Khi an ninh, tình báo được mang đi … bán lẻ

Thứ Tư, 03 Tháng Giêng 20182:00 CH(Xem: 10230)
Khi an ninh, tình báo được mang đi … bán lẻ

Blog VOA

Trân Văn

H2-11
Tướng Nguyễn Chí Vịnh, sau khi thôi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo quân đội, đảm nhận vai trò… Thứ trưởng Quốc phòng. Ảnh: Reuters

Chưa biết đến lúc nào thì scandal liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (tự Vũ “Nhôm”) lắng xuống và tất nhiên chưa biết scandal này sẽ kết thúc với kết quả ra sao (?). Tuy nhiên có thể khẳng định, scandal đó là hồi chuông báo tử cho tương lai quốc gia và vận mệnh dân tộc khi an ninh, quốc phòng được đem ra bọc những thương vụ đặc biệt.

***

Cho dù quốc phòng và an ninh là hai lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với tương lai của một quốc gia và vận mệnh của một dân tộc nhưng ở Việt Nam đã có những bằng chứng hết sức rõ ràng cho thấy, thay vì chuyên chú vào việc bảo vệ lãnh thổ, quân đội dường như chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền và tương tự, thay vì chuyên chú vào việc bảo vệ – thực thi pháp luật, duy trì an ninh, trật tự thì công an cũng… vậy.

Sau những scandal về việc biến hàng loạt phi trường quân sự từ Bắc tới Nam thành sân golf và vì nỗ lực thâu tóm đất đai nhân danh “quốc phòng” mà làm bùng phát biến cố Đồng Tâm (một xã thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội), giữa lúc các ông tướng quân đội đang ra sức biện bạch để bảo vệ chủ trương quân đội vẫn phải tham gia kinh doanh kiếm tiền thì tình thế đẩy Bộ Quốc phòng đến chỗ phải bắt ông Đinh Ngọc Hệ (tự “Út Trọc”) – một sĩ quan quân đội.

Đó không phải là “họa vô đơn chí”, đó là hệ quả tất nhiên khi hệ thống công quyền dành cho quân đội vô số đặc quyền, đặc lợi kể cả ưu đãi không bao giờ có thể tồn tại ở những xứ sở tôn trọng dân chủ, công bằng là… “bất khả xâm phạm” để quân đội chuyên tâm bảo vệ Đảng.

Do quân đội đã bắt “Út Trọc”, Bộ Công an bị hối thúc phải tính toán trường hợp Vũ “Nhôm”. Có lẽ chỉ Việt Nam mới có chuyện ai cũng biết một thường dân là… sĩ quan tình báo nên đành nhẫn và nhường suốt một thập niên, cũng như cơ quan đặc trách tình báo quốc gia hết mình hỗ trợ “sĩ quan nghiệp vụ” mở rộng sự nghiệp kinh doanh, thâu tóm đất đai và các bất động sản khổng lồ. Chẳng lẽ Bộ Công an Việt Nam – cơ quan vẫn được ca ngợi là có nhiều “biện pháp nghiệp vụ” hữu hiệu không hề hay biết Vũ “Nhôm” lạm dụng danh nghĩa sĩ quan tình báo để trở thành tỷ phú, không thể ngăn chặn Vũ “Nhôm” thu hồi vốn liếng sau khi bị “lộ” và đào tẩu ngay trước khi bị bắt (?).

Thế nhưng chỉ dè bỉu Tổng cục Tình báo của Bộ Công an là chưa… công bằng!

Thập niên trước, hàng loạt công thần của hệ thống công quyền Việt Nam, trong đó có hàng chục ông tướng, kể cả ông Võ Nguyên Giáp, liên tục đòi xử lý Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng vì những sai phạm tương tự, song kết quả cuối cùng chỉ là tướng Nguyễn Chí Vịnh thôi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo quân đội để đảm nhận vai trò… Thứ trưởng Quốc phòng. Dường như chỉ có Việt Nam, dù thuộc quân đội hay công an thì với công dân, tình báo chẳng khác gì một thứ tình… tuyệt vọng. Dẫu buồn, giận đến mức nào người ta cũng chỉ có thể tự gặm, nhấm cảm xúc của mình chứ không thể làm gì khác.

***

Nhiều người cho rằng, Vũ “Nhôm” sẽ khiến mạng lưới tình báo của Việt Nam vỡ vụn vì đượng sự bị đẩy vào thế sẵn sàng “bán” mọi thứ để tự cứu mình. Với những “sĩ quan tình báo” như Vũ “Nhôm”, mạng lưới tình báo của Việt Nam có đáng phải bận tâm hay không? Nếu trước nay, mạng lưới an ninh, tình báo của Việt Nam không quan tâm đến chiến lược, chiến thuật của ngoại bang, chỉ chú ý tìm kiếm, ngăn chặn những hoạt động đòi dân chủ, công bằng, đe dọa quyền thống trị, toàn diện của Đảng CSVN thì có đáng bận tâm về việc mạng lưới đó còn hay vỡ?

Vậy thì điều gì đáng bận tâm nhất? Hình như là những người đứng đầu và lối điều hành mạng lưới an ninh, tình báo của cả quân đội lẫn công an. Khi những người đứng đầu mạng lưới an ninh, tình báo – lá chắn cho quốc phòng và an ninh của một quốc gia sẵn sàng bửa lá chắn ra để bán lẻ cho những cá nhân như Vũ “Nhôm”, những du đãng là đàn em của ông trùm Năm Cam thì lấy gì bảo đảm họ sẽ không bán sỉ phần còn lại cho ngoại bang? Khi an ninh và quốc phòng được điều hành một cách tùy tiện như thế, dễ bị tiền lũng đoạn đến như vậy thì tương lai quốc gia và vận mệnh dân tộc ra sao?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Có nhiều hành vi đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của người Việt nhưng lại rất lạ lẫm trong mắt của du khách khi họ đến Việt Nam. Một trong những hành vi ấy chính là thói quen chen ngang.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:00 SA
106 người chết, 25 người mất tích. Thật khủng khiếp. Không thể đổ tội cho mưa bão. Lỗi là do chính con người. Nhưng không có đảng phá
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Chưa biết Google, Facebook... sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:22 CH
Chúng tôi chứng kiến cảnh mấy chục cảnh sát giao thông chạy ba bốn xe tải và hàng chục xe ba càng trong một ngày và đã hốt trọn gần 100 xe máy của những tay lái
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chưa khi nào, mà trong 2 năm trở lại đây những trận lũ lịch sử lại diễn ra nhiều và liên tục đến như thế. Chuyện con nước lũ không phải là câu chuyện
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Ngoài kia bão bùng, cây ngã nhà đổ, thân phận người chìm dưới biển nước, thế mà đêm ấy có những kẻ vẫn ngồi vắt vẻo chiêm ngắm những đường cong, đo đếm 3 vòng, ngả ngớn nâng lên đặt xuống.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Bài báo trên Dân Việt của Lê Ngọc Sơn - một nhà báo đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Đức - cho rằng, "Nếu Facebook, Google ra đi, sự thụt lùi sẽ ở lại" đã bị gỡ: http://danviet.vn/…/neu-facebook-google-ra-di-su-thut-lui-s…
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:03 SA
Tính đến cuối ngày 6 tháng 11 đã có 61 người thiệt mạng, 28 người mất tích sau khi bão Damrey – trận bão thứ 12 trong năm nay - đổ vào miền Trung Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Từ năm 2011 đến nay, những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược chỉ tính riêng ở Hà Nội, đông nhất chừng 600 người, phản đối chặt cây chừng 400 ngườ