Phải chăng Nguyễn Phú Trọng vội bắt Đinh La Thăng để nghỉ hưu sau Hội nghị Trung ương 7?

Thứ Sáu, 15 Tháng Mười Hai 20175:00 CH(Xem: 7100)
Phải chăng Nguyễn Phú Trọng vội bắt Đinh La Thăng để nghỉ hưu sau Hội nghị Trung ương 7?

Thế là sau cùng, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Kinh Tế Trung ương, đã bị bắt.

Tôi không ngạc nhiên mấy về việc ông Thăng bị bắt mà chỉ ngạc nhiên về quy trình chi tiết khi bắt. Suốt tháng 10/2017, tôi đã có tin ông đã phải thường xuyên qua Bộ công an để làm việc về những sai phạm của ông và của hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Lúc đó là Hội nghị Trung ương 6 của đảng, nhiều người vốn quen nhìn vào quy trình làm việc của đảng, sẽ nghĩ rằng đảng sẽ khai trừ ông Thăng khỏi Ban chấp hành Trung ương trước, rồi mới đến tư cách Đại biểu Quốc hội, sau đó mới bắt. Thế nên không ít người bất ngờ khi nhận tin vào lúc 16h00 ngày 8/12/2017.

24796707_1494861340562211_2317080504084939549_n-e1512811969998Đinh La Thăng và Nguyễn Phú Trọng bên lề Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12

Có lẽ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không muốn phạm phải sai lầm lần 2 như đã từng xảy ra với trường hợp Trịnh Xuân Thanh nên các tin tức về quy trình bắt giữ như khai trừ đảng, cách bỏ ủy viên trung ương, đại biểu quốc hội… được bảo mật đến phút thứ 91.

Sáng nay nói chuyện với một người am hiểu về nội tình đảng và ủng hộ chuyển hóa, người này đánh giá rằng bắt theo kiểu như thế là “vội vã”, nhất là trong bối cảnh người nhạc trưởng của việc bắt bớ đang “có tin”bị bệnh nặng phải đi xa chữa trị.

Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe tiếp rằng dù người này ủng hộ chuyển hóa và ông Thăng từng như thế, nhưng vị này vẫn ủng hộ việc xử lý ông Thăng. Vị này nói rằng dù nhiều người trong đảng ủng hộ thoát Trung và “đổi mới 2”, nhưng họ vẫn bất bình về kiểu xài tiền như nước một thời của các cấp lãnh đạo trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Dù có thiện cảm với ông Thăng và xếp ông vào nhóm đảng viên có tư duy cải cách, cũng như hay phê bình việc chống tham nhũng của tổng bí thư chỉ làm theo kiểu thanh trừ phe phái, nhưng tôi chưa bao giờ nói rằng ông Thăng không có tội. Mà hầu hết cả đảng Cộng sản Việt Nam đều có sai, chỉ là mức độ khác nhau mà thôi.

Cái làm tôi và người dân chán ngán là những sai phạm của những cá nhân như ông Thăng có phần lớn hơn thuộc về các cá nhân khác trong hệ thống nhưng khi xử chỉ mang vài người ra xử. Ví dụ như vài ngày trước khi bắt ông Thăng, có dư luận cũng nói rằng ông Thăng phải chịu trách nhiệm sai phạm về BOT giao thông khi vụ Cai Lậy đang đình đám, nhưng hóa ra sai phạm này bắt nguồn từ đầu bởi ông Hoàng Trung Hải, cấp trên của ông Thăng vào thời điểm 2013.

Đối với phe chuyển hóa và cuộc cung đình đấu, ông Thăng đã không còn nhiều giá trị không chỉ từ hôm nay. Ông đã mất đi ảnh hưởng và làm nhiều người từng ủng hộ ông thất vọng từ khi ông gửi bản kiểm điểm cho Ban bí thư lúc Hội nghị Trung ương 5 mà nhân dân không được biết nội dung. Dù khi đó điều này được dư luận trông đợi.

Đối với nguyên tắc đấu tranh chính trị, ông Thăng cũng phạm sai lầm khi để “vụ việc Trịnh Xuân Thanh” đi quá xa, dẫn đến không còn đường lùi cho cả ông và ông Nguyễn Phú Trọng. Thành ra việc bắt ông chỉ còn là cách bắt và thời điểm mà thôi.

Có những tin đồn là sau Hội nghị Trung ương 7 thì tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ chính sách, nhưng dù nghỉ hay không thì ông Trọng cần ra đi trong danh dự, và ông không có đường lùi trong vụ việc Đinh La Thăng, sau những gì Trịnh Xuân Thanh làm ra ở Đức.

Đất nước đầy rẫy tiêu cực chứ không chỉ mình ông Thăng với ngành dầu khí, và nhân dân trông đợi cuộc chống tham nhũng kỳ này không chỉ nằm ở một bên. Nếu phải lựa chọn giữa chống tham nhũng và cải cách chính trị để bắt đầu mở ra cho nhân dân có tự do, có dân chủ, nhân quyền đúng nghĩa, thì tôi vẫn ưu tiên lựa chọn vế thứ hai trước tiên.

Từ sau Đại hội 12 của đảng, có hai “đại án” được dư luận bàn tán nhiều nhất là đại án dầu khí PVN của ông Đinh La Thăng và đại án Formosa của ông Hoàng Trung Hải. Ông Nguyễn Phú Trọng đã làm tròn vai trò của ông ở một vế, còn ông Trần Đại Quang có làm tròn vai của mình trong đại án kia ?

Chính trường Việt Nam vẫn sẽ còn nhiều sóng gió cho đến sau Hội nghị Trung ương 7, như tôi đã nói một tuần trước khi xảy ra việc bắt ông Đinh La Thăng.

(Hữu Quang Minh)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20173:30 SA
con trai cả cụ Trịnh Văn Bô), viết stt này, xung quanh vấn đề các khoản nợ gia đình ông nội anh vẫn chưa được trả
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Hậu thuẫn ủng hộ Nguyễn Phú Trọng tái cử tổng bí thư khi đã quá tuổi trước thềm đại hội 12, với chiến công đó ảnh hưởng của Tư Sang với Nguyễn Phú Trọng rất lớn.
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:59 SA
Trong chuyến ghé thăm Việt Nam để tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Jack Ma có một số hoạt động bên lề quan trọng tại Hà Nộ
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Điều 23, Hiến pháp VN năm 2013 ghi nhận: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước".
Thứ Tư, 08 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngày 6/11 tới đây, Tổng bí thư đảng cộng sản, chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ đến Đà Nẵng để dự hội nghị APEC 2017.
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20175:00 CH
Tuần này chính trường có nhiều chuyện hay. Quốc hội thì đang bàn về dự luật An ninh mạng, mà có những điều khoản bị dư luận
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Tôi có đọc một bài báo theo đường link mà người đọc cho tôi biết, đó một bài báo trên BBC Việt ngữ, với lời tựa “Lập Viện Đạo đức học 'như dán cao chữa ung thư'
Thứ Hai, 06 Tháng Mười Một 20178:00 SA
Thật trớ trêu cho số phận người Việt khi mỗi ngày lại thêm những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Mỗi ngày, cảm giác bất lực lại nhiều hơn trước một lũ người
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20171:00 CH
Quyết tâm siết chặt Internet, nhà nước Việt Nam ra lệnh chặn Facebook và cấm không cho nói chuyện Trường Sa trên mạng, dù là đang chơi game