Khép một “chương” đời

Chủ Nhật, 31 Tháng Ba 20194:00 SA(Xem: 5298)
Khép một “chương” đời

FB Trần Đức Anh Sơn

Ngày mai, 31/3/2019, sẽ là ngày tôi chấm dứt “sự nghiệp” viên chức nhà nước của mình sau 29 năm 1 tháng 11 ngày theo đuổi “sự nghiệp” ấy. Quyết định cho tôi thôi việc đã được Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng ký hôm thứ Năm (28/3/2019), mà hôm nay và ngày mai là hai ngày nghỉ cuối tuần, nên chính xác thì tôi đã chấm dứt sự nghiệp “viên chức” từ 5g chiều qua (29/3/2019).

Bắt đầu từ 01/4/2019, tôi sẽ làm việc trong khu vực tư nhân, với vai trò của một “phu chữ” (xin mượn từ này của nhà thơ Lê Đạt) để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê viết lách và làm sách của mình.

Hơn 29 năm làm viên chức nhà nước là một quãng đời khá dài, ghi dấu sự “lớn lên” của tôi về nhiều mặt: tuổi tác, thể chất, học vấn, kinh nghiệm, tư duy, tình cảm, ý nguyện. Trong 29 năm ấy, tôi đã trải nghiệm nhiều công việc, vị trí công tác và chức trách khác nhau: hướng dẫn viên du lịch, nghiên cứu viên, quản lý bảo tàng, giảng viên đại học, nhà báo… Có quá nhiều điều đã xảy đến với tôi trong hơn 29 năm ấy, chắc chắn là không thể nào kể hết nơi đây. Thôi thì tạm điểm qua một vài “việc chính”, kiểu như một sơ kết về những gì tôi đã làm trong hơn 29 năm phụng sự “việc công”, để khép lại một “chương” cũ, trước khi bước sang một “chương” mới trong đời. Sơ lược như sau:

– Tôi chính thức làm việc trong hệ thống nhà nước từ ngày 20/2/1990. Nơi tuyển dụng đầu tiên là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Từ đó đến nay, tôi đã thay đổi vị trí làm việc 5 lần; đã “dịch chuyển” từ Huế vô Hội An, rồi trở ra Đà Nẵng. Nơi tôi làm việc lâu nhất là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) với 6 năm làm phó giám đốc, 7 năm làm giám đốc, tổng cộng là 13 năm (1995 – 2007). Nơi tôi làm việc ngắn nhất là Đại học Phan Châu Trinh ở Hội An (1 năm) với cương vị là Trưởng khoa Việt Nam học.

– Về viết lách, trong 29 năm qua, tôi đã xuất bản được 9 đầu sách viết riêng, 3 đầu sách viết chung và 12 cuốn sách với tư cách là chủ biên. Những cuốn sách tôi viết hay chủ biên, chủ yếu là về lịch sử – văn hóa Huế, di tích và văn vật của triều Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông… Tôi cũng đã viết rất nhiều bài báo / bài nghiên cứu (không nhớ chính xác, nhưng ước khoảng trên 1.500 bài), đăng tải trên khoảng 300 tờ báo và tạp chí khác nhau ở trong và ngoài nước. Tôi đã tập hợp nhưng bài đăng báo này, copy và đóng thành bộ TRẦN ĐỨC ANH SƠN TOÀN TẬP để lưu trữ tại tủ sách gia đình. Đến nay, bộ toàn tập này đã được 18 tập.

– Về nghiên cứu khoa học, tôi đã chủ trì 13 đề tài / đề án nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội – nhân văn; và hiện đang chủ trì 2 đề án nghiên cứu khác sẽ kết thúc trong năm nay. Tôi đã tham dự khoảng 40 hội thảo khoa học trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn; có 5 bài nghiên cứu được đăng trong tạp chí chuyên ngành ở Nhật Bản (2 bài), Hàn Quốc (2 bài) và Pháp (1 bài).

– Về giảng dạy và đào tạo, tôi được 5 trường đại học và cao đẳng ở Huế, Hội An, Đà Nẵng và 2 trường từ Sài Gòn và Hà Nội (mở phân hiệu ở Huế) mời giảng dạy cho sinh viên bậc cao đẳng và đại học từ năm 1998 đến năm 2013. Trong đó, trường Đại học Phú Xuân ở Huế là nơi tôi tham gia giảng dạy lâu nhất, cho sinh viên các ngành Lịch sử, Địa lý – Du lịch và Văn hóa – Du lịch từ khóa 1 đến khóa 7. Tôi đã hướng dẫn 10 học viên cao học làm xong luận văn thạc sĩ tại các cơ sở đào tạo ở Huế và Hà Nội, hiện đang hướng dẫn 01 học viên khác làm luận văn thạc sĩ tại một trường đại học ở Sài Gòn.

– Về nghiên cứu và tu nghiệp ở nước ngoài, tôi đã đoạt được học bổng toàn phần của các chính phủ nước ngoài để đi tu nghiệp và nghiên cứu ở: Nhật Bản (1997 – 1998), Hàn Quốc (1999), Đức (2004), Pháp (2004) và Hoa Kỳ (2015 – 2016). Tôi cũng đã đi tới 18 quốc gia / vùng lãnh thổ và quá cảnh ở 5 quốc gia khác nhau. Các chuyến đi này chủ yếu là vì việc công hoặc đi du học. Chỉ có 5 chuyến đi là du lịch cùng gia đình. Nhờ những chuyến đi này mà tôi được mở mang kiến thức và mở rộng tầm nhìn, tư tưởng.

Có thể nói rằng, trong hơn 29 năm đó, tôi đã làm tròn trách nhiệm của một viên chức, của một người nghiên cứu khoa học và của một người trao truyền kiến thức cho thế hệ trẻ. Ngoài 3 việc này ra, những việc khác tôi làm thì có thành công, có thất bại, có hay, có dở. Nhưng tất thảy đều do tôi tự làm, tự lựa chọn và tự chịu trách nhiệm.

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các đồng nghiệp ở tất cả những nơi tôi từng kinh qua, đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong nghiên cứu, làm báo, hay trong công tác quản lý.
Tôi cũng rất biết ơn các thế hệ sinh viên, học viên cao học ở nhiều nơi trong nước đã luôn tin tưởng, tín nhiệm, quý mến tôi, cho dù tôi luôn khắt khe với các em.

Ngày mai, tôi sẽ chính thức khép lại một “chương” của đời mình, để bước sang một “chương” mới. Theo lá số tử vi do GS. Trần Quốc Vượng chấm cho tôi vào năm 1995, thì tôi còn 36 năm góp mặt trên cõi nhân gian để viết thêm những “chương” đời khác nữa. Vì thế, tôi hy vọng những “chương” đời phía trước của tôi cũng sẽ sôi nổi và đáng nhớ như “chương” đời đã qua, nhưng sẽ suôn sẻ và ít rắc rối hơn.

Rứa hỉ!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Ngày 30 tháng 10, năm 2017, Tổ chức Văn bút quốc tế có trụ sở tại Thụy sĩ gửi một bức thư đến Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngược với toàn bộ loài người, ở Việt Nam, đảng cộng sản thành lập các trường chính trị đào tạo cán bộ lãnh đạo.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Được đánh giá là lực lượng lao động quan trọng nhưng nữ công nhân nhiều nơi đang trong tình trạng "5 không": không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không thể dục thể thao"
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bị Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phê bình vì không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tố cáo của doanh nghiệp
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đa số các nhà tham gia và vô địch chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia, gọi Olympia cho ngắn, là Bắc Kỳ. Đừng hiểu sai tôi, những bạn vô địch
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Một chế độ chính trị mạnh hay yếu được biểu hiện qua 3 khả năng cơ bản: Khả năng cung cấp dịch vụ an sinh thiết yếu; Khả năng bảo tín an ninh tiền tệ và bí mật
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Vậy bạn có phải là người có ăn học không, hay chỉ là người có bằng cấp. Ở đất nước này, người có bằng cấp thì đầy nhưng người có học thì quá ít.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Nhân dịp Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ muốn lập dự án đào tạo 9.000 tiến sỹ với số tiền 12.000 tỷ đồng
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:05 SA
Một nhóm các nhà hoạt động của Việt Nam ở Hà Nội vừa có cuộc gặp với một số thành viên của đoàn ngoại giao EU trong một sự kiện được cho là
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Sau lũ gà u mê, đàn dê lạc lối thì giờ đây, những gói mì tôm lại “lầm đường”…Và lại vẳng đâu đây, lời của bà Nguyễn Thị...