Trần Tiến Dũng - Người Sài Gòn trước trùng vây dịch bệnh

Thứ Hai, 21 Tháng Sáu 20212:00 SA(Xem: 2807)
Trần Tiến Dũng - Người Sài Gòn trước trùng vây dịch bệnh
 Sài Gòn hiện nay là một đô thị với đa phần dân số là người trẻ, trung niên. Các thế hệ dân cư này đều chưa từng trải qua thời chiến tranh Việt Nam, và trong suốt gần nửa thế kỷ chưa từng phải đối mặt với thiên tai, dịch họa ở mức độ giết người hàng loạt như đại dịch Covid-19.

Khi Sài Gòn đang rối lo rầu, sợ hãi vì đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, nhiều Việt sống ở nước ngoài gọi điện về thăm hỏi thân nhân. Tất nhiên Việt Kiều sống ở Mỹ, Châu Âu… đều từng qua các đợt lây nhiểm nặng, có quốc gia còn khủng khiếp hơn tình trạng dịch bệnh đang diễn ra ở Sài Gòn, nhưng sự quan tâm khiến họ muốn biết là nhịp sống thường ngày ở Sài Gòn lúc này ra sao?

Có dư luận đánh giá: về căn bản dân Sài Gòn rất đang răm rắp tuân theo các lệnh phát ra từ hệ thống chống dịch bệnh của chế độ.

Nhưng có thật tất cả mọi người đều tuân lệnh, từ bỏ thói quen sống hàng ngày quen thuộc chăng?

Bất chấp hệ thống chống dịch cảnh báo virus Corona phát tán trong không khí; sáng 20-6, các đường nội bộ cư xá Lữ Gia vẫn có người đi bộ thể dục. Câu chuyện về tình hình dịch bệnh mà họ nói với nhau trong thời cách ly phong tỏa y như trước năm 1975 bàn tán về tin nóng chiến sự. Người này lặp lại cho người kia nghe bất kể người kia đã biết, hay có lo sợ mà không muốn nghe; kiểu như “Hay gì chưa, nguy lắm rồi nên ông chủ tịch thành phố mới ra thêm chỉ thị số 10?”.

Thời sự bây giờ, luôn xuất phát với cụm từ đầu môi của dân cư Sài Gòn: “Hay gì chưa? Biết phường giăng dây khu… đó chưa? Tính chích ngừa thuốc của nước nào? Có tìm được chỗ nào chích ngừa dịch vụ chưa? …”

Đã là người Sài Gòn thì sao có thể nuốt cho trôi mì gói, bánh mì suốt hai ba tuần giãn cách - phong tỏa. Đến mức cả một đô thị từng được ví như vương quốc món ngon vật lạ với hàng quán, thực khách náo nhiệt quanh năm, nay chỉ còn người lưa thưa. Trên phố quý ông, quý bà, tiểu thư, công tử treo xách túi nhựa phần thức ăn mang về. Mùa dịch này không ai biết Sài Gòn có bao nhiêu triệu người ăn sáng bằng mì gói, nhưng rõ rằng số ca dương tính ngày càng tăng thì mỗi sáng vẫn vang tiếng rao bánh mì Sài Gòn khắp phố hẻm.

Nhưng có người Sài Gòn không dễ từ bỏ thói quen, họ bất chấp trùng vây virus cúm Tàu trong việc tìm đổi món ăn sáng. Nhưng nói gì thì nói, cũng nhờ tật khó tính, ưa tìm món lạ chỗ ăn ngon để đổi món ăn sáng mà người Sài Gòn cũng cứu được phở, hủ tíu, cơm tấm, bún bò… phần nào thoát đại nạn giãn cách, cách ly.

Thêm nữa, người bình dân Sài Gòn tuy biết nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19, nhưng biểu họ từ bỏ tức thì, không đến chỗ đông người là chợ thực phẩm thì đâu có dễ.

Phải nói từ khi chế độ Hà Nội chiếm Sài Gòn, cái chợ của Người Ta lau nay, tự nhiên bị ép thêm từ: "truyền thống". Trong thông báo từ chỉ thị số 10 của ông chủ tịch thành phố vào tối ngày 19/6, có lệnh “dừng hoạt động các chợ tự phát”. Một bà nội trợ ở khu ông Tạ khi nghe lệnh này liền phản ứng. “Chui vô siêu thị, cửa hàng tiện lợi máy lạnh bít bùng sợ lây bệnh đến phát run; chỉ còn mấy cái chợ nhỏ, chợ chạy mua cá, mua rau ăn mà sống cho qua ngày. Mấy cha chống dịch trong phòng cứ thấy cái gì tiện cho dân là đòi dừng, đòi cấm.”

Thật ra chợ nhỏ, chợ chạy, chợ tự phát là tinh hoa thương mại của người bình dân đô thị, vì tính ứng biến thích nghi trước mọi biến cố trong đời sống người Sài Gòn. Một cửa hàng ở một căn nhà bên cái chợ nhỏ thuộc quận 11, cô bán cá biển quê ở Bạc Liêu nói nhỏ với nhiều khách hàng. “Mai cấm chợ, cháu vẫn bán trong nhà nghe cô, chú. Dù cô, chú có thấy cửa đóng nhưng cháu vẫn bán. Cháu bán cá ghe nhà gởi lên, cấm không cho bán chẳng lẽ đổ cá lại xuống biển sao!”

Giới bình dân Sài Gòn hiện nay dù có nhiều thay đổi về gốc gác nhập cư, nhưng nhiều người vẫn tin rằng, đã sống ở Sài Gòn thì ít nhiều đều nhận được “gen di truyền”, biết cách thích ứng để nội tại đề kháng, vượt qua các hiểm họa thiên tai hay nhân tai.

Nhiều người Sài Gòn vẫn giữ lại vài thói quen sinh hoạt trong nhịp sống hàng ngày, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, đẩy Sài Gòn vào rối loạn. Có thể họ bị chê bai, phê phán nhưng với họ, thà như vậy còn hơn là để cho nỗi ám ảnh Corona virus Tàu và các lệnh phòng chống dịch bất nhất, bất tài từ chế độ làm tê liệt, mất đi sức kháng thể- tinh thần trước trùng vây của đại dịch cúm Tàu.

TRẦNTIẾN DŨNG
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Có nhiều hành vi đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của người Việt nhưng lại rất lạ lẫm trong mắt của du khách khi họ đến Việt Nam. Một trong những hành vi ấy chính là thói quen chen ngang.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:00 SA
106 người chết, 25 người mất tích. Thật khủng khiếp. Không thể đổ tội cho mưa bão. Lỗi là do chính con người. Nhưng không có đảng phá
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Chưa biết Google, Facebook... sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:22 CH
Chúng tôi chứng kiến cảnh mấy chục cảnh sát giao thông chạy ba bốn xe tải và hàng chục xe ba càng trong một ngày và đã hốt trọn gần 100 xe máy của những tay lái
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chưa khi nào, mà trong 2 năm trở lại đây những trận lũ lịch sử lại diễn ra nhiều và liên tục đến như thế. Chuyện con nước lũ không phải là câu chuyện
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Ngoài kia bão bùng, cây ngã nhà đổ, thân phận người chìm dưới biển nước, thế mà đêm ấy có những kẻ vẫn ngồi vắt vẻo chiêm ngắm những đường cong, đo đếm 3 vòng, ngả ngớn nâng lên đặt xuống.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Bài báo trên Dân Việt của Lê Ngọc Sơn - một nhà báo đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Đức - cho rằng, "Nếu Facebook, Google ra đi, sự thụt lùi sẽ ở lại" đã bị gỡ: http://danviet.vn/…/neu-facebook-google-ra-di-su-thut-lui-s…
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:03 SA
Tính đến cuối ngày 6 tháng 11 đã có 61 người thiệt mạng, 28 người mất tích sau khi bão Damrey – trận bão thứ 12 trong năm nay - đổ vào miền Trung Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Từ năm 2011 đến nay, những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược chỉ tính riêng ở Hà Nội, đông nhất chừng 600 người, phản đối chặt cây chừng 400 ngườ