Cái chết của ông Trần Đại Quang và 'các đồng chí khác'...

Thứ Sáu, 21 Tháng Chín 20187:23 SA(Xem: 12531)
Cái chết của ông Trần Đại Quang và 'các đồng chí khác'...
Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Hà Nội hôm 23/3/2018
Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Hà Nội hôm 23/3/2018
icon-zoom AP

Ông Trần Đại Quang đã chết vào sáng 21.09.2018...Tin từ UB bảo vệ sức khỏe TƯ nói rất mập mờ: 'đồng chí đã mắc loại virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa', đưa về cái chết của ông trước khi nhà nước tung ra cáo phó.

Miếng 'virus hiếm':

Điều lạ là rất ít người ngạc nhiên về cái chết của ông. Lâu nay đã có vô số lời đồn đoán rằng ông đã bị vô hiệu hóa và đầu độc theo kiểu Nguyễn Bá Thanh trước đây. Đúng sai không rõ, nhưng những dịp ông vắng mặt dài ngày đi chữa bệnh ở Nhật đã được những trang 'lề dân' đưa tin, dù báo chí chính thống im bặt. Trong những tháng gấn đây, gương mặt tiều tụy và dáng đi kiệt sức của ông đã được dân mạng đưa cận cảnh kèm lời bình luận về một cái chết không xa được báo trước.

Hình minh họa. Người biểu tình ở Hà Nội bị an ninh bắt hôm 10/6/2018 .
Hình minh họa. Người biểu tình ở Hà Nội bị an ninh bắt hôm 10/6/2018 . Courtesy FB Hiển Trịnh

Dưới thời cai trị của ông Trần Đại Quang, đặc biệt từ khi ông làm Bộ trưởng công an năm 2011 rồi từ 2.04.2016 lên làm Chủ tịch nước, nhân quyền và tự do ngôn luận bị đàn áp tàn bạo tăng tốc. Đặc biệt nhất là công an giả dạng côn đồ cài cắm vào những cuộc biểu tình ôn hòa để chính quyền lấy cớ đàn áp dân. Công an cũng giả dạng côn đồ đi đánh đập những nhà bất đồng chính kiến và dân oan khiếu kiện. Thậm chí công an và quân đội còn kết hợp cùng nhau thành những đội quân mang vũ khí hùng hậu chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp cướp đất của dân, buộc người dân phải dật dờ trôi dạt đầu đường xó chợ. Đến khi dân khiếu kiện về cái sai của việc làm trái pháp luật của chính quyền, doanh nghiệp và công an thì những người có trách nhiệm thờ ơ, dân lại bị đánh đập, đàn áp tiếp với những tội vu cáo là 'gây rối trật tự công cộng' với những bản án phi pháp hết sức nặng nề và có những người phải tự thiêu vì quá oan trái. Vụ án Đồng Tâm, Thủ Thiêm... chỉ là một vài trong số những ví dụ khiến người dân phẫn nộ.

Ông Trần Đại Quang, đã hẳn là một trong những nhân vật quan trọng tạo tác 'nền công an trị' nhấn chìm quốc gia này trong đàn áp bất đồng chính kiến và bạo lực. Trong bức màn bưng bít thông tin bí mật, có lần nào ông đã 'tình giấc' và phát biểu đôi lời đứng về phía dân chúng? Những gì ông và các cá nhân trong hệ thống cầm quyền VN đã gây hại cho dân từ trước đến nay đương nhiên sẽ được lịch sử ghi nhận và được phán xét công bằng, như những bài học cần nhắc mãi để VN và nhân loại cần nhận diện và ngăn chặn ngay từ ban đầu nền độc tài toàn trị gây hậu họa cho dân.

Chết hay 'mất tích' hay bị thay thế?

Đáng tiếc là cái chết của ông Trần Đại Quang chưa hẳn là một cái chết thông thường. Nghi vấn về cái chết của ông đặt ra những câu hỏi quan trọng về thực trạng phân rã của hệ thống cầm quyền, đặc biệt là đảng. Phải chăng, cái chết của ông là của 'một trong những đồng chí khác' nằm trong hệ thống cầm quyền, vốn đã bất thường nhưng còn bất thường hơn dưới thời vai trò của Chính phủ và Chủ tịch nước, Quốc hội hoặc bên trong là nhập làm một, hoặc bị chèn ép hoàn toàn lu mờ kể từ sau Đại hội 12 của đảng CS VN, với sự lên ngôi cầm quyền gần như tuyệt đối của nhóm ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi ông thống lĩnh cả ruột gan của hệ thống tổ chức đảng Bộ Công an và Bộ quốc phòng?

Sau dồn dập những văn bản hợp tác hoàn toàn bất bình đẳng, gây thiệt hại cho VN được ký kết giữa đảng CSVN và TQ, cho đến việc thúc đẩy QH thông qua Luật đặc khu, đã thông qua luật An ninh mạng, và gần đây nhất là việc cho lưu hành đồng Nhân dân tệ TQ song song với đồng VN dưới danh nghĩa là 'ở vùng biên giới', rồi chấp nhận cùng TQ khai thác biển Đông, trong khi rõ ràng là để mặc cho TQ xâm lược biển , thì vai trò của Chủ tịch nước và Thủ tướng CP, Quốc hội VN càng trở nên mờ nhạt. Hồi 19.06.2018, ông được dư luận cho là đã bị 'bịt miệng', khi phát biểu trước cử tri và báo chí rằng ủng hộ việc đưa luật Biều tình ra QH xem xét. Lời nói của ông hoàn toàn không có gì sai nhưng phải chăng sự sợ hãi của kẻ nắm quyền lực tuyệt đối đã ép buộc ông phủ nhận lời ông đã nói và báo Tuoitre Onleine đã phải đình bản oan uổng 3 tháng trời?

Ông Trần Đại Quang khi còn sống đã là một người ngoan trong hệ thống. Cũng như ông Đinh Thế Huynh hay ông Phùng Quang Thanh...đang mất tích với lý do 'chữa bệnh' đâu đó và khả năng là 'chết trong khi đang sống'. Đó là cái chết tức tưởi của những 'đồng chí khác' dù họ vốn vấn ngoan.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú  Trọng (giữa), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) chụp ảnh tại lễ bế mạc Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 28/1/2016
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (giữa), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) chụp ảnh tại lễ bế mạc Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 28/1/2016 AFP

Các đồng chí trong hệ thống cầm quyền tham nhũng, đã rất nhiều đồng thuận với nhau để đàn áp dân, mỵ dân và ngu dân, đồng thuận cùng bán rẻ đất nước. Các đồng chí ấy đã cùng chia chác nhau, sát cánh bên nhau hưởng nhiều quyền lợi đen nhưng đến một ngày vì những lý do nào đó các đồng chí bỗng dưng không sát cánh với nhau nữa. Một số đồng chí liền trở thành những 'đồng chí khác'.

Có thể chỉ vì 'đồng chí khác ấy đã biết quá nhiều. Biết quá nhiều là tội lớn cần loại trừ, kể cả khi đồng chí ấy 'cắn rơm cắn cỏ' lạy lục ngoan thật là ngoan. Và khi đó xẩy ra những cuộc ốm, cuộc mất tích, cuộc chết vì bệnh bất thường...Đó là cái chết của 'những đồng chí khác'.

Cái đồng thuận và sát cánh vì lý tưởng đẹp mới là cái đồng thuận lâu dài, vì trong đó những người đồng thuận và sát cánh bên nhau vì những quyền lợi chung ấy chỉ là sự hy sinh quyền lợi riêng vì đất nước, không phải dính sự nhầy nhụa của những bàn tay đen chia chác dưới gầm bàn quyền lực và dự án... Còn sự đồng thuận để chia chác lợi ích nhóm thì đương nhiên rất dễ tan vỡ.

Của cải từ dân dù tha hồ róc xương đẽo cốt nhưng chẳng là vô hạn. Những miếng mồi công quỹ treo lửng lơ trước mồm vô số 'con sói không đói nhưng hễ thấy mồi là nuốt chửng'. Có những nhóm 'đồng chí sói nanh vuốt' dài hơn và cuộc chiến là một mất một còn. Khi đó xẩy ra cái chết của 'những đồng chí khác'.

Cuộc thay đổi nhân sự cấp tập từ trung ương tới địa phương trên mọi lĩnh vực, rộng khắp, đặc biệt trong Bộ Công an và Quân đội cũng không loại trừ 'cái chết, dù là theo nghĩa đen hay nghĩa bóng của 'các đồng chí khác'. Những đồng chí tại vị từ trước đã đành rất tệ, đụng đâu cũng có thể kết tội tham nhũng và cố ý làm trái và có thể cách chức, hạ bệ ngon lành, thậm chí đưa vào tù hoàn toàn không oan. Bởi vậy, việc thay thế bằng những đồng chí mới, không phải giỏi hơn, trong sạch hơn, mà là vì cánh hẩu hơn, là một việc quá dễ dàng mà các đồng chí bị thay thế phải ngậm miệng, không dám 'á' lên một tiếng. Giữ được miếng ăn và tài sản tham nhũng đã là may lắm rồi với họ.

Và, người VN cũng như thế giới sẽ biết, sớm thôi, có bao nhiêu đồng chí trong bộ máy mới là 'người lạ' được hà hơi từ TQ lên nắm cính quyền VN để đảm bảo đường ray cho TQ tha hồ tung tác.

Nếu 'các đồng chí khác' không tự vệ:

Cái chết hoặc nhiều kiểu biến mất của các 'đồng chí khác', với lý do mập mờ là 'virus hiếm và độc hại' hoặc một lý do nào khác, cho sự lên ngôi vị của một số đồng chí 'được bình đẳng hơn các đồng chí khác', đương nhiên không ai có thể thấm thía hơn những người đã và đang nắm hệ thống cầm quyền. Khi cần, các đồng chí hết đợt này đến đợt khác có thể tặng nhau một miếng ``virrus hiếm'. Cải cách ruộng đất chỉ là một trong những ví dụ.

Có lẽ hơn ai hết, một số người trong bộ maý quyền lực, trong đó là những người nắm vũ khí như quân đội và công an, đang khóc cho ông Trần Đại Quang – thủ trưởng của họ - dù hầu hết dân không có cảm hứng khóc ông.

Để người thân không phải khóc cho cái chết quá sớm vì 'một loại virus hiếm và độc hại' hay vì miếng khác, cơn ớn lạnh của các đồng chí đang ở trong bộ máy quyền lực có thể là một sự cảnh tỉnh qua cái chết của ông Trần Đại Quang, vì dẫu ông có chết tự nhiên vì bệnh thì bản thân ông dường như đã bị 'ghẻ lạnh' từ ngay khi ông đang là Chủ tịch nước. Họ nên tự bảo vệ mình bằng cách cần tận dụng vị trí để xây dựng một thể chế có dân chủ, minh bạch, có giám sát quyền lực và chính họ sẽ được giám sát và bảo vệ bằng tự do ngôn luận và nhân quyền. Đó mới là lá chắn bảo vệ vững chắc nhất cho mỗi công dân.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:24 SA
Gần hai năm trôi qua, kể từ ngày biển Bắc miền Trung nhiễm độc do Formosa Hà Tĩnh xả thải, đến nay, đời sống của người dân Kỳ Anh vẫn chưa có gì phục hồi.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Vấn nạn tham nhũng – thứ “giặc nội xâm” không chỉ tàn phá đất nước mà còn là một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của chế độ.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20177:00 CH
. Không ai thích trả tiền mua sự miễn cưỡng. Chỉ số hài lòng của khách hàng luôn là thông tin quan trọng nhất quyết định tương lai một doanh nghiệp.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Báo Việt Nam vừa nhắc lời của TBT Đảng Cộng sản cảnh báo về nguy cơ "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị" trong chuyến về Hải Phòng gần đây.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Bấy giờ trong Bộ Quốc phòng và sau này kể cả ông Lê Đức Anh, Chủ tịch nước, cũng như ông Phạm Văn Trà là Bộ Trưởng Quốc phòng, đều coi nhà đó là nhà của tư sản, đã bị cải tạo và bị tịch thu.
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 201710:37 SA
“Nếu em cho rằng mình vô tội thì một mực kêu oan từ đầu đến cuối; nếu em nhận tội thì xem như công việc đấu tranh của em vô nghĩa; đây là lời khuyên của anh
Thứ Năm, 23 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Blogger Đinh Thảo có cuộc phỏng vấn nhà báo Đoan Trang sau cuộc bắt bớ này, kính mời quý độc giả lắng nghe audio phỏng vấn:
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Một bộ trưởng tại Việt Nam gợi ý nước này về lâu dài cần có các mạng xã hội riêng của mình, 'tương đương với Facebook', theo trang Một Thế Giới hôm 18/04.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Sau đúng 20 năm mở cửa cho Internet, cánh cửa tự do thông tin mạng vẫn đóng chặt ở Việt Nam, theo báo cáo của Freedom House.
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Ngày 30 tháng 10, năm 2017, Tổ chức Văn bút quốc tế có trụ sở tại Thụy sĩ gửi một bức thư đến Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc