Con cháu của anh hùng Núp, không… núp nữa!

Chủ Nhật, 18 Tháng Sáu 202310:00 SA(Xem: 1106)
Con cháu của anh hùng Núp, không… núp nữa!

BM B’krông

17-6-2023

Như chúng ta đều biết, Việt Nam hiện nay là một quốc gia có hình chữ S, với diện tích hơn 300,000 km2, chia làm 3 miền Bắc Trung Nam, có 64 tỉnh thành, dân số khoảng 100 triệu người, bao gồm 54 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh, tức người Việt, chiếm khoảng 86%, còn 14% là các dân tộc thiểu số, gọi chung là người Thượng, sinh sống rải rác ở miền núi, cao nguyên.

Trong đất nước này, có một vùng lãnh thổ vô cùng đặc biệt là Tây Nguyên. Đây là nơi mà những người Thượng đã định cư hàng ngàn năm, như người da đỏ Indian định cư ở châu Mỹ. Nếu người da đỏ được coi là người bản địa của châu Mỹ, thì người Thượng ở Tây Nguyên cũng phải được coi là người bản địa của vùng lãnh thổ này. Vùng đất này tiếp giáp với biên giới Campuchia và Lào, là hai quốc gia hiện rất thân thiện với Trung Quốc.

Người Thượng ở Tây Nguyên bao gồm nhiều dân tộc thiểu số khác nhau như người Jarai, Ede, Raglai, Churu, Bahnar, Sedang, Hre, Koho, Mnong, Brau, Rmam, Stieng, Bru-Van Kieu, Katu, Gietrieng, Taoi, Ma, Cor, Chrau… Và một thực tế không thể chối cãi là, những người dân thiểu số hoàn toàn khác biệt với người Kinh, tức người Việt, về mọi mặt như ngôn ngữ, truyền thống, tôn giáo, luật lệ, y phục, văn hoá, tính cách, lối sống… Tương tự như thổ dân da đỏ ở châu Mỹ, hoàn toàn khác biệt với người da trắng từ châu Âu đến xâm chiếm lục địa của họ từ sau thế kỷ 17.

Sau khi cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước bằng vũ lực hồi tháng 4-1975, vùng Tây Nguyên mặc nhiên bị sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam và trở thành một bộ phận của quốc gia này. Đồng thời, người dân Tây Nguyên mặc nhiên bị đặt dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam một cách miễn cưỡng. Họ, người Thượng Tây Nguyên, có muốn vậy không? Tất nhiên là không.

Trong chiến tranh Việt Nam giữa hai quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ở miền Bắc) và Việt Nam Cộng hòa (ở miền Nam), một số người Thượng đã tích cực tham gia vào lực lượng cộng sản Bắc Việt, chiến đấu chống lại Việt Nam Cộng hòa, không phải vì họ ủng hộ và muốn đưa dân tộc mình đi theo chế độ cộng sản, mà bởi vì họ được giới lãnh đạo cộng sản hứa hẹn rằng, sau khi tiêu diệt được Việt Nam Cộng hòa, nhà nước cộng sản sẽ để cho vùng Tây Nguyên trở thành khu vực tự trị. Tuy nhiên, nhà nước cộng sản đã không bao giờ thực hiện lời hứa đó.

Sau khi thống nhất được đất nước, nhà nước cộng sản không bao giờ cho người Thượng quyền tự trị vùng Tây Nguyên, trái lại, họ nhanh chóng áp đặt quyền cai trị độc đoán lên các dân tộc thiểu số này, bất chấp sự khác biệt sâu sắc về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, luật lệ, lối sống… Và mọi sự bất bình, phản kháng của người Thượng đều bị cộng sản dập tắt bằng bạo lực.

Vậy là, sau nhiều thập niên nhiệt tình hăng hái giúp sức cho “đối tác” cộng sản Bắc Việt tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa, cuối cùng, người Thượng bị “đối tác” trở mặt, xâm lược luôn lãnh thổ của mình, biến dân tộc mình thành nô lệ.

Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu, bước tiếp theo mới thật sự kinh hoàng. Trong suốt nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, nhà nước cộng sản Bắc Việt không ngừng thực hiện âm mưu đồng hoá người Thượng Tây Nguyên, xóa bỏ bản sắc dân tộc của họ, bằng nhiều chính sách hiểm độc. Đáng kể nhất là họ liên tục đưa người Kinh (tức người Việt) tới định cư ở vùng Tây Nguyên, chiếm đoạt một cách thô bạo và có hệ thống đất đai canh tác của người Thượng bằng các thủ đoạn nham hiểm, cũng như bằng cái luật đất đai “biến thái” nhất hành tinh, quy định là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý”. Nói một cách thực tế, nghĩa là “toàn bộ đất đai vùng Tây Nguyên đều thuộc quyền sở hữu của đảng Cộng sản Việt Nam”!

Vậy là kết cục đã rõ, vùng đất Tây Nguyên màu mỡ mà tổ tiên người Thượng dày công khai phá hàng ngàn năm qua, rừng núi Tây Nguyên mênh mông trù phú đã nuôi sống nhiều thế hệ người Thượng từ bao đời nay, cuối cùng đã bị đảng cộng sản “sở hữu”! Nhà nước cộng sản tự cho mình quyền “sở hữu” toàn bộ đất đai ở Tây Nguyên, cũng như trên lãnh thổ Việt Nam, với sức mạnh bạo lực trong tay, đã dễ dàng chiếm đất, chiếm rừng của người Thượng ở bất cứ nơi nào họ muốn, bằng thuật ngữ “quy hoạch”.

Nhà nước Cộng sản Việt Nam cho rằng, chiếm đất là cách làm kinh tế hiệu quả vô cùng. Ví dụ, họ chiếm một khu đất A của người Thượng, đền cho người chủ đất 100 ngàn đồng/m2, một cái giá chỉ bằng hai tô phở, để đuổi người ta đi. Sau đó, họ làm dự án nhà ở thương mại hoặc khu dân cư cao cấp gì đó, hoặc chỉ đơn giản là phân lô bán nền cho khách hàng người Việt với giá hàng triệu đồng/m2. Thế là họ kiếm lãi gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, so với số tiền bỏ ra “đền bù”, thử hỏi trên thế giới có mô hình kinh doanh nào tạo ra lợi nhuận siêu khủng như vậy không? Thế mà các “thế lực thù địch” cứ chỉ trích nhà nước cộng sản chỉ giỏi chiến tranh, bắn giết, không biết làm kinh tế!

Người Thượng Tây Nguyên bàng hoàng, phẫn nộ và bất mãn. Nhiều lần họ đứng lên phản đối, tranh đấu ôn hòa bằng lý lẽ, quyết bảo vệ đất đai canh tác quý giá mà ông cha để lại, nhưng chỉ dẫn đến một kết cục: Nhà nước cộng sản cho công an hoặc cảnh sát cơ động đàn áp họ bằng bạo lực, chứ không có lý lẽ phải trái gì cả. Người Thượng đã thực sự rơi vào tình thế rất tuyệt vọng. Họ không những không bảo vệ được đất đai, mà còn bị đánh đập, bắt bớ, tra tấn, bỏ tù, sát hại một cách tàn bạo như nô lệ da đen ở nước Mỹ thời xưa. Ngay cả niềm tin tôn giáo của họ cũng liên tục bị nhà nước cộng sản cấm đoán và xoá bỏ một cách quyết liệt. Trong bối cảnh bất lực và cùng quẫn ấy, một số người Thượng đã chọn cách bỏ chạy sang các quốc gia khác xin tị nạn.

Tổ quốc của họ thực sự không còn, nó đã bị giặc ngoại bang xâm lược.

Ước mơ tự trị của người Tây Nguyên như ngọn lửa chưa bao giờ lụi tắt, nhưng bàn tay sắt máu tàn bạo của nhà nước cộng sản đã bóp lấy ngọn lửa ấy và cứ siết chặt dần. Cho đến hôm nay, ước mơ ấy chỉ còn là một bệnh nhân thoi thóp những hơi thở sau cùng trước khi sự sống hoàn toàn tắt lịm.

Vậy trong trái tim của người Thượng Tây Nguyên có cái gì? Sự sợ hãi! Đúng, một nỗi sợ giống hệt nỗi sợ của người nô lệ da đen dành cho các chủ nhân da trắng tàn bạo của mình bên nước Mỹ thuở xưa. Ngoài nỗi sợ ra, họ còn gì nữa không? Còn. Lòng căm thù!

Đúng, một lòng căm thù vĩnh viễn không thể gỡ bỏ, dành cho nhà nước cộng sản, những kẻ xâm lược, những tên “chủ nô” da vàng còn tàn bạo và độc ác hơn đám chủ nô da trắng bên xứ Mỹ thời xưa.

Nếu có một cây đèn thần như trong truyện cổ tích “Nghìn Lẻ Một Đêm”, cho phép họ đưa ra ba điều ước, thì người Thượng sẽ ước gì? Ồ, họ thật sự không cần đến ba điều ước, họ chỉ cần một điều thời. Chắc chắn họ sẽ ước rằng, tất cả bọn cộng sản người Kinh và các đồng chủng da vàng của chúng hãy cút xéo ra khỏi vùng Tây Nguyên ngay lập tức, trả lại quyền tự trị cho người Thượng. Hãy biến đi, và đừng bao giờ quay trở lại với các luật lệ tàn ác xấu xa của mình như điều 331 và 117. Chỉ thế thời.

Với vụ đột kích táo bạo vào hai trụ sở nhà nước cộng sản ở Đăk Lăk ngày 11 tháng 6, giết nhiều công an và cán bộ cộng sản đang tụ tập ăn nhậu và xem bóng đá, được thực hiện bởi một lực lượng vũ trang rằn ri người Thượng, họ đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ và dứt khoát: Đó là họ muốn lấy lại vùng Tây Nguyên, để thành lập quốc gia riêng biệt của mình, như Campuchia và Lào, tách biệt khỏi lãnh thổ Việt Nam, là nước đang bị Đảng Cộng sản cai trị từ 1975.

Ngọn lửa Tây Nguyên có thể chỉ loé sáng một lần rồi vụt tắt trước bàn tay tàn bạo ngày càng bóp chặt hơn của nhà nước cộng sản, với hàng loạt vụ truy lùng bắt bớ người Thượng vô tội vạ sau sự việc, kiểu như “cứ thấy mặc đồ rằn ri là bắt trước đã, rồi tính sau” thậm chí, ai bán đồ rằn ri cũng bị xử phạt, không cần căn cứ theo điều luật, quy định nào cả. Nhưng trong trái tim của người Thượng Tây Nguyên, trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn họ, ngọn lửa ấy không thể nào bị dập tắt được, cũng như niềm tin, niềm hy vọng rằng, một ngày kia họ sẽ tìm thấy cây đèn thần như trong truyện cổ tích “Nghìn Lẻ Một Đêm”, để biến điều ước thiêng liêng duy nhất của dân tộc mình thành sự thật.

Dù kết cuộc có bi thảm hay đẫm máu thế nào, khi dám đứng lên đương đầu với nhà nước cộng sản tàn bạo, cũng xin nghiêng mình kính cẩn trước 40 chiến binh rằn ri, những đứa con của núi rừng bất khuất. Các anh không phải là bọn khủng bố. Đứng lên chống giặc ngoại xâm, sao lại gọi là khủng bố?

Ngọn lửa các anh đốt lên hôm nay sẽ sáng mãi trong tim người Tây Nguyên, sẽ đi vào lịch sử hào hùng của vùng đất huyền thoại này. Vinh quang thay 40 chiến binh vệ quốc, những hậu duệ phi thường của anh hùng Nú
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn