Thực dân - Phong kiến

Chủ Nhật, 16 Tháng Mười Hai 20187:00 SA(Xem: 7363)
Thực dân - Phong kiến

Vào kính thưa, trưa kính mời, chiều kính gởi.
Kính thưa, kính biếu, kính mời,
Trong ba kính ấy, quan chơi kính nào?

Kính thưa nghe mãi không vào,

Kính mời, kính biếu, kính nào cũng hay:

Kính mời là kính ăn ngay,

Kính biếu là để xách tay về nhà.

Thiện Tùng - Trung Quốc (TQ) là cái nôi Phong kiến. Có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Việt Nam (VN) là một trong những nước giáp biên với TQ, VN chịu ảnh hưởng Phong kiến TQ khá nặng. Những người ở càng gần TQ hẳn nhiên là chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Trong cái may có cái rủi, theo địa dư, cũng may là lãnh thổ VN chỉ gắn với TQ có cái “cái đầu”, nhưng rủi là chính từ “cái đầu” mang nặng Phong kiến ấy lây lan ra cả nước.
nguyenphutrong39

Đoàn xe lãnh đạo về làng

Thực là Ăn. Theo nghĩa đen “Thực dân-Phong kiến” là “Ăn của Dân theo kiểu Vua Chúa” – người viết cắt nghĩa “đùi” như thế ai chịu không chịu thì thôi. Nhưng chữ “ăn” cũng phong phú lắm, theo nghĩa bóng: ăn gian, ăn lận, ăn trộm, ăn cướp… - chung quy là ăn gian nói dối một cách trắng trợn chẳng những đối với thường dân mà đối với cả thuộc hạ của mình. Đừng thấy quan chức nhà ta mặc veston, thắt cà-vạt, đi giày mõ vịt… rồi cho là họ đã “sạch nước cản”. Không đâu, Phong kiến đội lốt đấy: từ lời ăn tiếng nói theo kiểu khuyên răn chỉ dạy; chủ trương, chính sách… từ trên dội xuống, đến cơ cấu bộ máy cai trị theo kiểu cha truyền con nối, còn gọi là 5c – “con cháu các cụ cả”.

Vài biểu hiện dễ thấy:

1/ Sau khi thống nhứt đất nước, kinh tế còn khó khăn, tôi ra miền Bắc thấy việc ăn ở, nói năng của cán bộ đúng như người ta khắc họa “Ăn như tu, ở như tù, nói như lãnh tụ”– cái gì cũng biết, vạn sự thông, nói như Vua ban, cấm không được cãi lịnh. Riêng việc “Nói như lãnh tụ” từng bước lan truyền ra cả nước như bịnh dịch.

Nhưng giờ đây đã khác rồi, quan chức cả nước đã khắc phục được hai trong ba cái nhược: “Ăn như Vua, ở biệt phủ”, còn “nói như lãnh tụ” đã trở thành cố tật của các quan, có lẽ họ sống để dạ, chết mang theo.

nongducmanhphongkhach2
Biệt phủ của cựu TBT Nông Đức Mạnh

2/ Phân biệt đối xử theo đẳng cấp:

+ Khi đi chỉ đạo: Quan to về làng như Thần Hoàng về miễu, đi đến đâu có xe Cảnh sát dẫn/mở đường, còi hụ điếc tai, đường cấm cũng vào, vượt đèn đỏ là chuyện nhỏ. Đường vào nơi tụ hội cờ phướn rộp trời. Quan to đi trước làng nước theo sau, pháo tay tiếp nghinh nổ giòn. Trên diễn đàn quan độc diễn - thích nói cho người ta nghe chớ ít chịu nghe người ta nói. Đã thành thông lệ, cuộc họp nào cũng có đủ “3 kính”: vào kinh thưa, trưa kính mời, chiều kính gởi. Vũ Kiểm tức cảnh làm mấy câu thơ lục bát theo kiểu hỏi đáp gẫm cũng lý thú, xin giới thiệu:

- Kính thưa, kính biếu, kính mời,
Trong ba kính ấy, … chơi kính nào?

- Kính thưa nghe mãi không vào,
Kính mời, kính biếu, kính nào cũng hay:
Kính mời là kính ăn ngay,
Kính biếu là để xách tay về nhà.

+ Khi Sống: Quan cấp nào được cấp xe 900 triệu, khi hồi hưu trả lại; quan cấp nào được cấp xe trên tỷ, khi về hưu được đem xe và đem cả bảo vệ + cần vụ về nhà để bảo vệ, phục dịch / Quan cấp nào trị bịnh theo thứ hạng bịnh viện ở trong nước; quan cấp nào được ra nước ngoài chữa trị bịnh..v.v…

+ Khi chết, ai Gia tang, ai Địa phương tang, ai Nhà nước tang, ai Quốc tang / Quan cấp nào chôn ở Văn Điển, cấp nào chôn ở Mai Dịch, ai chôn trước ai chôn sau / Quan cấp nào được lấy họ tên đặt tên đường, tên trường ở từng khu vực hay trên cả nước / Quan cấp nào được làm Tượng đài, khu Lưu niệm.
..v.v…

Nghe, thấy bấy nhiêu đó cũng đủ khùng?! Người viết chướng mắt rặn ra bài thơ với tựa đề “Sống, chết như ông”:

Làm việc như Ông sướng bậc tiên:
Việc gì cũng có trợ lý riêng,
Xe đưa, xe rước trưa, chiều, sớm,
Trần thế khác gì chốn non tiên?.

Tiếp khách kiểu Ông sướng quá tay:
Bao nhiêu phí tổn cứ chi xài,
Kê chung phiếu “đỏ” đưa Ông ký,
Công quỷ phải nào của riêng ai?.

Nằm viện như Ông sướng bậc cha:
Nhân viên nuôi bịnh chia thành ca,
Ông sai Ông khiển như đày tớ,
Lựng bựng coi chừng Ông thải ra?.

Đám táng của Ông lớn quá trời:
Ngày đêm phúng điếu chẳng giờ ngơi,
Tiễn đưa Ông đến nơi an nghỉ,
Xe nối đuôi dài đếm hụt hơi?.

05/12/2018

https://danquyenvn.blogspot.com/2018/12/thuc-dan-phong-kien.html#more

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Có nhiều hành vi đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của người Việt nhưng lại rất lạ lẫm trong mắt của du khách khi họ đến Việt Nam. Một trong những hành vi ấy chính là thói quen chen ngang.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:00 SA
106 người chết, 25 người mất tích. Thật khủng khiếp. Không thể đổ tội cho mưa bão. Lỗi là do chính con người. Nhưng không có đảng phá
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Chưa biết Google, Facebook... sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:22 CH
Chúng tôi chứng kiến cảnh mấy chục cảnh sát giao thông chạy ba bốn xe tải và hàng chục xe ba càng trong một ngày và đã hốt trọn gần 100 xe máy của những tay lái
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chưa khi nào, mà trong 2 năm trở lại đây những trận lũ lịch sử lại diễn ra nhiều và liên tục đến như thế. Chuyện con nước lũ không phải là câu chuyện
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Ngoài kia bão bùng, cây ngã nhà đổ, thân phận người chìm dưới biển nước, thế mà đêm ấy có những kẻ vẫn ngồi vắt vẻo chiêm ngắm những đường cong, đo đếm 3 vòng, ngả ngớn nâng lên đặt xuống.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Bài báo trên Dân Việt của Lê Ngọc Sơn - một nhà báo đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Đức - cho rằng, "Nếu Facebook, Google ra đi, sự thụt lùi sẽ ở lại" đã bị gỡ: http://danviet.vn/…/neu-facebook-google-ra-di-su-thut-lui-s…
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:03 SA
Tính đến cuối ngày 6 tháng 11 đã có 61 người thiệt mạng, 28 người mất tích sau khi bão Damrey – trận bão thứ 12 trong năm nay - đổ vào miền Trung Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Từ năm 2011 đến nay, những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lược chỉ tính riêng ở Hà Nội, đông nhất chừng 600 người, phản đối chặt cây chừng 400 ngườ