Mỹ đưa mẫu hạm USS Reagan tới Biển Đông tuần tra

Thứ Tư, 27 Tháng Sáu 20186:47 SA(Xem: 6756)
Mỹ đưa mẫu hạm USS Reagan tới Biển Đông tuần tra
van3332-27
Máy bay cảnh báo sớm C-2A cất cánh từ mẫu hạm USS Ronald Regan trên biển Đông gần Philippines hồi tháng 11-2017. (Hình: U.S. Navy via Getty Images)

Mỹ đưa mẫu hạm nguyên tử tới Biển Đông tuần tra khi Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis tới Bắc Kinh thảo luận về mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước gồm cả Biển Đông.

Hôm Thứ Ba, 26 Tháng Sáu, 2018, mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan với hơn 70 máy bay đủ loại đã có mặt ở vịnh Manila sau mấy ngày đi tuần tra trên Biển Đông. Đây là sự hiện diện lần thứ ba của các mẫu hạm Mỹ ở khu vực trong vòng 4 tháng qua.

Hồi Tháng Mười Một năm ngoái, mẫu hạm USS Reagan đã đến thăm Manila và lần này quay lại trong chương trình mà hãng thông tấn AFP gọi là “một phần của sứ mạng Washington muốn tái cam kết với các đồng minh ở khu vực.”

Bắc Kinh vẫn ráo riết biến các đảo tại quần đảo Hoàng Sa và 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, cướp của Việt Nam, thành những căn cứ quân sự khổng lồ trên biển với tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông. Khoảng 5 ngàn tỉ đồng hàng hóa thông thương qua vùng biển này sẽ bị trở ngại nếu Bắc Kinh giở chứng.

Cậy thế nước lớn, quân sự hùng mạnh, Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền hơn 80% Biển Đông dù họ chỉ cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974. Đến năm 1988 họ mới đánh cướp 7 bãi đá ngầm ở Trường Sa rồi bồi đắp thành 7 đảo nhân tạo.

Để cảnh cáo Bắc Kinh đừng quân sự hóa Biển Đông, Washington thỉnh thoảng cho chiến hạm tuần tra khu vực, có khi đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo của Việt Nam bị Trung Quốc cướp đoạt. Một số nhà phân tích thời sự cho rằng cách phản ứng này chẳng có tác dụng.

Mới đây, Bắc Kinh cho máy bay ném bom tầm xa và máy bay chiến đấu tập luyện lên xuống từ phi đạo của đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) như một thách thức Washington. Trước đó, người ta cũng đã thấy các tin Bắc Kinh đưa các giàn hỏa tiễn phòng không tầm xa đến bố trí trên đảo này.

Bản tường trình theo dõi tình hình Biển Đông của tổ chức CSIS tại Washington cập nhật cho thấy các cơ sở phòng không, radar, vị trí viễn thông cùng những trang bị quân sự khác đã được Bắc Kinh đưa tới các đảo nhân tạo tại Trường Sa.

Đề Đốc Marc Dalton, hạm trưởng mẫu hạm Reagan nói với các phóng viên tháp tùng trên tàu rằng cuộc thăm viếng khu vực của mẫu hạm chứng minh sự cam kết gắn bó của nước Mỹ với khu vực.

“Những nước nào quan ngại về các sự cam kết của Hoa Kỳ có thể theo dõi sự hiện diện liên tục của nhóm tàu đặc nhiệm tác chiến gồm cả mẫu hạm USS Ronald Reagan như là sự bảo đảm.” Ông Dalton nói: “Lực lượng hải quân chúng tôi đã hoạt động trên biển Thái Bình Dương bảy thập niên qua và đó là sự hiện diện kéo dài, cũng như sứ mạng vẫn còn kéo dài sẽ không thay đổi.”

Báo chí quốc tế nói Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis đến Bắc Kinh lúc này với hai vấn đề chính là Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.


Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20174:28 CH
Một người đàn ông lái một chiếc xe tải thuê đã lao vào một làn đường xe đạp đông đúc gần khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở trung tâm thành phố New York hôm th
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 201711:05 SA
nhóm điều tra liên bang cho biết một trợ lý khác trong chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng nhận tội khai man với Cục điều tra liên bang (FBI).
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:20 SA
Sáng ngày 30 tháng 10, 2017 khi hai Linh mục Đaminh Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp và Giuse Nguyễn Ngọc Ngự
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20175:59 SA
Facebook cho hay trong hai năm qua, có tới 126 triệu người dùng Facebook Mỹ đã xem những nội dung do người của Nga tải lên mạng xã hội này
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 01/11/2017 trên Twitter đòi phải dành án tử hình cho kẻ khủng bố bằng xe tải làm 8 người chết tại New York. Bên cạnh đó ông Trump còn muốn chấm dứ
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20177:58 CH
Giám đốc điều hành Công Ty Apple Tim Cook, và giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình