Lính Việt Nam tiến ra biên giới sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công vào tháng 2/1979

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lính Việt Nam tiến ra biên giới sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công vào tháng 2/1979

Ngày 17/2/1979 được đánh dấu là thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biên giới hai nước. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu giữa những “đồng chí”, đồng minh một thời.

Lúc bấy giờ, Việt Nam vừa thống nhất đất nước sau Chiến tranh Việt Nam thì lại phải lâm vào cuộc chiến với Khmer Đỏ ở Campuchia. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình gọi Việt Nam là “tiểu bá” và rắp tâm “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Trung Quốc gọi đây là cuộc chiến tự vệ. Trong ảnh: Xe tăng Trung Quốc tập kết gần biên giới cách không xa thị xã Lạng Sơn của Việt Nam, ngày 1/2/1979.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc gọi đây là cuộc chiến tự vệ. Trong ảnh: Xe tăng Trung Quốc tập kết gần biên giới cách không xa thị xã Lạng Sơn của Việt Nam, ngày 1/2/1979.

Sơ đồ các mũi tấn công của Trung Quốc

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Sơ đồ các mũi tấn công của Trung Quốc

Chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới vào ngày 19/2/1979, nhưng trước đó, trong tháng 1 và 2 cùng năm, Trung Quốc đã thực hiện hàng trăm vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam. Phía Trung Quốc gọi cuộc chiến này là Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến (Chiến tranh tự vệ đánh trả Việt Nam), còn phía Việt Nam thoạt tiên gọi là Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng Trung Hoa.

Khi đã hết chiến tranh, trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, trước nhu cầu củng cố quan hệ với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam đã tránh làm đậm thông tin cuộc chiến này, tên cuộc chiến cũng đã thay đổi.

Về sau, tên gọi thường được biết đến nhiều nhất là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979. Tên của “kẻ thù Trung Quốc” cũng ít được nhắc đến một cách chính thức, như cách mà chính quyền Việt Nam hay nhắc tới Pháp, Nhật, Mỹ trong các cuộc chiến trước đó.

Lính Trung Quốc tiến vào Phong Thổ, Lai Châu tháng 2/1979

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lính Trung Quốc tiến vào Phong Thổ, Lai Châu

Lính Trung Quốc niêm phong một cửa hàng tại vùng biên giới vừa chiếm được của Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lính Trung Quốc niêm phong một cửa hàng tại vùng biên giới vừa chiếm được của Việt Nam

Người dân Lạng Sơn chạy nạn tháng 3/1979

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Lạng Sơn chạy nạn tháng 3/1979

Một đơn vị pháo binh của Việt Nam sử dụng pháo 130mm của Liên Xô, Lạng Sơn, tháng 3/1979

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một đơn vị pháo binh của Việt Nam sử dụng pháo 130mm của Liên Xô, Lạng Sơn, tháng 3/1979

Các lễ kỷ niệm cuộc chiến không được tổ chức long trọng, với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao nhất của trung ương như các “lễ mừng chiến thắng” thường thấy tại Việt Nam.

Trong khi đó, người dân hằng năm vẫn tưởng nhớ, với các hoạt động dâng hương tại Hà Nội và nhiều nơi.

Tinh thần chống Trung Quốc của người dân trong các dịp này thường được chính quyền Việt Nam theo dõi chặt chẽ với sự cảnh giác cao độ để không “bị thế lực thù địch lợi dụng” hoặc “tránh các diễn biến xấu, vượt kiểm soát”.

Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam nhắc đến cuộc chiến này nhiều hơn, với tên gọi “Trung Quốc” được đề cập, nhưng vẫn theo tinh thần chỉ đạo là “tránh làm căng thẳng quan hệ hai nước”.

Cuộc chiến giữa “những đồng chí xã hội chủ nghĩa” Việt Nam và Trung Quốc là một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu và kỳ lạ, khi cả hai bên đều tuyên bố thắng lợi.

Trước và sau chiến tranh, quan chức hai bên vẫn gọi nhau là “đồng chí”, vẫn ôm nhau như những bằng hữu, huynh đệ.

Chiến tranh biên giới Việt – Trung thường được xác định diễn ra từ ngày 17 tháng 2 đến 16 tháng 3 năm 1979.

Kết thúc, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế nên chủ động rút lui.

Trong khi đó, phía Việt Nam cho rằng họ đã đánh lùi được Trung Quốc.

Lính Trung Quốc bị bắt sống tại Cao Bằng, tháng 3/1979

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lính Trung Quốc bị bắt sống tại Cao Bằng, tháng 3/1979

Công nhân Nhà máy in Tiến Bộ tại Hà Nội sẵn sàng ra trận, ngày 19/2/1979

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Công nhân Nhà máy in Tiến Bộ tại Hà Nội sẵn sàng ra trận, ngày 19/2/1979

Một số người Úc biểu tình phản đối cuộc tấn công của Trung Quốc, ngày 19/2/1979

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một số người Úc tại Sydney biểu tình phản đối cuộc tấn công của Trung Quốc, ngày 19/2/1979

Lính Việt Nam tiến lên biên giới tháng 5/1984. Xung đột tiếp diễn cho tới năm 1991 mới kết thúc.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lính Việt Nam tiến lên biên giới tháng 5/1984. Xung đột tiếp diễn cho tới năm 1991 mới kết thúc.

Tù binh Trung Quốc trả lời báo chí tại Lạng Sơn vào tháng 4/1984

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tù binh Trung Quốc trả lời báo chí tại Lạng Sơn vào tháng 4/1984

Người dân Hà Nội tưởng niệm cuộc chiến vào năm 2016

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Hà Nội tưởng niệm cuộc chiến vào năm 2016

Mỗi bên đưa ra các con số thiệt hại khác nhau, nhưng theo số liệu phương Tây, phía Trung Quốc có khoảng 20.000 – 28.000 người thiệt mạng, Việt Nam có khoảng 20.000 người chết hoặc bị thương.

Trên thực tế, cuộc xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc còn kéo dài suốt thập niên 1980, với các vụ đụng độ giữa bộ binh và các màn pháo kích liên miên giữa hai bên.

Xung đột chỉ thực sự chấm dứt khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.

Tổng Bí thư Đảng CSVN ôm lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội vào năm 2011. Vào năm 2023, Việt Nam đồng ý tham gia "cộng đồng chia sẻ tương lai", một sáng kiến do Trung Quốc đề xuất.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư Đảng CSVN ôm lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội vào năm 2011. Vào năm 2023, Việt Nam đồng ý tham gia "cộng đồng chia sẻ tương lai", một sáng kiến do Trung Quốc đề xuất.

Từ đó đến nay, các mâu thuẫn về lãnh thổ, lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại.

Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước vẫn không ngừng nêu cao luận điệu về tình anh em, đồng chí.