THU PHÍ NGƯỜI NUÔI BỆNH: MỘT KIỂU TẬN THU TÀN NHẪN

Thứ Tư, 24 Tháng Tư 20192:00 SA(Xem: 5998)
THU PHÍ NGƯỜI NUÔI BỆNH: MỘT KIỂU TẬN THU TÀN NHẪN
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang ăn và món ăn
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đi bộ và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và đám đông
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
 bs Do hong  Ngoc

THU PHÍ NGƯỜI NUÔI BỆNH: MỘT KIỂU TẬN THU TÀN NHẪN
Ở xứ Việt nam CS thời nay, bệnh vào đến bệnh viện đã là một sự khốn khổ, khốn nạn. Đồng tiền phải đi trước, dù cấp cứu gần chết thì phải đóng tiền mới có người hỏi tới, không thì nằm đó chờ. Một người bệnh ít nhất phải có một người đi theo nuôi bệnh bởi lực lượng y tá, điều dưỡng không thể chăm sóc người bệnh. Con nuôi cha mẹ, vợ nuôi chồng, chồng theo nuôi vợ, con cháu nuôi ông bà.. Không thể không có mặt được. Không chỉ để rót miếng nước, đút miếng cháo, đưa viên thuốc mà còn phải có mặt ở đấy để khi bác sĩ, y tá cần thì đáp ứng ngay. Bệnh nhân nếu ở phòng chăm sóc đặc biệt tức là đã có một chân vào cửa tử thì người nhà càng phải cần có mặt để được gọi tên bất cứ lúc nào. Đến các bệnh viện nhà nước mà xem, đa số bệnh nhân đều là người nghèo đến từ các tỉnh, có người không đủ tiền mua thuốc, và người đi nuôi bệnh thường là sống nhờ cơm từ thiện. Chồng vừa nuôi vợ bệnh vừa chạy xe ôm là chuyện thường tình. Họ nghèo lắm, nghèo đến xác xơ. Nhà có người bệnh, nhất là những bệnh nan y kéo dài ngày chữa trị thì từ gia đình khá khá biến thành hộ nghèo và người nghèo trở thành tàn mạt điêu đứng cũng là chuyện thường tình. Bán trâu, bán ruộng, bán vườn rồi bán nhà khăn gói lên thành phố chữa bệnh cho người thân, trắng tay cũng là chuyện thường tình.
Cán bộ lãnh đạo khi bệnh có phòng riêng, có bác sĩ riêng, có y tá, điều dưỡng riêng, có chế độ chăm sóc cũng riêng. Đa số lại chữa trị ở nước ngoài với cả cặp đô la, cả túi hột soàn mang theo để chi tiêu, chưa kể đến ngân sách nhà nước dành cho họ. Họ đâu thấm cảnh chạy vạy từng đồng mua thuốc, bông, băng. Người thân của họ đâu phải nằm ở hành lang, ở sân bệnh viện để nuôi bệnh, họ đâu phải xếp hàng để kiếm miếng cơm từ thiện qua ngày. Cho nên họ mạnh miệng cho răng thu phí người nuôi bệnh là hợp lý. Tuyên bố như thế là chưa thấm được nỗi đau của dân, chưa đồng cảm với nỗi khổ của dân. Dân đã nghèo tận đáy khi trở thành người bệnh mà tận thu như thế là một việc làm tàn nhẫn. Có thể gọi là vô đạo. Đồng ý là bệnh viện hoạt động phải có kinh phí thế nhưng đã gọi là một chế độ vì dân, do dân và lo cho dân mà còn tính với dân miếng nước dội cầu, một chút ánh sáng của bóng đèn thì chính phủ đó có còn nên tồn tại không? Ngân sách hàng năm dành cho y tế cũng không nhỏ, sao lại nghĩ đến chuyện tận thu những người đi nuôi bệnh, những người đã nghèo đến tận cùng khi đến bệnh viện.
Ngày xưa ở miền Nam tu do , các bệnh viện công còn gọi là nhà thương thí, ở đó bệnh nhân được chữa trị không mất tiền, còn được nuôi ăn. Người nuôi bệnh có chỗ còn được cung cấp các bữa ăn do các tổ chức xã hội phân phát. Họ không hô hào vì dân nhưng họ đồng cảm với hoàn cảnh với người bệnh. Đó là cách đối xử nhân văn, nhân đạo giữa con người với nhau. Còn bây giờ chúng ta hành xử với nhau như thế nào? Các ngài cứ nghĩ việc tận thu, càng nhiều càng tốt, sống chết mặc bay với những lý lẽ nghe qua tưởng chừng rất hợp lý.
"Ngày 10-4, trao đổi với báo chí về vấn đề BV có được thu phí người nuôi bệnh hay không, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế  vc :Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các BV đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng VC : Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì BV vẫn được quyền thu.
Trở lại vấn đề thu phí người nuôi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận nhiều người không phải là bệnh nhân vào BV nhưng xử dụng điện, nước, vệ sinh, ảnh hưởng môi trường. “BV phải cử nhân viên hoặc thuê người dọn dẹp vệ sinh và trả tiền cho các khoản điện, nước này. Về nguyên tắc, BV là đơn vị tự chủ kinh phí nên người vào sử dụng dịch vụ phải trả tiền là hợp lý”
Cái hợp lý mà các ngài đang đề cập đến là sự hợp lý tàn nhẫn vô nhân đạo. Sự tận thu này đã đẩy người bệnh đã nghèo càng khổ thêm, họ càng túng quẫn hơn khi phải thêm một khoản kinh phí không biết tìm đáu. Họ lại phải nhịn ăn, bán thêm ruộng vườn để đáp ứng việc tận thu của các ngài. Khốn nạn thật!
14.4.2019
bs DO hong Ngoc

( Bài do Võ Hồng Phi chuyển )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:30 SA
con trai cả cụ Trịnh Văn Bô), viết stt này, xung quanh vấn đề các khoản nợ gia đình ông nội anh vẫn chưa được trả
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hậu thuẫn ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư khi đã quá tuổi trước thềm đại hội 12, với chiến công đó ảnh hưởng của Tư Sang với Nguyễn Phú Trọng rất lớn.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:59 SA
Trong chuyến ghé thăm Việt Nam để tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Jack Ma có một số hoạt động bên lề quan trọng tại Hà Nộ
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Điều 23, Hiến pháp VN năm 2013 ghi nhận: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước".
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngày 6/11 tới đây, Tổng bí thư đảng cộng sản, chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ đến Đà Nẵng để dự hội nghị APEC 2017.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tôi có đọc một bài báo theo đường link mà người đọc cho tôi biết, đó một bài báo trên BBC Việt ngữ, với lời tựa “Lập Viện Đạo đức học 'như dán cao chữa ung thư'
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Thật trớ trêu cho số phận người Việt khi mỗi ngày lại thêm những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Mỗi ngày, cảm giác bất lực lại nhiều hơn trước một lũ người
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Quyết tâm siết chặt Internet, nhà nước Việt Nam ra lệnh chặn Facebook và cấm không cho nói chuyện Trường Sa trên mạng, dù là đang chơi game