Các  lực lượng công an luôn đe doạ, đàn áp thẳng tay người dân gởi tiền và các nhà đầu tư trái phiếu, khi họ đến đòi rút tiền tại SCB, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng cấm báo chí quốc doanh đưa tin xấu về SCB, về Vạn Thịnh Phát, nhưng cuối cùng Tuyên giáo cũng không bưng bít nổi thông tin...” (8)

Cảm  giác BCT đang cho “đánh trận giả” còn xuất phát từ một thực tế khác. Đây là cuộc hỗn chiến giữa“quân xanh” và “quân đỏ”, bởi các cánh quân đụng độ nhau trong trận này, và nhiều trận trước đây nữa (Từ thời Nước hoa Thanh Hương đến vụ các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn...), hết thảy đều là “quân ta” cả. SCB từ đâu ra? Ngân hàng này ra đời tháng 1/2012, trên cơ sở số vốn của ba ngân hàng: SCB, Ficombank và TinNghiaBank, với mạng lưới hoạt động khắp 28 tỉnh/thành cùng đội ngũ hơn 7.000 người và 239 điểm giao dịch trên cả nước. Nếu không có những Nguyễn Văn Bình, những Lê Minh Hưng (hiện là Chánh văn phòng của TBT) hối bấy giờ đang nắm NHNN, thì làm thế nào mà hệ thống SCB vận hành được suôn sẻ trong thời gia dài như thế? Cho nên, nếu BCT và BCĐ muốn đánh trận thật, muốn thực sự chấm dứt nạn lũng đoạn trong các ngần hàng, kể cả nNhà nước lẫn thương mại thì phải thẳng tay triệt hạ các luật ngầm nếu tồn tại trong 49 ngân hàng. Trong số này, có 31 ngân hàng thương mại cổ phần (tư nhân) và một số trong các ngân hàng này là sân sau của các tập đoàn bất động sản, hoạt động như những chiếc máy ATM cấp tiền cho chủ. SCB xem ra chỉ là một quân cờ domino đã đổ, nếu không áp dụng các biện pháp cấp bách, sẽ kéo theo các “đồng chí đồng đội” khác cùng xuống hố cả nút (9).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn