Nỗi đau 17/2/1979 bị báo chí Nhà nước “lãng quên”?

Thứ Tư, 08 Tháng Hai 202310:00 SA(Xem: 1520)
Nỗi đau 17/2/1979 bị báo chí Nhà nước “lãng quên”?
rfa.org

Nỗi đau 17/2/1979 bị báo chí Nhà nước “lãng quên”?

RFA

Cuối tháng 1 vừa qua, báo Công thương - cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương và là diễn đàn của giới công thương Việt Nam - có bài viết về những sự kiện, ngày lễ đặc biệt trong tháng 2 năm 2023. Ngoài ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, bài viết liệt kê cả ngày Thần tài, ngày Valentine, ngày Quốc khánh Kuwait, nhưng lại không có ngày 17 tháng 2, là ngày Trung Quốc khởi sự cuộc biến biên giới Việt- Trung. 

Là một người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ tổ quốc vào tháng hai năm 1979, ông Đinh Kim Phúc nêu quan điểm của ông với RFA sáng ngày 7 tháng 2 năm 2023:

“Nhân dân không bao giờ quên cuộc chiến tranh này vì chính nghĩa thuộc về nhân dân Việt Nam. Hàng năm, Trung Quốc vẫn kỷ niệm cái ngày mà họ gọi là ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Nhưng tôi không biết vì lý do gì tờ báo Công thương, cơ quan ngôn luận của Bộ công thương, lại không nhắc đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Họ cố tình đui, điếc, câm khi không hề nhắc đến.

Khi máu và nước mắt của nhân dân Việt Nam đã đổ xuống để bảo vệ đất nước này thì tôi cho rằng, hành động của báo Công thương là phản bội sự nghiệp dân tộc, phản bội lại cái chính nghĩa trước bọn bành trướng bá quyền sô vanh đại hán cách đây 44 năm. Điều đó không thể chấp nhận được.”

Một số nhà quan sát cho rằng, từ sau Hội nghị Thành Đô, Việt Nam đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược ra khỏi sách giáo khoa. Không có một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào về ngày này. Lý do có thể vì những cam kết không nhắc lại quá khứ từ hai phía để xây đắp tình hữu nghị trong tương lai.

Khi máu và nước mắt của nhân dân Việt Nam đã đổ xuống để bảo vệ đất nước này thì tôi cho rằng, hành động của báo Công thương là phản bội sự nghiệp dân tộc, phản bội lại cái chính nghĩa trước bọn bành trướng bá quyền sô vanh đại hán cách đây 44 năm. Điều đó không thể chấp nhận được. - Ông Đinh Kim Phúc

Theo bài viết có tựa “Why Won’t Vietnam Teach the History of the Sino-Vietnamese War?” của tác giả Travis Vincent trên tờ The Diplomat hôm 9 tháng 2 năm 2022, phiên bản năm 2001 sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 kể lại cuộc chiến tranh chỉ trong 24 dòng ở cuối sách. Đến phiên bản năm 2018 giảm xuống chỉ còn 11 dòng. Ngoài ra, phần mở đầu của Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam đã gọi Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam”. Tuy nhiên, cụm từ này đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp 1980 vào năm 1988 để mở đường cho quá trình bình thường hóa song phương.

Cách đây chín năm, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và Chính phủ, khi một số đại biểu đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, quyền chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Khoa học và Giáo dục lúc đó là bà Phạm Thị Trân Châu đã đề nghị xem xét tổ chức kỷ niệm, làm tượng đài và đưa thông tin về cuộc chiến vào sách giáo khoa. Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979”.

Tuy ông Dũng phát biểu như vậy, nhưng những cuộc tưởng niệm hàng năm của người dân đều bị ngăn cản, thậm chí bị đàn áp.

000_Hkg2107885.jpg
Thác Bản Giốc bị Trung Quốc chiếm năm 1979. AFP

Cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn chia sẻ suy nghĩ của ông với RFA với tư cách một người lính:

“Tôi thấy cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc lên sáu tỉnh biên giới phía Bắc nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 nhưng báo chí truyền thông trong nước hầu như không nhắc nhở đến ngày này. Đã là lịch sử thì phải công bằng và tôn trọng sự thật lịch sử. Việt Nam gần như có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới nên báo chí, truyền thanh, truyền hình không nhắc đến. Không phải chỉ năm nay mà từ nhiều năm trước đây. Như vậy là không công bằng, không tôn trọng lịch sử. Cái này thì dễ hiểu thôi bởi vì người ta không muốn khơi lại cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và Trung Quốc tiến hành với Việt Nam.”

Cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn nói thêm, hàng năm một số tỉnh ở Trung Quốc có đường biên giới giáp Việt Nam vẫn tổ chức long trọng ngày này, không giảm nhẹ như chủ trương của phía Việt Nam. Lý do được ông nêu ra là vì Trung Quốc là nước lớn, là đàn anh của Việt Nam nên họ ở vị thế trịch thượng, kẻ cả; còn Việt Nam là một nước nhỏ, một nước đàn em nên không thể làm như họ được.

Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18 tháng 1 năm 1950. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem quân tấn công các tỉnh dọc biên giới của Việt Nam với mục đích ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979. Các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên mất vào tay Trung Quốc. Hai nước trở thành kẻ thù của nhau.

Đến năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố bình thường hóa quan hệ theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Việt Nam gần như có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới nên báo chí, truyền thanh, truyền hình không nhắc đến. Không phải chỉ năm nay mà từ nhiều năm trước đây. Như vậy là không công bằng, không tôn trọng lịch sử. Cái này thì dễ hiểu thôi bởi vì người ta không muốn khơi lại cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và Trung Quốc tiến hành với Việt Nam. - Ông Nguyễn Khắc Toàn

Đến nay đã 44 năm trôi qua, hai bên đã bình thường hóa quan hệ, nhưng những tổn thất vẫn in sâu trong tâm trí người dân Việt, nhất là với những người lính, cho dù họ không trực tiếp cầm súng trong trận chiến đó.

Luật sư Phạm Công Út, một cựu chiến binh, nói với RFA quan điểm của ông sáng ngày 7 tháng 2 năm 2023:

“Sau sự kiện năm 1979, khi Trung Quốc gọi là đã ‘dạy xong cho Việt Nam một bài học’, hai bên đã bình thường hóa quan hệ và khép lại quá khứ, ngày 17/2 hàng năm trước đây có nhiều hội nhóm ra tượng đài lý Thái tổ ở Hà Nội đặt vòng hoa tưởng niệm thì bị ngăn chặn. Họ tới nghĩa trang lịch sử của những người lính Việt Nam hi sinh cũng không được nhà nước ủng hộ. Tức là người ta đã muốn khép lại quá khứ rồi. 

Tuy nhiên, người Việt Nam không có những cái tour du lịch thăm lại chiến trường xưa một cách danh chính ngôn thuận. Đó là một sự bất công đối với lịch sử, bởi để bảo vệ đất nước, giang sơn thì người ta phải hy sinh tính mạng của mình, đổi bằng máu của mình.” 

Vị luật sư này đặt câu hỏi: “Tại sao ở Việt Nam một năm có nhiều ngày kỷ niệm vô bổ, nhưng đối với vấn đề bảo vệ biên cương 17 tháng hai thì lại không kỷ niệm? Đó là một nỗi đau!”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Đó là ở Sài Gòn một buổi chiều của tuần thứ hai, tháng 11 năm 2017. Bạn tôi, từ Đà Nẵng, Nha Trang gửi về những hình ảnh nhìn từ máy bay, khách sạn, ngoài đường và trong… nước
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Hôm nay là ngày 20/11, Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Như bao lần trong những năm khác, các phụ huynh chuẩn bị phong bì để giao cho thầy cô, như một cái thông lệ hoặc quy luật ngầm.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:24 SA
Gần hai năm trôi qua, kể từ ngày biển Bắc miền Trung nhiễm độc do Formosa Hà Tĩnh xả thải, đến nay, đời sống của người dân Kỳ Anh vẫn chưa có gì phục hồi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Vấn nạn tham nhũng – thứ “giặc nội xâm” không chỉ tàn phá đất nước mà còn là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của chế độ.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20177:00 CH
. Không ai thích trả tiền mua sự miễn cưỡng. Chỉ số hài lòng của khách hàng luôn là thông tin quan trọng nhất quyết định tương lai một doanh nghiệp.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Báo Việt Nam vừa nhắc lời của TBT Đảng Cộng sản cảnh báo về nguy cơ "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị" trong chuyến về Hải Phòng gần đây.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:37 SA
“Nếu em cho rằng mình vô tội thì một mực kêu oan từ đầu đến cuối; nếu em nhận tội thì xem như công việc đấu tranh của em vô nghĩa; đây là lời khuyên của anh
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Một bộ trưởng tại Việt Nam gợi ý nước này về lâu dài cần có các mạng xã hội riêng của mình, 'tương đương với Facebook', theo trang Một Thế Giới hôm 18/04.