Không đủ tiền đi xe khách, cô gái đạp xe chở bố hơn 1.200 km về quê

Chủ Nhật, 31 Tháng Năm 202011:00 SA(Xem: 4254)
Không đủ tiền đi xe khách, cô gái đạp xe chở bố hơn 1.200 km về quê

Thấy chân bố bị thương, Jyoti Kumari (15 tuổi, Ấn Độ) dùng xe đạp chở ông đi hơn 1.200 km về quê do cả hai không đủ tiền đi xe khách.

Nữ sinh Jyoti Kumari (15 tuổi) mới đây được truyền thông Ấn Độ ca ngợi về lòng dũng cảm khi đạp xe chở bố về quê tránh dịch.

Cụ thể, hai bố con quê ở thành phố Darbhanga, bang Bihar. Cha Kumari làm lái xe kéo ở Delhi nhưng do dịch bệnh, ông phải trả lại xe cho chủ sở hữu và trở nên thất nghiệp. Ông cũng không may bị thương ở chân trong một lần làm việc.

"Tiền sinh hoạt của hai bố con cạn dần và chủ nhà trọ gây sức ép lên chúng tôi, nếu không trả tiền phòng sẽ bị đuổi ra ngoài. Vì không có ai thân thích ở Delhi nên chúng tôi quyết định trở về Bihar tránh dịch", Kumari nói với The Times of India.

Tuy nhiên, chi phí để về quê cũng trở thành vấn đề lớn. Một lái xe tải đòi 6.000 rupee (khoảng 60 USD) cho quãng đường 1.200 km từ Delhi về Darbhanga nhưng hai bố con không đủ khả năng chi trả.

Khong du tien di xe khach, co gai dap xe cho bo hon 1.200 km ve que hinh anh 1 Girls_1.jpg

Kumari đạp xe chở bố vượt quãng đường 1.200 km.

Cuối cùng, Kumari đã yêu cầu bố mua một chiếc xe đạp giá 500 rupee (6,6 USD) và quyết định chở ông về nhà.

"Chúng tôi chỉ có 600 rupee (7,9 USD) khi rời Delhi. Tôi thường đạp xe cả ngày lẫn đêm và chỉ nghỉ khoảng 2-3 tiếng tại trạm xăng mỗi tối. Chúng tôi chủ yếu ăn đồ ăn tại các điểm cứu trợ và được một số người tốt bụng cho thêm trên đường đi", nữ sinh chia sẻ.

Kumari cũng cho biết cô không cảm thấy sợ hãi khi đạp xe vào ban đêm vì trên đường cao tốc luôn có nhiều người lao động di cư cũng đang quay lại quê nhà. Cô chỉ sợ gặp phải tai nạn trên đường nhưng may mắn là hai bố con đã về đến nhà an toàn.

Kumari và bố bắt đầu hành trình vào 10/5 và về đến ngôi làng của mình vào 16/5. Nhiều dân làng không khỏi bất ngờ khi nghe về hành trình của hai bố con. Hiện Kumari và bố được cung cấp một ít đồ ăn và đưa tới điểm cách ly.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 201710:00 CH
Sinh ra là người Việt Nam, ở Việt Nam, thời CNXH Bắc Kỳ Trị là một sự bất hạnh. Vì mới chui ra từ bụng mẹ là phải chịu đựng với vô số điều vô lý như sau.
Thứ Bảy, 16 Tháng Mười Hai 20176:45 SA
Nếu bạn tiếp xúc với những người lớn tuổi, những cô chú Việt kiều, thì ít nhiều họ sẽ nhận xét
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 201711:18 SA
Làm một người đã từng làm cho cả doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế, trong và ngoài nước, tôi nghĩ tôi có đủ tư cách
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 201711:01 SA
Lần cuối cùng bạn nghe một quan chức hay lãnh đạo Việt Nam nhận sai lầm
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:37 SA
Như các bạn thường nói, chiến tranh đã đi qua hơn 42 năm, đất nước Việt Nam từng bước trở mình để hội nhập với thế giới. Nhưng hãy nhìn lại tình hình đất nước ta ngày nay
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:07 SA
Mặc dù bị rách tay nhưng bệnh nhân Đ.X.L. (nhà ở huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nhận được giấy chỉ định khâu vết thương âm hộ, âm đạo tại phòng thủ thuật khoa sản.