Lời xin lỗi ám ảnh

Thứ Hai, 28 Tháng Mười 20192:00 SA(Xem: 4849)
Lời xin lỗi ám ảnh
1-144
Lời xin lỗi của cô Phạm Thị Trà My. Photo Courtesy

Đọc bản tin trả lời phỏng vấn Reuters của cha Anton Đặng Hữu Nam, tôi phải dừng từng chặp vì nhói tim và nhức bưng cả đầu. Ông nói: Đợt này, hơn 100 người đang trên đường để đi tìm sự sống cho mình. Người chủ chăn chắc không mong muốn những cuộc ra đi đó nhưng … phải chăng (xin lỗi) niềm tin tôn giáo không đủ ngăn sự mất niềm tin ở tương lai?

Tại sao trong những lời trối trăn tuyệt vọng, Trà My cứ mãi nói thương bố mẹ và xin lỗi. Lời xin lỗi thực thà nhất trong triệu triệu lời xin lỗi tôi đã biết đã nghe (và thường tự nhủ thầm, sao xin lỗi dễ dàng thế?). Thật đau thương khi đọc phân tích mà tôi thấy đáng tin, em xin lỗi vì biết chắc chắn bố mẹ sẽ cực kỳ lao đao để trả món nợ chuyến đi đắt đỏ của em, không biết lấy nguồn nào mà bù trả, sau khi em ra đi lần 2, vĩnh viễn.

Cám ơn anh Hoàng Huy, người đã làm phiên dịch cho Cảnh sát và Bộ nội vụ Anh về các vụ nhập cư của người Việt, đã viết về họ, những “người rơm – sống không ai biết, chết chẳng ai hay” như sau:

Ai cũng có một đời để sống, có quyền được chọn cách sẽ sống thế nào, sống ở đâu… nhưng cũng đâu phải ai cũng may mắn có khả năng để đi du học, hay đi sang xứ người bằng cánh cửa rộng để theo đuổi ước mơ thay đổi cuộc đời.

Chúng ta hãy ngưng phán xét, ngưng trách móc, ngưng nói đến những điều lớn lao, những nguyên nhân vĩ mô, ngưng dạy bảo những người đã khuất sao không làm thế này thế kia… hãy dành một chút im lặng để cảm thông với những gia đình đang ở tận đáy của sự đau thương.

Dù là người Việt Nam – người Trung Quốc hay người gì chăng nữa, thì cũng là đồng loại của chúng ta, và họ được quyền yên nghỉ sau quá nhiều những đau đớn – hoảng loạn lúc cuối đời.

Mong cho họ được bình yên, ở một thế giới khác họ sẽ không phải từ bỏ quê hương để mưu sinh, không phải liều mình trên những chuyến xe sinh tử, không phải lạnh lẽo ra đi giữa những kiện hàng, mong cho họ được làm NGƯỜI cho đúng nghĩa, và không bao giờ có thêm ai nữa phải liều mình làm “người rơm”.

Nỗi đau này của họ hay của tất cả chúng ta, một dân tộc đã hết chiến tranh nhưng vẫn còn quá nhiều nỗi đau để khóc? Thương lắm, Việt Nam ơi…” (hết trích).

Bình tĩnh nghĩ lại, mỗi ngày chúng ta câm lặng cho qua tình trạng hàng trăm thanh niên con nhà có tiền, có thế đã ngang nhiên cướp chỗ học của những thanh niên đủ điểm vào Đại học mà bị đẩy ra bên lề hay vô số những cảnh đời bất công, bị cướp hết cơ hội vì không có thân thế và tiền của.

Nhiều năm qua, hàng trăm ngàn, hàng triệu người dân từ các vùng quê xa xôi mà sản phẩm bị “giải cứu” liên miên đã ly hương, đổ về các thành phố, chạy xe ôm (nhìn đội quân “xe ôm công nghệ” nhuộm xanh thành phố mà chạnh lòng), phụ hồ, đứng đường và… Trong dòng người đó, người dân Nghệ Tĩnh cũng ra đi và sau vụ Formosa mấy năm qua, họ càng ra đi nhiều hơn, cố thoát khỏi bế – tắc – mưu – sinh vì biển trời bị làm bẩn, ô nhiễm mà những đồng bạc bồi thường ai cũng biết rất thường bị bốc hơi, là không đủ tiền mua thuốc.

Kể sao cho hết mà tìm cách đổ thừa trách nhiệm cho ai khác, cái gì khác không phải là mình?

Vâng, không có ai trong chúng ta là ngoại phạm, là vô can. Càng tìm cách phân bua, biện minh thì chỉ càng cho thấy sự vô trách nhiệm, vô cảm và từ đó, sẽ không giải quyết được tận gốc thảm cảnh mang số 39 ám ảnh nảy (Xin lỗi là phải viết, chỉ viết vì đau đớn quá, dù biết là nhàm?)

1-45
Nội dung tin nhắn của cô Phạm Thị Trà My. Photo Courtesy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Có nhiều hành vi đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của người Việt nhưng lại rất lạ lẫm trong mắt của du khách khi họ đến Việt Nam. Một trong những hành vi ấy chính là thói quen chen ngang.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:00 SA
106 người chết, 25 người mất tích. Thật khủng khiếp. Không thể đổ tội cho mưa bão. Lỗi là do chính con người. Nhưng không có đảng phá
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Chưa biết Google, Facebook... sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:22 CH
Chúng tôi chứng kiến cảnh mấy chục cảnh sát giao thông chạy ba bốn xe tải và hàng chục xe ba càng trong một ngày và đã hốt trọn gần 100 xe máy của những tay lái
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chưa khi nào, mà trong 2 năm trở lại đây những trận lũ lịch sử lại diễn ra nhiều và liên tục đến như thế. Chuyện con nước lũ không phải là câu chuyện
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Ngoài kia bão bùng, cây ngã nhà đổ, thân phận người chìm dưới biển nước, thế mà đêm ấy có những kẻ vẫn ngồi vắt vẻo chiêm ngắm những đường cong, đo đếm 3 vòng, ngả ngớn nâng lên đặt xuống.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Bài báo trên Dân Việt của Lê Ngọc Sơn - một nhà báo đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Đức - cho rằng, "Nếu Facebook, Google ra đi, sự thụt lùi sẽ ở lại" đã bị gỡ: http://danviet.vn/…/neu-facebook-google-ra-di-su-thut-lui-s…
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:03 SA
Tính đến cuối ngày 6 tháng 11 đã có 61 người thiệt mạng, 28 người mất tích sau khi bão Damrey – trận bão thứ 12 trong năm nay - đổ vào miền Trung Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Từ năm 2011 đến nay, những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược chỉ tính riêng ở Hà Nội, đông nhất chừng 600 người, phản đối chặt cây chừng 400 ngườ