Dân trí của người giàu

Chủ Nhật, 10 Tháng Ba 20196:00 SA(Xem: 5762)
Dân trí của người giàu
Thông thường khi nói đến trình độ dân trí, người ta thường tự động nghĩ tới ba thành phần được xem là cần nâng cao dân trí đó là nông dân, công nhân và thị dân nghèo thành phố. Sở dĩ họ bị cho là dân trí thấp vì sức học của họ giới hạn ở mức độ biết chữ hoặc tốt nghiệp trung học là tối đa và vì nghèo nên phải bươn chải kiếm sống không có cơ hội trau dồi kiến thức ở nhà trường như thành phần có của ăn của để.

D062FA77-297A-4BDE-8007-0938DC6FA993_w1023_r1_s
Việt Nam có hơn 62% dân thuần nông cũng như gần 7% là công nhân trong các hãng xưởng. Số phần trăm còn lại chia đều cho dịch vụ kinh doanh và các hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng. Phần tinh hoa khó lòng cân đối khả năng hiểu biết của đại bộ phận quần chúng. Từ những con số này không ngạc nhiên khi biết được rằng Việt Nam có tỷ lệ dân trí khá thấp.
Nói về dân trí là mặc định bằng thước đo kiến thức cũng như cách hành xử, giao tiếp của một người đối với cộng đồng. Tri thức càng cao thì mức độ khiếm khuyết càng thấp, nhất là cung cách sống giữa một xã hội vàng thau lẫn lộn.
Một giá trị cốt lõi khác của dân trí là mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề xã hội. Mức độ dấn thân và khả năng hành xử trách nhiệm với người khác trong đó có việc thấu hiểu và chia sẻ quan niệm dân chủ là dấu hiệu cao nhất của dân trí.
Dân trí là thước đo sự phát triển của một quốc gia và đất nước nào có phần trăm dân trí cao là quốc gia đó chắc chắn không thể nghèo đói và lạc hậu. Ngược lại, số phần trăm dân trí thấp áp đảo thì quốc gia đó khó lòng phát triển bình thường trên mọi lĩnh vực. Dân trí thấp trì kéo sức bật của một dân tộc vì tư duy lạc hậu không thể giúp cho sự phát triển thăng hoa.
Bên cạnh khả năng phân tích cũng như hấp thụ căn bản kiến thức, người có dân trí thấp thể hiện ra bằng cách hành xử giữa xã hội, cộng đồng. Do thiếu ý thức về hành xử họ thoải mái tranh giành về mình cho bằng được bất cứ những gì mà họ thấy người khác đang tham gia giành giật nơi công cộng. Tâm lý ai sao ta vậy khiến lòng tự trọng bẩm sinh không có cơ may xuất hiện thay vào đó là mọi cố gắng đạt cho bằng được những gì mà người khác đang cố công giành lấy. Những đám đông cướp ấn đền Trần hàng năm, những nhà hàng buffet hết sạch thức ăn trong chốc lát sau khi mở cửa, những hội chợ bị đám đông tàn phá vì dẫm đạp lên nhau dành chỗ tốt… là hình ảnh thường ngày của đất nước hôm nay.
Theo báo VNNet số liệu thống kê năm học 2013 - 2014, Việt Nam có 214 trường cao đẳng, 214 trường đại học, với gần 600 nghìn sinh viên cao đẳng và hơn 1,46 triệu sinh viên đại học. Số giảng viên ĐH là gần 92 nghìn người, trong đó có 4.155 GS, PGS. Hằng năm có hơn 400.000 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trong nước.
Từ con số tốt nghiệp khá lớn, người ta sẽ ngạc nhiên hơn khi đa số những người thiếu dân trí lại là những người rất trẻ. Họ là sinh viên đại học hay chí ít cũng sắp hết bậc trung học, vậy mà chính họ là nhóm người thường xuyên gây phản cảm nơi công cộng nhiều nhất. Tranh giành nhau không xếp hàng như những quốc gia văn minh mà không ít người đã có dịp tiếp cận. Lên xe buýt hay phi cơ họ cũng có thói quen tranh chỗ ngồi tốt nhất, khi phát hiện ra máy bay có số ghế sẵn thì mới tự xấu hổ biết mình lầm. Khạc nhổ bừa bãi hay gây ầm ĩ chỗ đông người không hề thua kém dân Trung Quốc. Vi phạm luật giao thông một phần vì vô trách nhiệm một phần khác cố gắng chứng tỏ và tự khẳng định mình khác với đám đông. Những hành vi thiếu ý thức ấy như căn bệnh bất trị, nó lây lan trong giới trẻ và biện pháp phòng chống chưa được ai để ý hay báo động một cách hiệu quả.
Thiếu ý thức ứng xử không những do dân trí thấp mà còn từ tinh thần bầy đàn. Nó lan tỏa như bệnh dịch giữa những người cùng chung một nếp nghĩ, một trình độ nhận thức hay hoàn cảnh sống giống nhau. Nó thường xuất hiện và tác động chung lên những người cùng trình độ hay cùng mức thu nhập trong xã hội, đặc biệt là những thị dân nghèo.
Thế nhưng không phải cứ nghèo mới có hành động bầy đàn khiến xã hội lên án. Rất nhiều người nghèo tuy dân trí thấp nhưng lòng tự trọng thiên bẩm không cho phép họ có những hành vi bất nhã, nhất là việc cướp giật giữa chốn đông người.
Trong khi đó nhà giàu tuy được tiếng là nhà cao cửa rộng nhưng nếu thiếu tự trọng, kiến thức hành xử thì cũng không khác mấy với nhưng người bình dân, giai cấp thấp. Vụ trộm hoa mới đây nhất là một ví dụ điển hình cho thấy nhà giàu không phải luôn luôn có trình độ dân trí cao.
Một đoạn văn ngắn ngủi đọc được trên báo chí làm cho không ít người phẫn nộ: “Trưa ngày 6/3, trên mạng xã hội xôn xao đoạn clip ghi lại hình ảnh người đi ô tô ngang nhiên dừng xe giữa đường Kim Mã để lấy hoa trang trí phục vụ dịp hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa qua. Không chỉ chị em phụ nữ, nhiều người đàn ông cũng tranh thủ "hôi"... hoa.”
Hành vi này cho thấy lòng tham chỉ có thể bị ngăn chặn bởi lòng tự trọng và luật pháp. Khi luật pháp vắng bóng thì lòng tự trọng của con người ngăn cản không cho làm những việc phi pháp. Hành vi dừng xe ô tô giữa đường công khai ngồi chọn những giỏ hoa vừa ý rồi lấy cắp bỏ lên xe của những người giàu có cho thấy cả hai yếu tố luật pháp và lòng tự trọng đều không được họ quan tâm.
Giàu có không có nghĩa là dân trí cao và câu chuyện trộm hoa trên đường Kim Mã là một vết cắt vào tim của những người tự trọng.
Mặc Lâm 
(Blog VOA)
Ý kiến bạn đọc
Chủ Nhật, 10 Tháng Ba 20192:49 CH
Khách
"Dân trí của người giàu" có vẻ tách riêng ra là giới giàu có mức dân trí riêng chăng ?, khi dân trí được dùng để đánh giá chung trình độ học vấn của người dân trong một nước.Sao lại không là "Dân trí và một số người thuộc giới nhà giàu" hay "Một số nhà giàu và ý thức cộng đồng" ? "
"...cho thấy cả hai yếu tố luật pháp và lòng tự trọng đều không được họ quan tâm". Luật pháp và lòng tự trọng là hai món "xa xí phẩm " ở VN. Luật pháp :"Mọi người đều CÓ THỂ bình đẳng trước pháp luật, ngoại trừ đv, cán bộ, người có thân nhân tốt và "thủ tục đầu tiên" ". Nếu có lòng tự trọng thì bộ máy cầm (nhầm) quyền còn được mấy ai làm việc ?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Ngày 30 tháng 10, năm 2017, Tổ chức Văn bút quốc tế có trụ sở tại Thụy sĩ gửi một bức thư đến Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngược với toàn bộ loài người, ở Việt Nam, đảng cộng sản thành lập các trường chính trị đào tạo cán bộ lãnh đạo.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Được đánh giá là lực lượng lao động quan trọng nhưng nữ công nhân nhiều nơi đang trong tình trạng "5 không": không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không thể dục thể thao"
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bị Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phê bình vì không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tố cáo của doanh nghiệp
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đa số các nhà tham gia và vô địch chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia, gọi Olympia cho ngắn, là Bắc Kỳ. Đừng hiểu sai tôi, những bạn vô địch
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Một chế độ chính trị mạnh hay yếu được biểu hiện qua 3 khả năng cơ bản: Khả năng cung cấp dịch vụ an sinh thiết yếu; Khả năng bảo tín an ninh tiền tệ và bí mật
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Vậy bạn có phải là người có ăn học không, hay chỉ là người có bằng cấp. Ở đất nước này, người có bằng cấp thì đầy nhưng người có học thì quá ít.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Nhân dịp Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ muốn lập dự án đào tạo 9.000 tiến sỹ với số tiền 12.000 tỷ đồng
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:05 SA
Một nhóm các nhà hoạt động của Việt Nam ở Hà Nội vừa có cuộc gặp với một số thành viên của đoàn ngoại giao EU trong một sự kiện được cho là
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Sau lũ gà u mê, đàn dê lạc lối thì giờ đây, những gói mì tôm lại “lầm đường”…Và lại vẳng đâu đây, lời của bà Nguyễn Thị...