Việt Cộng /Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời thành Hồ về quê ( Dùng 2 chữ trốn chạy mới đúng )

Thứ Hai, 04 Tháng Mười 20212:00 CH(Xem: 3645)
Việt Cộng /Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời thành Hồ về quê ( Dùng 2 chữ trốn chạy mới đúng )
voatiengviet.com

Việt Nam/Đại dịch: Hàng vạn người tiếp tục rời các trung tâm kinh tế, về quê

VOA Tiếng Việt

Hàng chục ngàn người rời khỏi các trung tâm kinh tế ở miền nam Việt Nam để về quê trong những ngày gần đây, khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng vào lúc con số lây nhiễm COVID-19 giảm nhiều, báo chí trong nước tường thuật.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ nhận định với VOA, nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, một nhà bình luận, nói người dân không còn có thể chờ đợi những gói cứu trợ được chính quyền hứa hẹn nhưng không đến tay họ; trong khi đó, bà Ngô Thị Oanh Phương, một nhà hoạt động xã hội, cho rằng đã đến lúc phải đánh giá đúng hơn về giá trị của người lao động.

Nó phải có lý do, nó cho thấy câu chuyện là cứu trợ không đến đủ với người dân. Rõ ràng chúng ta thấy nhà nước làm không đủ cho nên mới xảy ra chuyện đó.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh


Các báo, đài trong đó có Tiền Phong, Thanh Niên, VOV, kenh14, v.v… trong ngày 4/10 và một vài ngày trước liên tục đưa tin cho hay hàng chục ngàn người đã và đang rời khỏi các trung tâm kinh tế gồm Tp.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, chủ yếu đi bằng xe máy, thậm chí có người đi xe đạp hoặc đi bộ.

Những người dân này đi về quê ở hàng chục tỉnh miền tây nam bộ, Tây Nguyên, miền trung và miền bắc, xa nhất là tỉnh Hà Giang.

Báo chí chính thống và nhiều người sử dụng mạng xã hội đăng nhiều bài và ảnh về những hoàn cảnh thương tâm là một số người phải xe đạp hoặc đi bộ hàng trăm kilomet để về quê, trong đó có cả phụ nữ có thai, có người đổ bệnh, bị biến chứng...

Cách đây ít ngày, báo chí và mạng xã hội cho hay dọc đường, hàng ngàn người phải tạm nghỉ hoặc chờ đợi vạ vật ven đường, màn trời chiếu đất, nhất là tại những ranh giới một số tỉnh, thành nơi nhà chức trách tìm cách ngăn cản việc người dân di chuyển với lý do phòng chống dịch.

Có một số video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh xô xát giữa những người dân với cảnh sát hoặc cảnh người dân thắp hương “tế sống” cảnh sát vì bị chặn đường.

Thông tin từ báo chí nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước hôm 4/10 nói rằng các tỉnh đang “hỗ trợ” người dân, đồng thời cũng nêu lên quan ngại rằng việc hàng chục ngàn người “tự ý”, “tự phát” về quê làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan.

Người dân thắp hương, vái lạy cảnh sát khi bị chặn đường về quê ở Tp.HCM, 1/10/2021.

Người dân thắp hương, vái lạy cảnh sát khi bị chặn đường về quê ở Tp.HCM, 1/10/2021.

Theo quan sát của VOA, một số người ví von trên mạng rằng việc người dân đang “chạy dịch như chạy giặc” là hậu quả của chính sách “chống dịch như chống giặc”, ý nói về các biện pháp phong tỏa của chính quyền làm tắc nghẽn các hoạt động kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh, người thường xuyên bình luận về thế sự trên mạng xã hội, cho rằng viêc người dân rời bỏ Tp.HCM và các trung tâm sản xuất lân cận hiện nay không phải là “chạy dịch” mà là chạy khỏi những lời hứa không được thực hiện của chính quyền, sau khi đã “chung sức” với chính quyền phòng chống dịch trong một thời gian dài tới 3 tháng. Ông Khanh nói:

“Trong quá trình đó, họ đã mệt mỏi chờ đợi kết quả những lời hứa về việc hỗ trợ, giúp đỡ những người công nhân ở lại. Và người ta nhìn thấy chính quyền không đối xử đúng với người công nhân theo đúng tinh thần họ hứa”.

Dẫn lại thông tin về một số vụ người dân xuống đường đòi cứu trợ hoặc đòi minh bạch về cứu trợ, ông Tuấn Khanh nhận xét:

“Nó phải có lý do, nó cho thấy câu chuyện là cứu trợ không đến đủ với người dân. Rõ ràng chúng ta thấy nhà nước làm không đủ cho nên mới xảy ra chuyện đó”.

Là người thời gian qua thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phong tỏa, bà Ngô Thị Oanh Phương cho VOA biết bà quan sát thấy các chính sách và chương trình hỗ trợ của chính quyền Tp.HCM, Bình Dương và Đồng Nai “không được tổ chức khoa học, không tiếp cận với thực tế, bất cập, không mang lại sự an tâm cho người lao động”.

Tp.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảm hơn cho người lao động.

Bà Ngô Thị Oanh Phương


Theo cách hiểu của bà Phương, người lao động ngoại tỉnh ở Tp.HCM, Bình Dương và Đồng Nai hiện nay rơi vào cảnh “nghèo đói và bất an”, vì vậy, họ lựa chọn là bỏ những nơi này để về quê, tuy rằng cũng nghèo đói nhưng không bất an khi có người thân, chòm xóm chung quanh.

Ở một khía cạnh khác, việc người lao động rời bỏ các trung tâm sản xuất cũng phát đi lời cảnh báo rằng chính quyền và doanh nghiệp đã đến lúc phải đánh giá cho đúng về giá trị của người lao động, bà Phương bình luận. Bà nói thêm:

“Tp.HCM và những nơi cần những người lao động nên xem xét lại để thay đổi chính sách cho rõ ràng hơn, có chính sách tốt hơn, đảm bảm hơn cho người lao động, đây là thời điểm để thay đổi mức lương và chất lượng người lao động, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội phải cải thiện. Lời hứa và hành động phải đảm bảo một cách rõ ràng”.

Lúc này, chính quyền trung ương cần phải đổ tiền về để cứu các trung tâm kinh tế gồm Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, bà Phương đề xuất.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 07 Tháng Mười 20217:14 CH
Khách
Day nha ! bon bay ve ra ke hoach " lay nong thon bao vay thanh thi ".Roi an cuop duoc VNCH lai am muu lay thanh thi xoa bo nong thon.Sau khi thu hoach dat dai lam san golf ,san choi,nghia la triet ha " nguoi cay co ruong" cua VNCH.Bay gio lai gian cach,duoi dan chung ve que.To cha bay,ruong vuon khong con,da bi bon "ba ke"vao mua het ruong vuon,dan chung lay gi ma an ? Luat tuan hoan : vay tra,tra vay.Dan ta lai vung len xua vit con .Tro choi thoi tre nit bat dau...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Hôm nay là ngày 20/11, Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Như bao lần trong những năm khác, các phụ huynh chuẩn bị phong bì để giao cho thầy cô, như một cái thông lệ hoặc quy luật ngầm.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:24 SA
Gần hai năm trôi qua, kể từ ngày biển Bắc miền Trung nhiễm độc do Formosa Hà Tĩnh xả thải, đến nay, đời sống của người dân Kỳ Anh vẫn chưa có gì phục hồi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Vấn nạn tham nhũng – thứ “giặc nội xâm” không chỉ tàn phá đất nước mà còn là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của chế độ.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20177:00 CH
. Không ai thích trả tiền mua sự miễn cưỡng. Chỉ số hài lòng của khách hàng luôn là thông tin quan trọng nhất quyết định tương lai một doanh nghiệp.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Báo Việt Nam vừa nhắc lời của TBT Đảng Cộng sản cảnh báo về nguy cơ "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị" trong chuyến về Hải Phòng gần đây.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:37 SA
“Nếu em cho rằng mình vô tội thì một mực kêu oan từ đầu đến cuối; nếu em nhận tội thì xem như công việc đấu tranh của em vô nghĩa; đây là lời khuyên của anh
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Một bộ trưởng tại Việt Nam gợi ý nước này về lâu dài cần có các mạng xã hội riêng của mình, 'tương đương với Facebook', theo trang Một Thế Giới hôm 18/04.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Sau đúng 20 năm mở cửa cho Internet, cánh cửa tự do thông tin mạng vẫn đóng chặt ở Việt Nam, theo báo cáo của Freedom House.