Blogger Huỳnh Thục Vy đã được " tạm tha" nhưng bị khởi tố

Thứ Sáu, 10 Tháng Tám 20186:08 SA(Xem: 12072)
Blogger Huỳnh Thục Vy đã được " tạm tha" nhưng bị khởi tố
bbc.com

Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố


Việt Nam, bất đồng chính kiến Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy
Image caption Bà Huỳnh Thục Vy và con gái

Chính quyền Việt Nam ra quyết định khởi tố, cấm xuất cảnh, cấm ra khỏi nơi cư trú đối với blogger Huỳnh Thục Vy sau 15 giờ thẩm vấn bà vì hành vi 'xúc phạm quốc kỳ'.

Sau khi được thả về từ đồn công an, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy khẳng định với BBC thông tin bà bị khởi tố do xịt sơn lên cờ tổ quốc.

Bà cũng cho hay Bộ Công an đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn là "cấm ra khỏi nơi cư trú" và "hoãn xuất cảnh" đối với bà.

"Họ ập vào nhà lúc 7h sáng lúc tôi và con gái đang ngủ hôm 9/8, cưỡng chế tôi đi trình diện. Sau đó thẩm vấn tôi suốt 15 tiếng đồng hồ. Khoảng 10h tối cùng ngày, họ cho xe đưa tôi về nhà," bà Vy nói với BBC qua điện thoại từ Đắk Lắk chiều 10/8.

An ninh Việt Nam cũng tịch thu iphone, ipad, áo dài, áo khoác cờ vàng, laptop và "đặc biệt các sách quý" của bà.

"Việc họ dẫn giải tôi đi là điều bình thường. Điều tôi thấy bực mình là họ cưỡng chế chồng tôi, tịch thu điện thoại để chúng tôi không liên lạc được với bên ngoài. May là chồng tôi có giấu được một điện thoại nữa ở trong người nên mới liên lạc được với ông Phạm Bá Hải để báo tin."


Theo mô tả của bà Vy, cuộc làm việc giữa bà và lực lượng an ninh diễn ra trong không khí thoải mái, dễ chịu. "Họ cho tôi ăn uống, đi vệ sinh bình thường."

"Ban đầu họ có ý dọa nạt nhưng việc đó không hiệu quả với tôi nên dần dần họ nói chuyện bình thường, vui vẻ."

Việt Nam, bất đồng chính kiến Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy
Image caption Huỳnh Thục Vy và lá cờ VN bị xịt sơn (ảnh chụp năm 2017)

Bà Vy nói trong 15 giờ làm việc với an ninh Việt Nam, bà được hỏi về việc 'xịt sơn lên cờ Tổ quốc', về việc tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu vào ngày 10/6,

Ngoài ra, an ninh Việt Nam cũng hỏi bà Vy về cuốn sách về nhân quyền ở Việt Nam do bà viết, về các bài bà đăng tải trên mạng, và về mối quan hệ của bà với những người Thượng ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

Theo Quyết định Phê chuẩn khởi tố bị can do ông Trương Quang Sinh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ký, bà Vy bị cáo buộc 'xúc phạm quốc kỳ' theo Điều 276 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Việc xúc phạm này là 'có căn cứ', theo "các tài liệu điều tra của Công an thị xã Buôn Hồ".

Quyết định Tạm hoãn Xuất cảnh do trung tá Trần Quang Vinh, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thị xã Buôn Hồ ký, cho hay bà Vy không được xuất cảnh từ ngày 9/8 - 9/10/2018 "để phục vụ điều tra vụ án" và "ngăn chặn bị can xuất cảnh để bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ".

Bà Vy bị cấm đi khỏi nơi cư trú ở thị xã Buôn Hồ từ ngày 9/8 - 9/10/2018.

Vì sao 'xịt sơn lên cờ?

Bà Vy cho BBC biết bà thực hiện xịt sơn lên cờ Việt Nam vào ngày 1/9/2017.

Sau đó bà được an ninh Việt Nam cho biết có người tố cáo bà về hành vi này.

Trả lời BBC lý do xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, bà Vy nói:

"Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam."

"Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng."

"Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không."

'Điều hồi tiếc nhất'

Việt Nam, bất đồng chính kiến Bản quyền hình ảnh Huynh Thuc Vy
Image caption Bà Huỳnh Thục Vy từng tham gia các hoạt động ủng hộ nữ quyền và hỗ trợ người thiểu số

Bà Huỳnh Thục Vy nói với BBC rằng bà đã chuẩn bị tinh thần cho những tình huống bị bắt bớ như vậy.

"Từ trước đến nay quan điểm của tôi rất rõ ràng. Tôi là người sống có lý tưởng. Mọi việc tôi làm đều có ý thức sâu sắc. Không ai xúi giục, lãnh đạo. Nên việc tôi phải đối diện với họ, tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nên tôi làm việc với họ cũng thoải mái thôi."

Bà Vy nói "không có gì phải lo lắng cho mình hết" mà "chỉ lo cho con".

"Nếu tình huống xấu nhất xảy ra cho tôi thì cộng đồng quốc tế, bà con ở hải ngoại, những thân hữu của tôi ở bên ngoài sẽ chiếu cố đến chồng và con tôi. Nên tôi không lấy làm lo lắng lắm."

"Con tôi không phải là đứa con duy nhất của người bất đồng chính kiến. Mẹ Nấm bị bỏ tù khi có hai con nhỏ. Bà Trần Thị Nga [Thúy Nga] cũng vậy. Tôi không thấy mình cô đơn trong cuộc đấu tranh này. Tôi thấy mình là một phần nhỏ, nhưng tất yếu của cuộc đấu tranh này. Và tôi vui lòng gánh lấy sứ mệnh của mình."

"Cái mà tôi thấy hối tiếc nhất nếu tôi bị bắt, đó là tôi sẽ bỏ qua quãng đời tuổi thơ đẹp đẽ nhất của con tôi," bà Vy nói với BBC từ Đắk Lắk.

Quốc tế nói gì?

"Việc bắt giữ này cho thấy nỗ lực chính trị của Việt Nam nhằm bịt miệng một trong những tiếng nói có trọng lượng nhất về nhân quyền," ông Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu trong thông cáo báo chí phát đi ngày 9/8.

"Huỳnh Thục Vy đã nỗ lực không mệt mỏi để vạch trần những vy phạm và buộc những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm, thông qua các hoạt động và các bài đăng trên blog cá nhân để hỗ trợ quyền của phụ nữ và người thiểu số. Vì những việc này, gia đình cô đã phải chịu sự giám sát, quấy nhiễu và đe dọa liên tục của chính quyền."

Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế phát đi ngay sau khi bà Huỳnh Thục Vy bị bắt giữ, trong đó ông Clare kêu gọi chính quyền tỉnh Đắk Lắk phải thả bà ngay lập tức và vô điều kiện. Đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam ngừng ngay lập tức việc đàn áp có hệ thống những nhà hoạt động ôn hòa.

Bà Huỳnh Thục Vy là người sáng lập ra tổ chức Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, với mục tiêu cổ vũ các giá trị của nhân quyền và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền là nữ giới. Bà thường xuyền viết blog về các vụ đàn áp nhân quyền bao gồm cả những vụ đàn áp nhắm tới các sắc dân thiểu số ở Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 20 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Ngày 30 tháng 10, năm 2017, Tổ chức Văn bút quốc tế có trụ sở tại Thụy sĩ gửi một bức thư đến Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Ngược với toàn bộ loài người, ở Việt Nam, đảng cộng sản thành lập các trường chính trị đào tạo cán bộ lãnh đạo.
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20178:00 CH
Được đánh giá là lực lượng lao động quan trọng nhưng nữ công nhân nhiều nơi đang trong tình trạng "5 không": không nhà cửa, không gia đình, không tình yêu, không vui chơi giải trí, không thể dục thể thao"
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20174:00 CH
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bị Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phê bình vì không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tố cáo của doanh nghiệp
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 201711:59 SA
Đa số các nhà tham gia và vô địch chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia, gọi Olympia cho ngắn, là Bắc Kỳ. Đừng hiểu sai tôi, những bạn vô địch
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Một chế độ chính trị mạnh hay yếu được biểu hiện qua 3 khả năng cơ bản: Khả năng cung cấp dịch vụ an sinh thiết yếu; Khả năng bảo tín an ninh tiền tệ và bí mật
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Vậy bạn có phải là người có ăn học không, hay chỉ là người có bằng cấp. Ở đất nước này, người có bằng cấp thì đầy nhưng người có học thì quá ít.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20173:30 SA
Nhân dịp Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ muốn lập dự án đào tạo 9.000 tiến sỹ với số tiền 12.000 tỷ đồng
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20178:05 SA
Một nhóm các nhà hoạt động của Việt Nam ở Hà Nội vừa có cuộc gặp với một số thành viên của đoàn ngoại giao EU trong một sự kiện được cho là
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:00 CH
Sau lũ gà u mê, đàn dê lạc lối thì giờ đây, những gói mì tôm lại “lầm đường”…Và lại vẳng đâu đây, lời của bà Nguyễn Thị...