Chuyện về người phụ nữ đầu tiên đặt thương hiệu hình ảnh lên bao bì sản phẩm

Chủ Nhật, 22 Tháng Năm 20227:00 CH(Xem: 2256)
Chuyện về người phụ nữ đầu tiên đặt thương hiệu hình ảnh lên bao bì sản phẩm

Đọc xong câu chuyện về Lydia Estes Pinkham - người phụ nữ với châm ngôn "Never mind the haters", bạn sẽ phải khâm phục với cách mà bà thành công trong sự nghiệp của mình.

Các công ty thường dùng nhiều phương cách để quảng bá sản phẩm của mình và sử dụng hình ảnh chân dung của chính chủ doanh nghiệp là một trong bí kíp thành công.

Nhưng mấy ai biết rằng, để có thể bảo vệ nó đến cùng "cha đẻ" của ý tưởng này đã trải qua không ít đắng cay.

Quyết định mang tính đột phá

Có thể nói, dược sĩ Lydia Estes Pinkham là người đầu tiên đặt thương hiệu hình ảnh lên bao bì sản phẩm.

Phải mất rất nhiều năm, Pinkham mới có thể sáng chế ra một hỗn hợp chiết xuất từ thảo dược, rượu cồn có công dụng thần kỳ giúp giảm cơn đau co thắt trong kỳ kinh nguyệt và mãn kinh.

Chân dung Lydia E.Pinkham. (1819 - 1883).
Chân dung Lydia E.Pinkham. (1819 - 1883).

Ngay từ khi ra đời, phương thuốc đã nhanh chóng trở thành mặt hàng bán chạy, mang lại lợi nhuận dồi dào cho gia đình bà.

Với mong muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, gia đình Pinkham đã quyết định in bức tranh chân dung của Lydia lên sản phẩm. Họ hi vọng rằng "đứa con thai nghén" bấy lâu này sẽ có một diện mạo gần gũi và thân thuộc hơn với người sử dụng.

Và tới năm 1879, quyết định đó đã hóa thành hiện thực. Vào thế kỷ 19, đây không chỉ là một ý tưởng mới lạ của riêng công ty mà còn "có 1-0-2" trên toàn thế giới.

Bức chân dung của bà Lydia nhanh chóng xuất hiện ở nhiều hiệu thuốc, trên quảng cáo, báo chí và thậm chí thâm nhập vào nhà của những người dân.

Cùng với đó một bài báo có nhan đề "Sẽ không lâu nữa nhiều bức tường của các gia đình sẽ được trang trí bởi hình ảnh của người vận động cho sức khoẻ của phụ nữ-Lydia người con của Massachsetts" nổi lên giữa dư luận.

Hình ảnh trên bao bì sản phẩm của bà khi áp dụng chiến thuật tiếp thị mới và bị mọi người châm biếm.
Hình ảnh trên bao bì sản phẩm của bà khi áp dụng chiến thuật tiếp thị mới và bị mọi người châm biếm.

Những sóng gió dư luận ập đến với gia đình Pinkham

Ngay lập tức, bài báo đã nhận được những phản hồi hai chiều. Có ý kiến cho rằng, bức chân dung không có sinh khí và Lydia không mang dáng vẻ quý phái như một quý bà.

Đáng lo ngại hơn cả, một vài tờ báo gây nhầm lẫn bằng việc sử dụng chân dung Lydia thay vì hình ảnh của người phụ nữ nổi tiếng khác như Susan B. Anthony cùng phu nhân các tổng thổng.

Một trang từ Tập sách Công thức của Lydia Pinkham minh họa một số chiến lược tiếp thị khác của công ty.
Một trang từ Tập sách Công thức của Lydia Pinkham minh họa một số chiến lược tiếp thị khác của công ty.

Một số người thay vì viết thư mô tả triệu chứng thì họ gửi bức thư yêu cầu Lydia thay đổi kiểu tóc và phàn nàn về việc sử dụng hình ảnh đang mỉm cười trên sản phẩm của bà.

Vào những năm 80 của thế kỷ 19, dàn hợp xướng nổi tiếng tại một trường cao đẳng đã chế giễu Lydia trong một bài hát của mình: "Có một khuôn mặt ám ảnh tôi, đôi mắt tôi luôn gặp - khi tôi đọc báo buổi sáng, khi tôi đi trên con phố đông đúc".

Thành quả kinh doanh khi sử dụng chiến lược độc đáo

Tuy nhiên, không vì những lời phê bình chỉ trích này mà lượng thuốc bán ra sụt giảm.

Hiệu quả của phương thức quảng bá bằng hình ảnh chân dung đã đem lại nguồn thu nhập "khủng" cho công ty gia đình Pinkham gần $300.000 mỗi năm.

Một hình ảnh quảng cáo về sản phẩm của bà được treo trên bờ sông Đông cuối những năm 1800.
Một hình ảnh quảng cáo về sản phẩm của bà được treo trên bờ sông Đông cuối những năm 1800.

Và bà Lydia đã trở thành người phụ nữ nổi tiếng nhất nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19 do Tạp chí LIFE công nhận.

Châm ngôn sâu sắc của người phụ nữ "kiên định" với ý tưởng của mình

Mặc dù duy trì thiết kế đơn giản qua rất nhiều thập kỉ, bức chân dung đã trở thành một biểu tượng giúp truyền cảm hứng và có giá trị vượt thời gian: "Đừng bao giờ bận tâm đến những kẻ đố kỵ".

Hay hiểu đơn giản, bạn hãy vạch ra định hướng của riêng mình và kiên trì đến cùng sẽ có thể đem lại thành công vượt ngoài mong đợi.

Bức hình quảng cáo với dòng tiêu đề (A baby in the Home) kèm với hình ảnh trên bao bì sản phẩm (1926).
Bức hình quảng cáo với dòng tiêu đề (A baby in the Home) kèm với hình ảnh trên bao bì sản phẩm (1926).

Ngày nay, chúng ta vẫn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm của bà Lydia trên thị trường với mức giá khoảng $19 và một trong những thị trường có mặt hàng này chính là trang mạng mua sắm trực tuyến Amazon.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20173:30 SA
anh Nguyễn Phượng chê trách về cách so sánh không chuẩn, mang định kiến về cái nghề bán trôn nuôi miệng vĩ đại của phụ nữ.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 201710:00 CH
Chánh viện để xuất với chánh tổng cứ cho các quan đi tham quan nhà tù tham nhũng sẽ hết tham nhũng.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20176:00 SA
Trai tráng ngần này tuổi đầu rồi mà vẫn không tài nào có được con bồ, thằng này kém quá! Kém hơn tao rồi!
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Sáng thức dậy thì thấy tấm hình này. Con ca sĩ dân chủ Mai Khôi cầm tấm bảng ghi “Piss Be On you Trump.” Nghĩa là “Tao đái lên mặt thằng Trump”
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Có nhiều cách để định nghĩa sự trưởng thành của một chàng trai hoặc đàn ông. Nhưng theo tôi, điều quan trọng
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Một bạn đọc bài về Tesla tôi viết, gửi tôi bài do bạn này viết. Chủ yếu gọi Tesla là công ty lửa đảo theo mô hình Ponzi.
Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một 201712:10 SA
(HNPD)Ở nước Mỹ này, con gì được coi là…dài nhất? Nói ngay! Nói ngay! ...Chỉ có 5 giây để suy nghĩ!
Chủ Nhật, 12 Tháng Mười Một 201711:58 SA
Khi một bài tiếng Việt bị report trên Facebook, nó sẽ được giao cho nhân viên chuyên quản lý nội dung tiếng Việt xử lý.
Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Nó có họ tên đầy đủ mà bố mẹ đặt cho là: Cường Thế Dương. Có một bài thơ sáng tác về đề tài đánh nhau, nó lấy bút danh là Vương Văn Đùng
Thứ Năm, 09 Tháng Mười Một 201710:01 SA
Người Hoa là một dân tộc vĩ đại, họ đã phát minh nhiều thứ và ảnh hưởng tích cực ít nhiều đến thế giới và Việt Nam. Nhưng trong thời CNXH thì điều đó bị đổi ngược 180 độ hoàn toàn.