Anh Quốc: Thay Thượng viện bằng trí tuệ nhân tạo (AI)?

Thứ Tư, 23 Tháng Tám 20231:00 CH(Xem: 894)
Anh Quốc: Thay Thượng viện bằng trí tuệ nhân tạo (AI)?

Anh Quốc: Lord Londesborough đề xuất thay Thượng viện bằng trí tuệ nhân tạo (AI)

Peers find their places in the House of Lords before the State Opening Of Parliament at Houses of Parliament on June 21, 2017

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Viện Nguyên lão tức Thượng viện Anh, trong hình chụp một phiên họp tháng 6/2017

Một thành viên Viện Nguyên lão (House of Lords) tức Thượng viện ở Quốc hội Anh vừa đề xuất xóa cơ quan này và thay bằng máy, dùng trí tuệ nhân tạo.

Lord Londesnbobough phát biểu một cách nghiêm túc trong thảo luận ở Thượng viện Anh hôm 25/07 về trí tuệ nhân tạo rằng cả House of Lords "đều có thể thay bằng AI".

Ông lấy ví dụ của chính mình để nêu rằng "peer bot" (thượng nghị sĩ người máy) hoàn toàn có thể đọc diễn văn như ông, bằng giọng của ông, và thậm chí "đọc không vấp".

Sau khi tự đánh giá những đóng góp cho công việc tại nghị trường của mình, được kênh Parliament TV ghi lại, ông cho rằng Ai sẽ có thể làm thay việc của thành viên Thượng viện, thậm chí "tốt hơn, có kiến thức sâu rộng hơn".

Lord Londesborough chia sẻ với các vị quý tộc trong Thượng viện (thành viên Thượng viện Anh được phong quý tộc - Lord cho nam và Dame cho nữ), rằng ông đã thử sơ bộ với AI.

"Tôi cho nó chọn và soạn ra hai bài diễn văn của tôi, bằng hai phong cách khác nhau, mỗi bài dài 500 từ, và kết quả thật là hoàn hảo."

Cuộc thảo luận trong House of Lords tại Điện Westminster, London đề cập tới lo ngại của nhiều người Anh rằng AI sẽ cướp mất việc làm của họ.

Hàng triệu người Anh cho rằng việc triển khai AI vào các ngành dịch vụ, công nghiệp, giáo dục sẽ khiến họ bị mất việc, theo một điều tra dư luận.

Đây không phải là lần đầu tiên Viện Nguyên lão ở Anh, đã có hàng trăm năm tuổi, bị yêu cầu giải tán, bỏ hình thức như hiện nay để chọn thượng nghị sĩ theo cơ chế bầu cử.

Dù có giá trị di sản và đóng vai trò lập pháp nhất định, cơ quan này bị nhiều tờ báo Anh gọi đây là "viện thừa thãi".

BBC News từng có bài đặt câu hỏi xóa House of Lords ở hình thức cổ xưa như thế này thì ngân sách tiết kiệm được bao nhiêu.

Hiện có gần 800 thành viên, đây vốn là viện đại diện cho giới tăng lữ, đại quý tộc Anh, nằm trên Hạ viện (House of Commons - Viện Thứ dân).

Sang thời hiện đại, House of Lords chỉ còn chừng 116 các nhà quý tộc gốc và các giám mục Anh giáo (Lords Spiritual), còn lại là các nhân vật chính trị do ba đảng lớn ở Anh đề cử để Hoàng gia phong tước.

Độ tuổi của họ cũng khá cao, tính trung bình là 70, quá già so với mặt bằng dân số chung.

Chụp lại hình ảnh,

Viện Nguyên lão của Anh Quốc, số liệu tính đến cuối 2022

Danh sách phong tước hàng năm, theo đề nghị của thủ tướng, thường gồm những cựu quan chức, những nhà giàu góp tiền cho đảng cầm quyền, hoặc một số cựu phụ tá "có công".

Họ vào Thượng viện nhận và hưởng khoản phụ phí 332 bảng cho một ngày ngồi họp nếu chịu đi họp. Bên cạnh nhiều nhà lập pháp tích cực, có các "quý ông" không quan tâm đến công việc đó và chỉ đi họp một năm đôi lần.

Mới nhất đây, dư luận Anh ngạc nhiên khi nghe tin một nữ phụ tá cũ của Thủ tướng Boris Johnson mới 30 tuổi đã được phong "nữ nam tước" (baroness) để ngồi vào House of Lords.

Cô Charlotte Owen mới tốt nghiệp đại học năm 2015 và làm nghề PR cho các công ty tư, rồi vào nhóm phụ tá cho ông Johnson hồi 2021, không có một kinh nghiệm lãnh đạo hay quản trị, lập pháp gì hết.

Tuy thế, các tước vị được phong nhờ lý lịch chính trị chỉ được sử dụng trong đời thành viên Thượng viện Anh, không có quyền trao lại cho con cháu như tước quý tộc thật.

Khác với nhóm người nói trên, Lord Londesborough (Richard Denison) thuộc dòng quý tộc truyền đời (hereditary peer), là vị bá tước thứ 9 của họ Londesborough ở Anh.

Ngay từ khi vào Thượng viện lần hai năm 2021 ông liên tục đấu tranh để xóa bỏ viện này.

Truyền thông Anh giới thiệu mô hình Thượng viện Mỹ chỉ có 100 thượng nghị sĩ do dân trực tiếp bầu, có nhiệm kỳ sáu năm.

Mô hình Pháp thì "đông quan" hơn: 348 người ngồi trong Thượng viện nhưng một nửa bị thay ba năm một lần chứ không có ai giữ ghế đến chết như ở Anh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn