Hậu quả chính trị của gian lận thi cử ở VN

Thứ Hai, 23 Tháng Bảy 20183:42 SA(Xem: 8128)
Hậu quả chính trị của gian lận thi cử ở VN

GianLanThiCu
Các vương triều Á Đông, trong khi mong muốn giữ địa vị thống trị cha truyền con nối cho hoàng tộc của mình, đã tìm thấy ở chế độ khoa cử chẳng những một phương tiện tuyển lựa nhân tài, mà còn một cách thức đem đến bình đẳng cơ hội một cách tương đối cho xã hội.

Thần dân trong các xã hội đó, dẫu xuất thân có sang hèn khác nhau, đều có thể tiến lên nấc thang xã hội cao hơn qua con đường khoa bảng. Vị trí ‘dưới một người trên triệu người’ phần nào đủ sức hấp dẫn những kẻ dũng lược ưa phiêu lưu khỏi nuôi chí phản loạn, trong khi vinh hoa quan quyền nhờ học hành thi cử đủ sức quyến rũ đám đông chối từ những lời kêu gọi can qua. [1]

Điều kiện của bí quyết cai trị trên là kỳ thi nhất định phải công bằng, và cố nhiên gian lận phải bị trừng trị nặng nề.

Bởi vậy, khi nào chế độ khoa cử còn nghiêm ngặt, vương triều còn bền vững. Đến khi khoa cử suy đồi, chẳng hạn bởi nạn tập ấm tuỳ tiện (ưu tiên con cái quan lại) hay mua quan bán tước lan tràn, thì mầm nội loạn bắt đầu nảy nở.

Phiên bản hiện đại của chế độ khoa cử gồm hai bộ phận: thi tuyển công chức và thi đại học cấp quốc gia. Với những biến thể khác nhau, các xứ Đông Á như Nhật, Hàn, Tàu ngày nay vẫn áp dụng lề lối này.

Việt Nam cũng không nằm ngoài khuôn khổ đó, song khâu thực thi thì đã bết bát đến mức báo động.

Được giao về địa phương dưới mỹ từ phân cấp, kỳ thi biên chế công chức từ nhiều năm nay đã trở thành một thị trường mua bán nửa công khai nửa bí mật. Như cách nói dân gian – nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ – đám đông dân chúng không còn thấy chỗ của mình trong guồng máy quốc gia nếu chỉ có mỗi trí tuệ.

Thế thì người dân chỉ còn đặt lòng tin vào bình đẳng cơ hội đến từ kỳ thi đại học cấp quốc gia với cái chép miệng: ‘thôi thì không quen biết, không tiền bạc chạy vào nhà nước được, thì học lấy cái bằng ra làm tư nhân vậy’. Chút tin tưởng sót lại đó hẳn cũng đã dao động ít nhiều trước thực tế vài năm qua không ít cử nhân ra trường thất nghiệp, nay lại bị đả phá tận gốc rễ bởi gian lận thi cử bị phát giác, đầu tiên ở Hà Giang, và có vẻ như không dừng lại ở Hà Giang.

Thiểu số nhiều tiền sẽ có thêm lý do để ra đi tìm đường tị nạn giáo dục cho con cái, trong khi số còn lại, uất ức không tìm ra lối thoát tiến thân xã hội, sẽ tự gieo vào lòng mình thêm một mầm phản kháng.

Chỉ khi nhìn ở góc độ đó, sự kiện Hà Giang mới bộc lộ đầy đủ khả năng của nó trong việc phá huỷ lòng tin xã hội đối với thể chế chính trị hiện hành, nhất là khi những người nắm quyền chẳng hề cho thấy sẽ có một giải pháp căn cơ cũng như tỏ ra có đủ năng lực để thực thi giải pháp đó.

_____

[1] Xã hội học có khái niệm lưu chuyển xã hội (social mobility) chỉ sự thay đổi địa vị xã hội của cá nhân. Khoa cử nghiêm túc thời trước có thể, phần nào đó, mang đến lưu chuyển dựa trên thực tài (merit-based mobility), trái ngược với dựa trên bảo trợ (patronage-based mobility).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Tình trạng tham nhũng tràn lan đang là vấn đề nhức nhối gây bức xúc dư luận. Hàng loạt những đại án như Vinalines (Dương Chí Dũng), Ocean Bank (Hà Văn Thắm), Ngâ
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Có nhiều hành vi đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống của người Việt nhưng lại rất lạ lẫm trong mắt của du khách khi họ đến Việt Nam. Một trong những hành vi ấy chính là thói quen chen ngang.
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 20176:00 SA
106 người chết, 25 người mất tích. Thật khủng khiếp. Không thể đổ tội cho mưa bão. Lỗi là do chính con người. Nhưng không có đảng phá
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Chưa biết Google, Facebook... sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20174:22 CH
Chúng tôi chứng kiến cảnh mấy chục cảnh sát giao thông chạy ba bốn xe tải và hàng chục xe ba càng trong một ngày và đã hốt trọn gần 100 xe máy của những tay lái
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 201710:00 SA
Chưa khi nào, mà trong 2 năm trở lại đây những trận lũ lịch sử lại diễn ra nhiều và liên tục đến như thế. Chuyện con nước lũ không phải là câu chuyện
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Ngoài kia bão bùng, cây ngã nhà đổ, thân phận người chìm dưới biển nước, thế mà đêm ấy có những kẻ vẫn ngồi vắt vẻo chiêm ngắm những đường cong, đo đếm 3 vòng, ngả ngớn nâng lên đặt xuống.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20179:00 CH
Bài báo trên Dân Việt của Lê Ngọc Sơn - một nhà báo đang là nghiên cứu sinh tiến sỹ ở Đức - cho rằng, "Nếu Facebook, Google ra đi, sự thụt lùi sẽ ở lại" đã bị gỡ: http://danviet.vn/…/neu-facebook-google-ra-di-su-thut-lui-s…
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20176:03 SA
Tính đến cuối ngày 6 tháng 11 đã có 61 người thiệt mạng, 28 người mất tích sau khi bão Damrey – trận bão thứ 12 trong năm nay - đổ vào miền Trung Việt Nam.
Thứ Sáu, 10 Tháng Mười Một 20175:00 SA
Mấy hôm nay, sau khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ mất, thọ 104 tuổi, nhiều nhà báo và các bạn viết fb đã có bài về cụ trên báo và trên trang cá nhân bày tỏ sự ngưỡng mộ