Đáng xấu hổ

Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20236:00 SA(Xem: 828)
Đáng xấu hổ

Lưu Trọng Văn

4-12-2023

Quyết định của Sở VHTT Hà Nội cấm treo 31 bức tranh đồng chân dung các văn nghệ sỹ trong một cuộc triển lãm bị cộng đồng mạng lên án dữ dội.

Vì sao xảy ra sự việc lẽ ra không được phép xảy ra tại ngay thủ đô – Trung tâm Văn hoá của cả nước như vậy?

Nếu trong ban giám đốc Sở VHTT Hà Nội có người có tầm văn hoá – đồng nghĩa có tầm hiểu biết văn học và sự tiến bộ chính trị xã hội thì sự việc cấm trên khó xảy ra.

Sở VHTT Hà Nội lẽ ra phải có dàn lãnh đạo có tầm văn hoá khá nhất trong 63 sở VHTT cả nước mà còn như vậy, thì có nên đặt lại vấn đề về việc cơ cấu, chọn lựa nhân sự lãnh đạo ngành văn hoá – ngành mà cụ Hồ coi trọng hàng đầu, bao năm qua và hiện nay ra sao?

Chấn hưng văn hoá không bằng tiền chứ đừng nói đến 350.000 tỷ đồng, mà cần tầm nhìn tổ chức nhân sự tuyển chọn con người lãnh đạo văn hoá và thiết lập đường lối văn hoá.

Hãy tổng rà soát toàn bộ lãnh đạo bộ, thứ trưởng văn hoá và giám đốc, phó giám đốc 63 sở văn hoá cả nước xem họ xuất thân thế nào, tầm văn hoá cơ bản về thế giới và quốc gia ra sao, trình độ hiểu biết và cảm nhận văn hoá ra sao, chúng ta sẽ biết chấn hưng văn hoá bắt đầu từ đâu và nên thực hiện ngay như thế nào.

Đó là chưa kể nhiều nước văn minh, tiêu chuẩn của một chính khách, một lãnh đạo quốc gia, một thị trưởng thủ đô hoặc đô thị lớn trước hết phải là nhà văn hoá lớn.

Trở lại sự kiện nóng 31 bức chân dung bị lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội cấm treo, thể hiện trình độ hiểu biết, đọc, cảm nhận giá trị tác phẩm văn học và thời cuộc chính trị của họ quá non nớt.

Tiêu chuẩn để một văn nghệ sĩ được tôn trọng, tôn vinh hay không, không phải ở những giải thưởng của họ, họ thuộc thành phần được đảng cầm quyền ca ngợi tin dùng hay không, mà ở tác phẩm họ đóng góp cho nền văn học nước nhà có giá trị nhân văn, có tinh thần dân tộc, yêu nước, có giá trị nghệ thuật, có giá trị ngôn ngữ, có giá trị chân thực và nâng cao thẩm mỹ hay không?

Với các thước đo ấy thì các nhà văn Phan Khôi, Trương Tửu, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyên Ngọc, Ý Nhi, Nguyễn Duy, Dương Tường, Tạ Duy Anh, Hoàng Quốc Hải… đã cống hiến tài năng của họ cho những giá trị được nhân dân bao năm qua đón nhận, trân quý.

Rõ ràng sự việc lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội can thiệp thô bạo và không trên nền tảng pháp luật khi ra lệnh cấm treo 31 bức chân dung Văn nghệ sĩ trên là một sự việc khó chấp nhận. Sự phản ứng dữ dội của công chúng yêu văn học nước nhà là tất yếu và cũng là sự trưởng thành về ứng xử văn hoá của công chúng.

Trước sự việc này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cảm thấy: Nỗi buồn và sự thất vọng. Còn nhà thơ Trần Đăng Khoa, phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, phải phẫn nộ thốt lên: Dở hơi và đáng xấu hổ!

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 05 Tháng Mười Hai 20234:26 CH
Khách
Ủa, Văn Hóa của xứ đông Lào quan trọng lắm sao. MẶC ÁO THỤNG VÁI NHAU...Ô HÔ AI TAI....NỀN VĂN HỌC XÃ HỘI CHỦ NGHỈA của trí thức của những người cộng sản nói tiếng vn ui cha ...quan trọng lắm sao....không cho treo các cái đầu cứng ngắt.......lên trên tường lại quan trọng lắm sao.......các cái đầu được treo và không được treo sao không chịu khiếu nại là....đem ra ba đình treo, chung với bộ xương của tám keo cho dân chửi chung.......vui thực......cái bải phân trâu mà cứ đòi, ......nhào vào.úp mặt vô.....mao trạch đông đã nói rồi mà....y chang....
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn