Bộ Công an xếp hai nhóm hỗ trợ người Thượng vào tổ chức khủng bố

Thứ Năm, 07 Tháng Ba 20248:00 SA(Xem: 225)
Bộ Công an xếp hai nhóm hỗ trợ người Thượng vào tổ chức khủng bố
RFA

Bộ Công an thông báo về hai tổ chức khủng bố mới ở Việt Nam và đưa ra danh tính của những người đứng đầu, tuy nhiên ba nhà hoạt động có tên bác bỏ cáo buộc và khẳng định họ hoạt động ôn hoà với mục tiêu tranh đấu cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo.

Báo chí Nhà nước ngày 06/3 đồng loạt đưa bài viết cho biết, hai tổ chức này là “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Người Thượng vì công lý” đều bị cáo buộc có liên quan đến vụ xả súng ở Đắk Lắk giữa tháng 6 năm ngoái, cho rằng "người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ... của các nhóm này đều phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam."

"MSFJ không ủng hộ bạo lực"

Bộ Công an cho rằng, tổ chức “Người Thượng vì công lý” (Montagnards Stand for Justice- MSFJ) được thành lập năm 2017 ở Thái Lan và hoạt động tại Hoa Kỳ từ năm 2019 với phương thức hoạt động làtuyên truyền, lôi kéo, tuyển mộ thành viên, phân công nhiệm vụ, huấn luyện phương thức hoạt động; tài trợ tiền, chỉ đạo mua sắm vũ khí, phương tiện, tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm thành lập Nhà nước riêng’ ở Tây nguyên.”

Ông Y Phik Hdok cùng với Y Quynh Bdap là thành viên sáng lập của MSFJ, một tổ chức thường viết báo cáo về vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và gửi cho Liên Hiệp quốc.

Ngày 06/3, từ Hoa Kỳ, ông Y Phik bác bỏ cáo buộc khủng bố và khẳng định nhóm của ông chỉ hoạt động một cách ôn hòa. Ông nói qua điện thoại:

Vào ngày thứ Ba, ngày 06/3/2024, Báo Thanh Niên đã đưa tin Bộ Công an Việt Nam cáo buộc tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ) là tổ chức khủng bố.  

Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định mạnh mẽ rằng MSFJ hoạt động một cách ôn hòa, không ủng hộ bạo lực, với mục tiêu đấu tranh cho nhân quyền và tự do tôn giáo.”

Cơ quan chức năng cho biết, trong vụ nổ súng vào rạng sáng ngày 11/6/2023, hàng chục người Thượng chia làm hai nhóm tấn công vào trụ sở Uỷ ban Nhân dân và công an hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur ở huyện Cư Kuin, sát hại chín người bao gồm bốn sỹ quan công an, hai cán bộ xã, và ba người dân thường.

Phía bên nhóm tấn công có ít nhất một người dùng súng tự sát khi bị vây bắt ở đồi Độc Lập, hai người khác trong nhóm cũng tự tử sau đó.

Ông Y Phik Hdok, một người Thượng tị nạn chính trị ở Thái Lan từ năm 2017 và hiện đang cư trú ở Hoa Kỳ, cho rằng chính quyền lợi dụng vụ nổ súng này để vu khống tổ chức của ông. Ông nói:

Sự buộc tội này chỉ là một minh chứng cho sự tức giận của chính quyền Việt Nam và nỗ lực của họ trong việc trả thù.

Dù không có bằng chứng cụ thể, họ đã lợi dụng sự kiện nổ súng ngày 10/6/2023 (chính xác là 1 giờ sáng ngày 11/6-PV) để che giấu sự thật và vu khống nhằm che đậy chính sách bất công và đàn áp của họ đối với đồng bào thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên và những người đấu tranh cho quyền lợi của họ.”

Ông Y Quynh Bdap, một thành viên khác của MSFJ bị công an phát lệnh truy nã hồi tháng 8/2023 và bị xử vắng mặt trong phiên sơ thẩm hồi tháng 1.

Ngay sau phiên toà, ông đã phản bác lời buộc tội của tòa án, khẳng định mình không liên quan đến nhóm vũ trang tiến hành vụ nổ súng.

Không dính dáng gì cũng bị nêu tên

Trong thông báo của mình, Bộ Công an nhắc tên nhà hoạt động nhân quyền người Ê-đê, bà H Biap Krong và em gái của mình là H’ Sarina Krong như là thành viên cầm đầu của MSFJ. Từ Thuỵ Sĩ, bà phản bác cáo buộc này:

Tôi H Biap Krong, không phi là thành viên ca tchc Người Thượng Vì Công Lý, và chưa bao gilà thành viên ca tchc này. Và tôi không hliên quan đến vnsúng ở Đắk Lk, cáo buc này ca nhà nước hoàn toàn vô căn cvà là mt li tuyên bvô trách nhim khi không biết gì vmt cá nhân mà li kết lun trng trn thiếu dn chng bng chng người đó có liên quan mà dám đưa ra các cáo buc vô lý.

Sau vụ việc hồi tháng 6 năm ngoái, bà H Biap Krong đã lên các chương trình hội luận, podcast của đài RFA nói về thực trạng đàn áp người dân tộc ở Tây Nguyên.

Bà cho biết hành động của chính quyền Việt Nam nhằm làm giảm uy tín của bà với các tổ chức quốc tế đang cộng tác chung, và "để dp tt tinh thn vn động nhân quyn ca tôi, đồng thi nó chrõ syếu kém ca Nhà nước và nhng người thc thi pháp lut Vit Nam vkhnăng điu tra vụ án khi hquy chp cho người vô ti không liên quan."

Nhà hoạt động nhân quyền này cho hay, đã thu thập các cáo buộc vô căn cứ của chính quyền Việt Nam để cung cấp cho các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, nhất là "vtrường hp vu khng này.

Tổ chức "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" (Montagnard Support Group, Inc. hay MSGI) có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng bị nêu tên, cáo buộc họ móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số sử dụng bạo lực, tiến hành khủng bố, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang đòi ly khai, tự trị, thành lập ‘Nhà nước Đêga’ ở Tây Nguyên.

Hai người được nêu tên đứng đầu là các ông Y Mut Mlô, Y Duen Bdăp đang ở Mỹ và một số thành viên cốt cán khác cùng quê ở Đắk Lắk và Đắk Nông.

Trong tin nhắn gửi RFA, ông Y Duen Bdăp cho biết ông đang là lãnh đạo của tổ chức Dega Central Highland Organization, chứ không phải là thành viên của Nhóm Hỗ trợ người Thượng. Ông khẳng định:

Tổ chức của chúng tôi là tổ chức phi bạo lực. Chính phủ Việt Nam là tổ chức khủng bố, chúng cướp đất của chúng tôi và sát hại người của chúng tôi.”

Tôi đấu tranh cho nhân quyền và quyền của người chúng tôi được sống trên đất đai nơi họ sinh ra. Chúng tôi đã sống ở đây hàng nghìn năm trước cả Chúa Jesus, trước khi người Kinh tới.”

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để đề nghị bình luận về cáo buộc của Bộ Công an Việt Nam đối với hai tổ chức MSFJ và MSGI nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Phóng viên gọi điện cho Bộ Công an Việt Nam với đề nghị bình luận về việc ba nhà hoạt động bác bỏ cáo buộc liên quan đến khủng bố, nhưng không có ai nghe máy.

Ngay sau phiên toà tháng 1 vừa qua, người phát ngôn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trả lời qua email cho RFA với nội dung:

Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục lên án cuộc tấn công ở tỉnh Đắk Lắk một cách mạnh mẽ nhất. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ luôn là một đối tác thiện chí trong lĩnh vực hợp tác chấp pháp. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam đảm bảo phiên toà được diễn ra một cách công bằng, minh bạch, và đúng thủ tục pháp lý.”

Hiện ông Y Quynh Bdap và nhiều nhà hoạt động nhân quyền còn đang tỵ nạn tại Thái Lan. Ông Y Phic Hdok cảnh báo về mối nguy hiểm của họ:

Điều đáng lo ngại nhất là tình trạng nguy hiểm của người tỵ nạn chính trị tại Thái Lan. Họ đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc và đưa về Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét lại phát ngôn và hành động của mình, và tôn trọng quyền lợi chính đáng của người dân.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn