CHXHCN VIỆT NAM – NẠN PHÂN BIỆT KỲ THỊ ( Bài giản dị mà rất chính xác )

Thứ Tư, 24 Tháng Sáu 20209:01 CH(Xem: 4738)
CHXHCN VIỆT NAM – NẠN PHÂN BIỆT KỲ THỊ ( Bài giản dị mà rất chính xác )
traicaitao
Nếu phải nói về phân biệt kỳ thị thì có lẽ ít quốc gia nào qua mặt được nơi chúng ta đang sống. Ủng hộ blacklivesmatter để chống nạn lạm quyền của cảnh sát và phân biệt chủng tộc là điều hết sức đáng được cổ vũ vì đây là vấn nạn ở mọi nơi. Những cá nhân lợi dụng nó để tạo bạo loạn phải được lên án và trừng phạt. Nhưng lý tưởng thì nên được lan toả vì điều này không giới hạn biên giới hoặc lãnh thổ.

Mỹ phải mất hai thế kỷ kể từ khi lập quốc để ngừng các chính sách phân chia người dân bằng làn da. Mặc dù bản hiến pháp là cảm hứng cho lý tưởng tự do bình quyền nhưng mãi đến năm 1964 với phong trào Civil Rights (Dân Quyền) thì đất nước đó mới hoàn toàn sửa sai. Nó là khác biệt.

Nhưng ở một quốc gia được xây dựng trên một nền tảng lý tưởng công bằng bác ái mang tên chủ nghĩa xã hội, người dân nơi đó chỉ chứng kiến sự trái ngược. Mặc dù chiến tranh đã chấm dứt hơn bốn mươi lăm năm và toàn quốc đã thống nhất, nhưng nạn phân biệt vẫn còn tồn tại.

Cùng một dân tộc và ngôn ngữ nhưng di sản chiến tranh vẫn chưa bao giờ phai với vấn nạn Bắc Kỳ Nam Kỳ luôn là đề tài gây phẫn nộ và tranh cãi. Nếu các quốc gia tiên tiến phân biệt qua lời nói thì ở nơi này họ thực hiện công khai qua luật pháp và cơ chế điều hành.

  1. Sổ hộ khẩu phân chia vùng miền. Ai kỳ thị ai?
  2. Sơ yếu lý lịch phân chia con cháu bên thắng với thua cuộc. Ai kỳ thị ai?
  3. Đánh tư sản và tịch thu tư gia. Ai kỳ thị ai?
  4. Thiết lập trại cải tạo đề tái giáo dục quân nhân phe thua cuộc. Ai kỳ thì ai?
  5. Phân bổ chức vụ cho một nhóm người với lý lịch nhất định. Ai kỳ thị ai?
  6. Đánh thuế đồng đều nhưng phân chi ngân sách chênh lệch. Ai kỳ thị ai?
  7. Đầu tư cơ sở hạ tầng ở một miền rồi bỏ quên miền còn lại. Ai kỳ thị ai?
  8. Tạo danh hiệu liệt sĩ chỉ cho một bên chiến tuyến. Ai kỳ thị ai?
  9. Bôi nhọ danh dự của cựu đối thủ cùng đồng bào trong sách lịch sử. Ai kỳ thị ai?
  10. Người đứng đầu quốc gia nói chức vụ này chỉ dành cho người thuộc nguồn gốc vùng trên. Ai kỳ thị ai?

Khi một cá nhân bị kỳ thị thì đó là sự tấn công lên tất cả. Khi một người Việt Nam bị phân biệt thì đó là hành động làm nhục danh dự lên cả dân tộc. Khi một tầng lớp dân chúng bị bắt gánh chịu bất công vì những gì thế hệ trước đã làm, thì đó là sự tàn phá của một đất nước.

Chúng ta không thể liên tiếng chỉ trích quốc gia khác kỳ thị trong khi đang làm điều tương tự ở chính nơi mình sinh sống với mức độ khốc liệt hơn. Vấn nạn này sẽ còn tồn tại mãi vì tổ chức cai trị đất nước này đang duy trì nó. Ai kỳ thị ai? [10.6.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:30 SA
con trai cả cụ Trịnh Văn Bô), viết stt này, xung quanh vấn đề các khoản nợ gia đình ông nội anh vẫn chưa được trả
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hậu thuẫn ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư khi đã quá tuổi trước thềm đại hội 12, với chiến công đó ảnh hưởng của Tư Sang với Nguyễn Phú Trọng rất lớn.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:59 SA
Trong chuyến ghé thăm Việt Nam để tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Jack Ma có một số hoạt động bên lề quan trọng tại Hà Nộ
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Điều 23, Hiến pháp VN năm 2013 ghi nhận: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước".
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngày 6/11 tới đây, Tổng bí thư đảng cộng sản, chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ đến Đà Nẵng để dự hội nghị APEC 2017.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tôi có đọc một bài báo theo đường link mà người đọc cho tôi biết, đó một bài báo trên BBC Việt ngữ, với lời tựa “Lập Viện Đạo đức học 'như dán cao chữa ung thư'
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Thật trớ trêu cho số phận người Việt khi mỗi ngày lại thêm những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Mỗi ngày, cảm giác bất lực lại nhiều hơn trước một lũ người
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Quyết tâm siết chặt Internet, nhà nước Việt Nam ra lệnh chặn Facebook và cấm không cho nói chuyện Trường Sa trên mạng, dù là đang chơi game