Thi thể bệnh nhân Covid-19 đe dọa cá heo sông Hằng

Thứ Tư, 26 Tháng Năm 20213:00 SA(Xem: 2165)
Thi thể bệnh nhân Covid-19 đe dọa cá heo sông Hằng

Các nhà khoa học tại Viện Động vật hoang dã ở Doon bày tỏ lo ngại cá heo sông Hằng và cá sấu Ấn Độ có nguy cơ nhiễm Covid-19 từ xác người bệnh.

Cá heo sông Hằng. Ảnh: Ashock Kr. Das.

Cá heo sông Hằng. Ảnh: Ashock Kr. Das.

Bang Bihah và Uttar Predesh, nơi phát hiện thi thể người bệnh trôi nổi gần đây, là khúc chính của dòng sông, nơi tập trung cá heo, cá sấu và nhiều động vật khác. Sông Hằng dài 2.525 km bắt đầu từ Gaumukh ở Uttarakhand và chảy qua ít nhất 11 bang của Ấn Độ, là môi trường sống duy nhất của khoảng 2.500 - 3.000 cá heo sông Hằng (Platanista gangetica) và hơn 1.000 con cá sấu Ấn Độ (Gavialis gangeticus).

Theo các nhà khoa học, cả cá sấu và cá heo sông Hằng đều dễ tổn thương bởi chúng thở bằng phổi, khác với những loài cá nhỏ khác thở qua mang. Hai loài lần lượt nằm trong danh mục "cực kỳ nguy cấp" và "nguy cấp" theo phân loại của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Chúng cũng thuộc danh mục Động vật hoang dã được bảo vệ của Ấn Độ. Mối lo ngại của giới nghiên cứu càng gia tăng khi một số động vật hoang dã khác như sư tử và hổ gần đây được ghi nhận nhiễm Covid-19.

"Do sư tử là động vật có vú và chúng cũng nhiễm bệnh, những động vật có vú sống dưới nước (cá heo sông Hằng), cá sấu Ấn Độ rất dễ bị ảnh hưởng. Chúng tôi thực sự lo lắng về nguy cơ này bởi chính phủ đã chi nhiều tiền vào công tác bảo tồn hai loài", K. Sivakumar, nhà khoa học ở Viện Động vật hoang dã, chia sẻ. "Chúng tôi không thực sự nắm rõ liệu virus có truyền nhiễm trong nước hay không, nhưng do nCoV lây lan qua giọt bắn, động vật sống dưới nước cũng có thể mắc bệnh".

Một nhà khoa học khác là Qamar Qureshi nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết là lên giải pháp xử lý thi thể người bệnh để giảm tối đa tác động tới môi trường. "Nhà chức trách cần có biện pháp giám sát để người dân không thả xác trên sông. Ngoài ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh, việc làm này còn đe dọa sức khỏe của người dân sống gần sông", Qureshi nói.

An Khang (Theo Times of India)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20178:14 SA
Mượn tiền là một nhu cầu tất yếu trong xã hội. Ai trong chúng ta cũng đã một lần mượn tiền trong đời. Nhưng quá nhiều người quên đi những quy tắc văn minh khi mượn tiền
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:27 CH
rong cuộc nhậu, có ông bạn bảo ông có biết "7 chữ 8 nghề" thời xưa và thời nay nó là thế nào không? Lắc đầu không biết. Ông bạn đọc cho
Thứ Năm, 26 Tháng Năm 20225:00 CH
Thứ Năm, 21 Tháng Mười 20219:00 SA
Thứ Hai, 11 Tháng Giêng 20211:00 CH