Phạm Chí Dũng - Việt Nam bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?

Thứ Ba, 22 Tháng Mười 20194:00 SA(Xem: 5086)
Phạm Chí Dũng - Việt Nam bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?

Trong bối cảnh chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp nối đà say men thắng lợi với những con số tăng trưởng GDP lên đến 7% nhưng lại bị nghi ngờ lớn về ‘ma số liệu’, còn ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vẫn mê man về ‘đất nước ta chưa bao giờ ổn định như thế này!’ và ‘triển vọng phát triển còn tốt lắm’. 


C6B0F0AE-C4B8-4751-8DFE-763DB18E436D_w1023_r1_s

Vào ngày 10/10/2019 hãng đánh giá tín nhiệm có uy tín của quốc tế là Moody's đã bất ngờ thông báo đang xem xét hạ mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống từ mức Ba3 hiện tại, đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam, vì một lý do hiếm khi được công bố: Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn.

‘Rủi ro tín dụng đáng kể’ và núi nợ xấu ngân hàng

Thang xếp hạng của Moody's được cấu tạo từ Aa đến Caa với ký hiệu các con số 1, 2 và 3; con số càng thấp thì xếp hạng càng cao. Mức từ Aa đến Aa3 có chất lượng cao nhất và rủi ro tín dụng thấp nhất; từ A1 đến A3 có chất lượng trên trung bình và mức rủi ro thấp; từ Ba1 đến Ba3 có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể; còn các mức xếp dưới nữa lần lượt có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng cao; và chất lượng thấp và rủi ro tín dụng rất cao.

Hiện thời, mức Ba3 mà Moody's xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam là có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể.

Mức xếp hạng trên là phù hợp với thực tế về tình trạng tăng trưởng nóng về tín dụng (đẩy vốn ra thị trường) của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt vốn tín dụng được bơm vào hai kênh đầu cơ chủ yếu là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.

Hậu quả của chính sách tăng trưởng tín dụng nóng và sử dụng đòn bẩy cao (margin) từ những năm 2006, 2007 đến nay là một núi nợ xấu ngân hàng, trong đó nợ không thể đòi (những khoản vay mất khả năng thanh toán) có thể chiếm đến 50% tổng nợ xấu.

Tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn cao ngất, có thể lên đến 900.000 - 1 triệu tỷ đồng hoặc hơn, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vẫn luôn công bố là đã ‘khuôn’ nợ xấu dưới mức 3%. Cho tới nay và sau 5 năm Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) ra đời, hoạt động ‘xử lý nợ xấu’ vẫn chỉ chủ yếu… trên giấy.

Và núi nợ nước ngoài

Từ trước tới nay chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam vẫn luôn công bố rằng họ luôn trả nợ nước ngoài đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, họ lại chưa bao giờ công bố chi tiết về các khoản nợ nước ngoài, bao gồm nợ của chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, và nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng động thái xem xét hạ mức tín nhiệm Việt Nam của Moody's đã cho thấy tình trạng chậm thanh toán nợ tới hạn đang ở mức báo động, điều mà có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và do đó dẫn tới hậu quả cuối cùng là vỡ nợ quốc gia. Khi đưa ra những đánh giá về mức xếp hạng như thế, điều hiển nhiên là Moody's đã phải có trong tay những cơ sở thông tin tài chính và kinh tế chắc chắn, thu thập từ chính các chủ nợ của lớn nhất chính phủ Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản…

Cho tới nay, con số chung nhất được chính phủ Việt Nam công bố là chính phủ này nợ nước ngoài hơn 100 tỷ USD.

Nhưng ngoài con số trên, còn có hơn 100 tỷ USD khác là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để cộng chung lại số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện thời là hơn 200 tỷ USD, gần bằng toàn bộ GDP một năm của đất nước này.

Nhưng đó mới chỉ là nợ nước ngoài, chưa kể một núi nợ khác - nợ trong nước bằng tiền đồng Việt Nam, tương đương hơn 200 tỷ USD nợ của chính phủ và của các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, số nợ nước ngoài hơn 200 tỷ USD chỉ là nợ được thống kê chính thức, trong khi vẫn có thể phát sinh những khoản nợ nước ngoài lớn từ các doanh nghiệp. Vào tháng 9 năm 2019, Tổng cục Thống kê Việt Nam thình lình công bố phát hiện thêm 76.000 doanh nghiệp mà trước đó không nằm trong sổ sách của cơ quan này - mà động cơ phía sau công bố này là nhằm ‘hô biến’ GDP tăng thêm để lấy ‘thành tích đại hội 13’ cho Thủ tướng Phúc. Nhưng cũng chính công bố phát sinh này - chiếm đến hơn 10% tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam - chắc chắn sẽ kéo theo nhiều khoản vay nước ngoài mà trước đây không được thống kê bởi Bộ Tài chính.

“Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước?”.

Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, với tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Thậm chí một số doanh nghiệp còn có sẵn sàng “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.

Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái.

Vào năm 2015, thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam phải trả nợ đến 20 tỷ USD. Đến năm 2016, người “may mắn” thế chỗ cho ông Dũng là Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam phải trả 12 tỷ USD. Những năm gần đây, nợ nước ngoài phải trả cũng có thể lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?

Công bằng mà xét, Nguyễn Xuân Phúc là đời thủ tướng “cực hình” nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị “tan nát” nhất…

Vào năm 2017, chính phủ của thủ tướng ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề ra hạn ngạch bảo lãnh cho vay chỉ 1 tỷ USD - con số thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Mức bảo lãnh chỉ có 1 tỷ USD như thế đã phải giảm mạnh so với những năm trước đó (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014.

Sang năm 2018 và 2019, hạn ngạch bảo lãnh này thậm chí còn ít ỏi hơn nữa, hoặc gần như không còn tồn tại.

Nợ nhiều đến mức vào năm 2017, chính phủ phải tuyên bố thẳng thừng sẽ không đưa nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công, nằm trong Luật về Nợ công (sửa đổi). Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ từ chối trả thay nợ vay nước ngoài cho doanh nghiệp, và hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước phải phá sản.

Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, vào năm 2018 Ngân hàng thế giới đã đưa ra một cảnh báo giật mình: trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt.

Còn đến giờ đã gần hết năm 2019, lọt thỏm vào giai đoạn ‘50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn’, tương ứng với đánh giá của Moody's về việc Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn và đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam. Nếu động thái này được Moody's hoàn tất, sẽ có đến 50% trong số các ngân hàng Việt Nam rơi vào tình trạng bị hạ bậc tín nhiệm - nhiều nhất từ trước tới nay.

50% lại là ước tính của giới chuyên gia tài chính về khả năng có đến phân nửa số ngân hàng đang tồn tại phải bị sáp nhập, hoặc cho phá sản do tỷ lệ nợ xấu quá cao và không bảo đảm khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên mối nguy hiểm thường trực này vẫn bị bưng bít bởi Ngân hàng Nhà nước trong những năm gần đây. Chỉ là con đê bị trám bít loang lổ ấy sẽ bục vỡ vào một thời điểm nào đó mà thôi - có thể gọi là thời điểm ‘Minsky’, tức hoàn toàn mất khả năng thanh toán các khoản vay nợ.

Phá sản ngân hàng đang trở thành tương lai hầu như chắc chắn, để cộng hưởng với tình trạng mất khả năng trả nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp, nền tài chính Việt Nam sẽ rơi gọn cả hai chân vào hố sâu khủng hoảng.

Còn ngay vào lúc này khi hiện ra công bố hạ tín nhiệm của Moody's, phải chăng Việt Nam đã bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?

Phạm Chí Dũng

(Blog VOA)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:24 SA
Gần hai năm trôi qua, kể từ ngày biển Bắc miền Trung nhiễm độc do Formosa Hà Tĩnh xả thải, đến nay, đời sống của người dân Kỳ Anh vẫn chưa có gì phục hồi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Vấn nạn tham nhũng – thứ “giặc nội xâm” không chỉ tàn phá đất nước mà còn là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của chế độ.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20177:00 CH
. Không ai thích trả tiền mua sự miễn cưỡng. Chỉ số hài lòng của khách hàng luôn là thông tin quan trọng nhất quyết định tương lai một doanh nghiệp.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Báo Việt Nam vừa nhắc lời của TBT Đảng Cộng sản cảnh báo về nguy cơ "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị" trong chuyến về Hải Phòng gần đây.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:37 SA
“Nếu em cho rằng mình vô tội thì một mực kêu oan từ đầu đến cuối; nếu em nhận tội thì xem như công việc đấu tranh của em vô nghĩa; đây là lời khuyên của anh
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Một bộ trưởng tại Việt Nam gợi ý nước này về lâu dài cần có các mạng xã hội riêng của mình, 'tương đương với Facebook', theo trang Một Thế Giới hôm 18/04.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Sau đúng 20 năm mở cửa cho Internet, cánh cửa tự do thông tin mạng vẫn đóng chặt ở Việt Nam, theo báo cáo của Freedom House.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Ngày 30 tháng 10, năm 2017, Tổ chức Văn bút quốc tế có trụ sở tại Thụy sĩ gửi một bức thư đến Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc