Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 10 -12 -2023

Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Hai 20238:11 SA(Xem: 1012)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 10 -12 -2023

HoaLuc 8*************
voatiengviet.com

Thủ tướng Israel trao đổi với Tổng thống Nga về Gaza và Iran

Reuters

Một tuyên bố của Israel cho biết rằng Thủ tướng nước này, ông Benjamin Netanyahu, đã trao đổi qua điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 10/12 và bày tỏ sự không hài lòng với "quan điểm chống Israel" của các đặc phái viên của Moscow tại Liên Hợp Quốc.

Nga ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về lệnh ngừng bắn ở Gaza, vốn đã bị Mỹ phủ quyết hôm 8/12.

Tuyên bố của Israel cho biết, khi trao đổi với ông Putin, ông Netanyahu cũng bày tỏ "sự phản đối mạnh mẽ" về sự hợp tác "nguy hiểm" của Nga với Iran.

Điện Kremlin nói rằng Nga sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ có thể để giảm bớt nỗi đau khổ của dân thường và giảm leo thang xung đột.

“[TT] Vladimir Putin tái khẳng định quan điểm nguyên tắc là bác bỏ và lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức”, Điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố.

“Đồng thời, điều hết sức quan trọng là việc chống lại các mối đe dọa khủng bố không dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như vậy đối với dân thường”.

Ngoại trưởng Nga hôm 10/12 nói rằng một phái đoàn giám sát quốc tế nên tới Gaza để theo dõi tình hình nhân đạo.


**************
rfi.fr

Tàu Philippines và tàu tuần duyên Trung Quốc va chạm tại Trường Sa : Bắc Kinh và Manila đổ lỗi cho nhau

Thùy Dương

Hôm nay 10/12/2023 tại quần đảo Trường Sa (Spratleys) ở Biển Đông, gần bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Bắc Kinh và Manila tranh chấp chủ quyền, đã xảy ra một vụ chạm giữa tàu của Philippines và tàu tuần duyên Trung Quốc. Cả Manila và Bắc Kinh đều đổ lỗi cho đối phương.

Đăng ngày:

2 phút

Theo AFP, Philippines hôm nay 10/12 khẳng định : « Các tàu tuần duyên Trung Quốc và dân quân biển Trung Quốc đã quấy nhiễu, chặn các tàu tiếp liệu dân sự của Philippines và thực hiện các hoạt động nguy hiểm ». Trong thông cáo, lực lượng quốc gia tại Biển Tây Philippines cho biết là một trong hai tàu chở hàng tiếp liệu của Philippines đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc « đâm » vào.

Hai tàu tiếp liệu khác trong đoàn và một tàu hộ tống của Hải Cảnh Philippines thì bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng. Vụ việc khiến động cơ của một tàu tiếp liệu « hỏng hóc nghiêm trọng » và cột buồm của tàu hải cảnh Philippines cũng hư hại.

Vụ va chạm hôm nay xảy ra chỉ một hôm sau vụ tuần duyên Trung Quốc uy hiếp 3 tàu của Philippines bằng vòi rồng tại bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon của Philippines 230 km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 900 km.

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh hôm nay cũng cáo buộc tàu Philippines « cố tình va chạm » với tàu tuần duyên Trung Quốc. Như thường lệ, tuần duyên Trung Quốc cho rằng 4 tàu Philippines đã « xâm nhập bất hợp pháp » vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đồng thời cho biết một tàu Philippines « đã phớt lờ những cảnh báo nghiêm khắc mà chúng tôi nhiều lần đưa ra », « đột ngột đổi hướng một cách thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm », nên « trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Philippines ».

Theo AFP, vài giờ trước khi xảy ra vụ va chạm hôm nay, một đoàn tàu thuyền dân sự của khoảng 100 ngư dân Philippines đã thực hiện chuyến đi, mà theo dự kiến là sẽ đi qua bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), để tiếp liệu cho các tiền đồn xa hơn ngoài khơi nhân mùa Giáng Sinh. Sau sự cố va chạm nói trên giữa 4 tàu của Philippines và tàu tuần duyên Trung Quốc, dù các nhà tổ chức thông báo tiếp tục đi theo hải trình đã định, nhưng cuối cùng đã đổi tuyến đi. Trên các tàu hải cảnh Philippines, hộ tống đoàn tàu này có một số nhà báo của hãng tin Pháp AFP.

Phản ứng của Mỹ và Liên Âu

Về phía Mỹ, đại sứ tại Philippines, MaryKay Carlson, khẳng định Washington đứng về phía Manila, chỉ trích « các hành động bất hợp pháp và nguy hiểm lặp lại nhiều lần của Trung Quốc » nhắm vào tàu Philippines. Đại sứ của Liên Âu tại Manila, Luc Véron, nhận định sự cố lần này gây « lo ngại sâu sắc ».


*************
rfi.fr

Hồng Hải : Phiến quân Houthi Yemen dọa tấn công mọi tàu hướng về phía Israel

Thùy Dương

Phiến quân Houthi Yemen hôm 09/12/2023 dọa sẽ tấn công bất cứ tàu thuyền nào lưu thông ở Hồng Hải hướng về phía Israel cho đến khi nào người dân ở dải Gaza nhận được hàng cứu trợ.

Đăng ngày:

1 phút

Ảnh tư liệu : Các chiến binh Houthi tại Sanaa, Yemen, ngày 24/11/2021.
Ảnh tư liệu : Các chiến binh Houthi tại Sanaa, Yemen, ngày 24/11/2021. AP - Hani Mohammed

Theo AFP, trong một thông cáo đăng trên các mạng xã hội, lực lượng nổi dậy Houthi ở Yemen nhấn mạnh bất cứ tàu thuyền nào hướng đến Israel, bất kể cờ hiệu tàu, hay quốc tịch của chủ tàu hay nhà khai thác, đều không được hoan nghênh và đều bị xem là mục tiêu chính đáng để các lực lượng vũ trang Houthi tấn công tại vùng biển chiến lược nối từ đông bắc Phi đến bán đảo Ả Rập.

Về phản ứng của Israel, khi được một nhà báo hỏi, lãnh đạo Cơ quan an ninh quốc gia Israel, Tzachi Hanegbi, lên án hành động của Houthi là sự « bao vây hàng hải » và nhấn mạnh là nếu quốc tế không lưu ý thì đó sẽ trở thành một vấn đề an ninh quốc tế.

Liên quan đến Pháp, trong đêm thứ Bảy 09/12 rạng sáng Chủ Nhật 10/12, một tàu khu trục của Pháp tại Hồng Hải đã hạ được hai drone nhắm tới tàu. Hai drone này được xác định phóng đi từ miền bắc Yemen, vùng lãnh thổ đang do lực lượng Houthi kiểm soát. Khi bị tấn công bằng drone, tàu khu trục đa nhiệm Languedoc của Pháp đang ở cách bờ biển Yemen 110 km.


************
rfi.fr

Khôi nguyên Iran vắng mặt nhân lễ trao giải Nobel 2023

Thanh Hà

Theo thông lệ, đúng ngày 10/12 hàng năm, tất cả các khôi nguyên tề tựu về Oslo, thủ đô Na Uy, nhận giải thưởng Nobel. Năm nay, khôi nguyên người Iran, nhà đấu tranh nhân quyền Narges Mohammadi vắng mặt do bị chính quyền Teheran giam giữ. Bà thông báo sẽ bắt đầu một đợt tuyệt thực vào lúc mà ở Oslo bà được xướng tên cùng với các khôi nguyên Nobel khác trong mùa trao giải 2023.

Đăng ngày:

2 phút

Là một nhà đấu tranh chống án tử hình và bảo vệ quyền của phụ nữ được để đầu trần khi xuất hiện ở những nơi công công, Narges Mohammadi, 51 tuổi, đã nhiều lần bị bắt giữ và tống giam trong thời gian gần đây. Từ 2021, bà bị đưa vào nhà tù Evin, trại giam khủng khiếp nhất của Teheran. Bà là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào đấu tranh đòi tự do cho nữ giới ở Iran.

Tháng 10/2023, Narges Mohammadi được trao tặng giải Nobel Hòa Bình vì những « đóng góp của bà chống lại những biện pháp đàn áp phụ nữ ở Iran, và về những nỗ lực của Mohammadi vì nhân quyền, vì tự do cho tất cả mọi người ». Thế nhưng, bà sẽ không đến Oslo và là khôi nguyên duy nhất vắng mặt trong buổi lễ trao giải vào lúc 12 giờ trưa nay. Hai người con của bà sẽ thay mặt mẹ nhận phần thưởng cao qúy này và sẽ phát biểu nhân danh người mẹ đang bị « tước đoạt tự do ». Đúng vào giờ trao giải Nobel, từ nhà tù Evin ở Teheran, Narges Mohammadi bắt đầu tuyệt thực để phản đối một bản án bất công.

Thông tín viên của RFI Vahid Shamsoddinnezhad đã có dịp trao đổi với phu quân của khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2023, ông Taghi Rahmani, nhấn mạnh đến công cuộc đấu tranh của người phụ nữ Iran này :

« Đúng là nhẽ ra Narges phải có mặt ở đây để nhận giải thưởng. Nhưng chúng tôi biết là Cộng Hòa Hồi Giáo Iran không có một cái nhìn thiện cảm về giá trị của giải thưởng này, về người được trao giải. Teheran xem đây là một giải thưởng mang đậm màu sắc chính trị. Từ thứ Bảy vừa qua, Narges không được gặp thân nhân và thậm chí không được quyền trao đổi qua điện thoại. Nói cách khác, nhà tôi bị phạt và những quan điểm của Narges, kể cả khi đã bị bắt giam, vẫn ủng hộ cuộc nổi dậy của phụ nữ để đòi tự do và quyền sống. Narges luôn bày tỏ quan điểm về những biện pháp đàn áp nhắm vào người biểu tình của phong trào xuất phát từ sau cái chết của cô Mahsa Amini và những cuộc thảm sát đã diễn ra. Nhà tôi rất quan tâm đến những vấn đề về nữ quyền, về bất bình đẳng giới tính, về chính sách đàn áp nhắm vào các sắc tộc thiểu số và những thiểu số tôn giáo. »



*************
rfi.fr

Cận Đông : Quân đội Israel tăng cường hỏa lực tại miền nam dải Gaza

Thanh Hà

Tư lệnh quân đội Israel sáng nay 10/12/2023 khẳng định với hãng tin Pháp AFP đã « tăng cường » các chiến dịch quân sự tại nhiều khu vực ở miền nam dải Gaza để « duy trì áp lực », tiêu diệt đến « những chiến binh Hamas cuối cùng ». Thủ tướng Benyamin Netanyahu tối qua cũng đưa ra quan điểm tương tự, nhắc lại cam kết tiếp tục một cuộc chiến « công bằng »« tiêu diệt Hamas ».

Đăng ngày:

2 phút

Theo phóng viên của AFP, vào sáng sớm hôm nay, các đợt « oanh kích càng lúc càng tàn khốc » ở Khan Younès và trên đường từ thành phố này đến Rafah, sát biên giới với Ai Cập. Rafah đang trở thành một « trại tỵ nạn » tiếp nhận phần lớn trong số gần 2 triệu dân cư ở Gaza.

Từ đầu xung đột, quân đội Israel đã kêu gọi thường dân sơ tán về miền nam Gaza. Nhiều tổ chức nhân đạo của Liên Hiệp Quốc khẳng định « không còn bất kỳ một nơi an toàn nào ở Gaza ».

Một ngày sau khi Hoa Kỳ dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chận dự thảo nghị quyết về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức vì lý do nhân đạo cho Gaza, Israel đẩy mạnh các chiến dịch quân sự « hơn bao giờ hết ».

Giám đốc Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF báo động « gần một triệu trẻ em bị cưỡng bức di tản, phần lớn sống trong những điều kiện vệ sinh vô cùng tồi tệ ». Cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc đặc trách về người tị nạn Palestine UNRWA báo động « bệnh tật bắt đầu tràn lanở phía nam Gaza » do bị quá tải khi phải tiếp nhận người tị nạn từ những nơi khác đang đổ về. Từ Genève, giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động « chiến tranh giữa Israel và Hamas đang dẫn tới những hệ quả tai hại » về mặt sức khỏe, y tế.

Về ngoại giao, đang dự hội nghị khí hậu COP28 ở Dubai, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sáng nay lấy làm tiếc trước việc định chế do ông điều hành đã bị « tê liệt » trên vấn đề Gaza và ông « lấy làm tiếc là Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã không thể thông qua lệnh ngừng bắn vì lý do nhân đạo ».

Thủ tướng Qatar, một đối tác then chốt ở Cận Đông, cam kết « tiếp tục những nỗ lực vận động đạt được một lệnh hưu chiến ». Còn tại Washington, không cần được bên Lập Pháp đồng ý, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa cho phép bán gần 14.000 đầu đạn 12 ly cho chiến sa loại Merkava của Israel.


************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

4 phút

(AFP) - Tuần duyên Trung Quốc uy hiếp tàu của Philippines bằng vòi rồng tại bãi cạn Scarborough. Theo một đơn vị của Hải Quân Philippines, sáng nay 09/12/2023, ba tàu tiếp liệu của chính phủ nước này đã bị tuần duyên và dân quân biển của Trung Quốc « ngăn cản trong công tác ». Đài truyền hình nhà nước CCTV của Bắc Kinh thì khẳng định, các tàu của Philippines « xâm nhập trái phép » vào hải phận của Trung Quốc. AFP nhắc lại Trung Quốc đã chiếm đoạt bãi cạn Scarborough của Philippines từ năm 2012 và khẳng định chủ quyền với gần hết Biển Đông.

(AFP) - Canada ngừng tham gia Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á AIIB bị nghi ngờ do đảng Cộng Sản Trung Quốc chi phối. Bộ trưởng Tài Chính Canada, Chrystina Freeland, cho biết như trên vào hôm qua 08/12/2023 và nói rõ Ottawa « mở rộng điều tra » về ngân hàng này do những cáo buộc đảng Cộng Sản Trung Quốc « có ảnh hưởng quá lớn » đối với AIIB và định chế tài chính này ưu tiên cấp tín dụng cho các nước tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc. 

(Yonhap) - Pháp ủng hộ Hàn Quốc gia nhập khối G7+. Trả lời hãng tin Yonhap hôm 07/12/2023, đại sứ Pháp tại Seoul, Philippe Bertoux, xác nhận Paris ủng hộ việc G7 mở rộng đến hai nước là Hàn Quốc và Úc. Cả hai cùng có chỗ đứng trong nhóm công nghiệp phát triển nhất. Đại sứ Bertoux nhậm chức từ tháng 7/2023.

(AFP) - Hamas kêu gọi UNESCO bảo tồn một số di tích lịch sử tại Gaza. Trong thông cáo hôm 08/12/2023, phong trào Hồi Giáo Palestine lên án quân đội Israel tàn phá nhiều di tích lịch sử trên lãnh thổ Palestine, như Al Omari - đền thờ Hồi Giáo thế kỷ thứ 12, di tích « lớn nhất và cổ kính nhất » tại Gaza. Đây cũng là nơi có nhiều khu khảo cổ quý giá.  

(AFP) - Pháp : 6 thiếu niên liên quan đến vụ chặt đầu nhà giáo Samuel Paty bị kết án. Tư pháp hôm 08/12/2023 kết án 6 thiếu niên vì vai trò của họ trong vụ một phần tử Hồi giáo cực đoan sát hại dã man thầy giáo Samuel Patyở Conflans-Sainte-Honorine, ngoại ô Paris vào năm 2020 từng khiến cả nước Pháp bàng hoàng. Theo phán quyết của tòa, các án tù dao động từ 14 tháng đến 2 năm, nhưng tất cả đều được hưởng án treo và không có bị cáo nào phải ngồi tù. 

(AFP) - Pháp : Bảo tàng Louvre tăng giá vé vào cửa, 6 tháng trước Olympic Paris 2024. Từ ngày 15/01/2024, để vào tham quan bảo tàng nổi tiếng nhất ở Paris, du khách sẽ phải trả 22 euro thay vì 17 euro như hiện tại. Với 7,2 triệu lượt khách tham quan, Louvre là bảo tàng có sức thu hút nhất trên thế giới. Hơn 40 % khách được vào cửa miễn phí. Vé vào cửa cho phép thu về 76,5 triệu euro trong năm 2022. Số tiền này vừa đủ trang trải 25 % chi phí của bảo tàng. Phần còn lại do bộ Văn Hóa và các mạnh thường quân tài trợ.

(AFP) - Đúng một năm trước ngày mở cửa trở lại Nhà Thờ Đức Bà Paris, công trình tái thiết diễn ra như dự kiến và tổng thống Pháp kỳ vọng mời được Đức Giáo hoàng Phanxicô đến dự sự kiện trọng đại này. Notre Dame de Paris là một trong những biểu tượng của nước Pháp, được công chúng biết đến nhiều qua tiểu thuyết của Victor Hugo. Ngày 15/04/2019, Nhà Thờ Đức Bà Paris bị hỏa hoạn. Chính phủ chạy đua với thời gian để tái thiết công trình kiến trúc 850 năm tuổi. Trước khi bị thần hỏa viếng thăm, Nhà Thờ Đức Bà Paris là điểm hẹn của 12 triệu du khách hàng năm. 

(AFP) - Hoa Kỳ sẽ có tuyến tàu hỏa cao tốc đầu tiên vào năm 2028. Chính quyền tổng thống Biden, hôm qua 08/12/2023, thông báo tuyến tàu hỏa cao tốc đầu tiên ở Hoa Kỳ sẽ khánh thành vào năm 2028, nối Las Vegas với Los Angeles trong hai tiếng đồng hồ. Dự án có tên là Brightline West, sẽ được cấp 3 tỷ đô la từ kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của Biden, được thông qua vào năm 2021.


************
rfi.fr

Căng thẳng leo thang ở Irak : Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad bị tấn công bằng rốc-kết

Phan Minh

Căng thẳng đang leo thang một cách chóng mặt ở Irak, trong bối cảnh đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, hôm qua 08/12/2023, bị tấn công bằng rốc-kết. Kể từ khi bệnh viện Al-Ahli ở dải Gaza bị oanh tạc hôm 17/10, tại Irak, các vị trí của liên minh quốc tế và lực lượng Hoa Kỳ, được coi là đồng minh của Israel, đã liên tục bị nhắm mục tiêu.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

1 phút

Từ Baghdad, thông tín viên Marie-Charlotte Roupie cho biết cụ thể :

"Sau cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad sáng sớm hôm qua, căn cứ Ain al-Asad ở miền tây Irak đã hai lần trở thành mục tiêu tấn công của một drone tự sát và một loạt rốc-kết, nhưng những vụ tấn công này không gây thương vong hay thiệt hại vật chất.

Tuy nhiên, căng thẳng vẫn tiếp tục gia tăng ở Irak. Đêm qua rạng sáng nay, một số cuộc tấn công bằng drone được thực hiện nhắm vào khu vực xung quanh sân bay Erbil ở khu vực của người Kurdistan, và một trong số đó đã bị lực lượng liên minh quốc tế đánh chặn.

Trước đó, một drone cũng đã tấn công một tòa nhà dân cư, nhưng không gây thương vong. Kể từ ngày 07/10, tổng cộng các vị trí của Mỹ ở Irak và Syria đã bị nhắm mục tiêu ít nhất 84 lần.

Không nhận trách nhiệm về những cuộc tấn công vừa qua, nhưng hôm qua, chỉ huy của nhóm Kataib Sayyid el-Shouhada, một lực lượng vũ trang theo hệ phái Shia thân Iran, đã công khai từ chối tiến hành những cuộc đàm phán nhằm ngưng các cuộc tấn công chống lại lực lượng Hoa Kỳ ở Irak, chừng nào “những tội ác vẫn tiếp diễn ở Gaza”."


************
voatiengviet.com

Mỹ chế tài hàng chục người khắp thế giới vì vi phạm nhân quyền

Reuters

Mỹ ngày thứ Sáu chế tài hàng chục người vì vi phạm nhân quyền, bao gồm các sĩ quan tình báo của Iran mà Mỹ cáo buộc có liên quan đến việc nhắm mục tiêu vào các quan chức Mỹ, trước Ngày Nhân quyền vào Chủ nhật.

Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt chế tài và hạn chế thị thực đối với 37 người ở 13 quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken cho biết trong một phát biểu, trong những hành động có phối hợp với Anh và Canada.

Trong năm qua, Bộ Tài chính đã chế tài hơn 150 cá nhân và tổ chức khắp hàng chục quốc gia, phong tỏa tài sản của họ tại Mỹ vì những vấn đề liên quan đến vi phạm nhân quyền. Những người Mỹ tham gia vào một số giao dịch nhất định với họ cũng có nguy cơ bị chế tài.

Hai sĩ quan tình báo Iran tuyển mộ người cho các điệp vụ ở Mỹ bị định danh, Bộ Tài chính nói trong một phát biểu. Nhiệm vụ của họ bao gồm nhắm mục tiêu sát hại các quan chức chính phủ hiện nhiệm và tiền nhiệm của Mỹ để trả thù cho vụ sát hại Tư lệnh Lực lượng Quds Qassem Soleimani vào năm 2020.

Hai sĩ quan này, Majid Dastjani Farahani và Mohammad Mahdi Khanpour Ardestani, cũng tuyển mộ người cho các hoạt động do thám tập trung vào các địa điểm tôn giáo, doanh nghiệp và các cơ sở khác ở Mỹ.

Iran đã hứa sẽ trả thù sau khi cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad giết chết ông Soleimani, chỉ huy quân sự nổi tiếng nhất của Tehran và là người kiến tạo ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này ở Trung Đông.

Phái bộ Iran tại Liên Hợp Quốc ở New York không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Các thành viên Taliban bị chế tài vì liên quan đến việc đàn áp phụ nữ và trẻ em gái. Những người này bao gồm bộ trưởng của cơ quan gọi là Bộ Tuyên truyền Đạo đức và Ngăn ngừa Tệ nạn mà Bộ Tài chính Mỹ nói đã tham gia vào các vụ giết người, bắt cóc, quất roi và đánh đập.

Người phát ngôn của chính quyền Taliban không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Hai quan chức trung cấp của Trung Quốc bị định danh vì liên quan đến “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang tiếp diễn ở Tân Cương,” khu vực phía tây Trung Quốc nơi Mỹ cáo buộc nhà chức trách đang phạm tội diệt chủng đối với người Uighur và các nhóm thiểu số người Hồi giáo khác.

Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Lưu Bằng Vũ nói các chế tài này là bất hợp pháp.

“Những hành động như vậy can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn các chuẩn mực cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế và làm suy yếu nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ những hành động đó,” ông nói.

Chính phủ Mỹ ngày thứ Sáu cũng hạn chế nhập khẩu từ ba công ty Trung Quốc khác do các hành vi cưỡng bức lao động liên quan đến người Uighur và các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc.

Washington cũng nhắm mục tiêu vào những người ở Liberia, Nam Sudan, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.


***********
rfi.fr

Thêm tín hiệu xấu về kinh tế Trung Quốc ?

Thanh Hà

Trung Quốc đang lún sâu thêm vào vòng luẩn quẩn của giảm phát. Theo báo cáo Tổng Cục Thống Kê Trung Quốc công bố hôm 09/12/2023, chỉ số giá cả tiêu thụ trên thị trường nội địa trong tháng 11/2023 giảm « mạnh nhất kể từ ba năm nay ».

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh minh họa: Hàng hóa xuất nhập khẩu trên cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, ngày 06/08/2023.
Ảnh minh họa: Hàng hóa xuất nhập khẩu trên cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, ngày 06/08/2023. AP

Chỉ số IPC giảm 0,5 % so với hồi tháng 10/2023. Đây là mức độ trượt dốc mạnh hơn so với những dự báo do hãng thông tấn Anh Reuters thực hiện. Từ năm 2020 đến nay, giá cả trên thị trường Trung Quốc mới « có bước thụt lùi mạnh đến như vậy ». Một ngày trước đó, báo chí chính thức tại Bắc Kinh cho biết lãnh đạo Trung Quốc kết thúc cuộc họp thường niên về tình hình kinh tế quốc gia và các bên quyết định « duy trì các biện pháp để khởi động lại nền kinh tế thứ hai toàn cầu ». Nói cách khác, Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách nhà nước để tài trợ các chương trình đầu tư.

Không đi sâu vào chi tiết, nhưng Tân Hoa Xã nhấn mạnh là chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp và ông chủ trương « kích thích tăng trưởng, giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro và bảo đảm ổn định » cho các hoạt động kinh tế.

Tính từ tháng 4/2023, lần đầu tiên chỉ số xuất khẩu của Trung Quốc mới tăng lên trở lại vào tháng 11/2023. Bắc Kinh giải thích các hoạt động trong ngành sa sút do nhu cầu tiêu thụ của thế giới bị giảm vì « những cuộc xung đột » ở nhiều nơi.

Chính quyền vẫn tin tưởng là sẽ giữ được mục tiêu tăng trưởng 5 % cho năm nay. Trái lại, một số nhà phân tích lo ngại rằng đà phục hồi của ngành xuất khẩu sẽ « không được lâu dài ». Đầu tuần, cơ quan thẩm định tài chính Mỹ Moody’s vừa hạ điểm tín nhiệm Trung Quốc do lo ngại nợ của nền kinh tế thứ hai thế giới càng lúc càng tăng nhanh.

Mỹ mở rộng danh sách trừng phạt nhắm vào các công ty Trung Quốc

Tại Washington, hôm 08/12/2023, chính quyền Biden thông báo đưa thêm ba tập đoàn Trung Quốc vào danh sách trừng phạt. Tập đoàn sản xuất đường COFCO Sugar Holding, tập đoàn công nghệ Sichuan Jingweida và hãng cung cấp vật liệu mới Anhui Xinya New Materials là ba hãng mới trong tầm ngắm của Hoa Kỳ. Cả ba bị cáo buộc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nghĩ ở Tân Cương. Hiện tại, 30 doanh nghiệp của Trung Quốc bị cấm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington lập tức mạnh mẽ bác bỏ những cáo buộc nói trên và cho rằng, Hoa Kỳ đã « căn cứ vào những thông tin dối trá » để trừng phạt các công ty của Trung Quốc.


************
voatiengviet.com

Ukraine lên án ý định của Nga tổ chức bầu cử trên lãnh thổ bị chiếm đóng

Reuters

Ukraine ngày thứ Bảy lên án mạnh mẽ việc Nga định tổ chức bầu cử tổng thống vào mùa xuân tới trên lãnh thổ bị chiếm đóng, tuyên bố cuộc bầu cử này là “vô hiệu” và cam kết truy tố bất cứ quan sát viên nào được cử đến giám sát.

Thượng viện Nga ấn định cuộc bầu cử tổng thống trong tuần này vào tháng 3 năm sau, và Chủ tịch Valentina Matviyenko nói cư dân ở bốn khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sẽ lần đầu tiên có thể bỏ phiếu.

Nga tuyên bố đã sáp nhập các khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhya và Kherson ở miền đông và miền nam Ukraine trong cuộc trưng cầu dân ý năm ngoái bị Kyiv và phương Tây bác bỏ là giả hiệu, nhưng không kiểm soát hoàn toàn được bất cứ khu vực nào trong số này.

Nga cũng đã chiếm bán đảo Crimea ở Biển Đen từ Ukraine vào năm 2014.

“Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên quyết lên án ý định của Nga tổ chức bầu cử tổng thống ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine và áp đặt các chế tài lên những người liên quan đến việc tổ chức và tiến hành bầu cử,” bộ ngoại giao Ukraine nói trong một phát biểu.

Ukraine cũng cảnh báo các nước không cử quan sát viên tới “các cuộc bầu cử giả hiệu” và nói rằng những người vi phạm sẽ “phải chịu trách nhiệm hình sự.”

“Bất kì cuộc bầu cử nào ở Nga đều không liên quan gì đến dân chủ. Chúng chỉ đóng vai trò như một công cụ để duy trì quyền lực của chế độ Nga cầm quyền,” bộ nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày thứ Sáu cho biết ông sẽ tranh cử tổng thống một lần nữa, một bước đi được cho là sẽ giúp ông nắm quyền ít nhất cho đến năm 2030.


***********
voatiengviet.com

Israel ra lệnh di tản thêm nữa ở Khan Younis, tấn công dọc chiều dài Gaza

Reuters

Israel đã ra lệnh cho người dân rời khỏi trung tâm thành phố chính phía nam Gaza là Khan Younis vào ngày thứ Bảy và tấn công dọc theo chiều dài của dải đất này.

Kể từ khi thỏa thuận hưu chiến sụp đổ vào tuần trước, Israel đã mở rộng chiến dịch trên bộ xuống nửa phía nam của Dải Gaza bằng việc thúc quân vào Khan Younis. Đồng thời, cả hai bên đều báo cáo chiến sự gia tăng ở phía bắc.

Người phát ngôn tiếng Ả-rập của Israel đăng một bản đồ trên mạng xã hội X định rõ sáu khu vực được đánh số của Khan Younis mà người dân được ra lệnh di tản "khẩn cấp." Những khu này gồm các nơi của trung tâm thành phố mà trước đây chưa chịu lệnh di tản như vậy.

Israel đã đưa ra cảnh báo tương tự trước khi tấn công các khu vực phía đông của thành phố và người dân nói họ lo sợ lệnh di tản sẽ báo trước một cuộc tấn công nữa, Reuters đưa tin.

Đại đa số trong số 2,3 triệu cư dân của Gaza đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, nhiều người đã phải chạy lánh nhiều lần. Với chiến sự ác liệt dọc theo chiều dài lãnh thổ này, người dân và các cơ quan của Liên Hợp Quốc nói hiện thực sự không có nơi nào an toàn để đi, dù Israel bác bỏ điều này.

Theo Bộ Y tế ở Gaza, tổng số người thiệt mạng trong 24 giờ qua đã vượt quá 17.700 người, với hàng ngàn người khác mất tích và được cho là đã chết.

Các nhân viên y tế ở phía bắc Gaza, nơi có những cuộc giao tranh khốc liệt nhất, cáo buộc Israel nhắm mục tiêu vào các bệnh viện và xe cứu thương.

Bộ Y tế nói lực lượng Israel đã bắn chết hai nhân viên y tế bên trong bệnh viện Kamal Adwan ở phía bắc Gaza hôm thứ Bảy.

Bệnh viện Y tế Jaffa ở Deir al-Balah, ở trung tâm Dải Gaza, cho biết họ đã ngừng hoạt động hôm thứ Sáu do bị thiệt hại nặng nề khi Israel ném bom một nhà thờ Hồi giáo gần đó.

Người phát ngôn của quân đội Israel không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về các tin tức nói xe cứu thương và bệnh viện bị nhắm bắn. Quân đội Israel trước đây đã cáo buộc Hamas che giấu chiến binh trong các cơ sở y tế.

Israel phát động chiến dịch tiêu diệt tổ chức chủ chiến Hamas cai trị ở Gaza sau khi các chiến binh của họ xông vào các thành thị của Israel vào ngày 7 tháng 10, giết chết 1.200 người và bắt giữ 240 con tin, theo thống kê của Israel.

Lực lượng Israel nói họ đang hạn chế thương vong cho thường dân bằng cách cung cấp bản đồ cho thấy các khu vực an toàn và quy trách Hamas làm hại thường dân bằng cách trà trộn vào họ.


***********
voatiengviet.com

Ukraine đẩy mạnh chiến dịch dỡ bỏ tượng đài thời Soviet

Reuters

Các quan chức Ukraine xúc tiến chiến dịch dỡ bỏ các tượng đài thời Soviet vào ngày thứ Bảy khi chính quyền ở thủ đô Kyiv của Ukraine tháo dỡ bức tượng của một chỉ huy Hồng quân khỏi một đại lộ trung tâm.

Ukraine đã tăng cường nỗ lực xóa bỏ mọi dấu vết của sự cai trị của Nga trong bối cảnh quân đội của Điện Kremlin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện, hiện đã gần chạm mốc hai năm.

Các nhân viên thành phố ngày thứ Bảy cẩn thận nhấc bức tượng khổng lồ của Mykola Shchors, một chỉ huy chiến trường của Liên bang Soviet trong Nội chiến Nga, ra khỏi bệ.

Công trình này đã chiếm một vị trí nổi bật trên trục đường huyết mạch trung tâm được đặt theo tên nhà thơ quốc gia của Ukraine.

Những người đi đường dừng lại để xem và chụp ảnh khi một cần cẩu khổng lồ hạ bức tượng ông Shchors cưỡi ngựa xuống một chiếc xe tải sàn phẳng.

“Chúng ta cần giáo dục giới trẻ để họ biết về lịch sử của chúng ta,” Zoya Kobyliukova, 82 tuổi, nói. Bà mô tả chủ nghĩa cộng sản là điều "không tưởng" khiến nhiều người bị giết hại.

“Họ đang làm điều đúng đắn là gỡ bức tượng này xuống.”

Ủy viên hội đồng thành phố Kyiv Leonid Yemets nói với Reuters rằng bức tượng sẽ được chuyển đến một viện bảo tàng.

Nhà chức trách ở thành phố cảng Odesa bên bờ Biển Đen của Ukraine đã tháo dỡ bức tượng Catherine Đại đế vào năm ngoái sau một chiến dịch kéo dài nhiều tháng của các nhà hoạt động.

Hàng ngàn con đường phố và khu định cư ở Ukraine cũng đã được đổi tên trong những năm gần đây như một phần của chiến dịch phi cộng sản hóa được phát động sau Cách mạng Maidan năm 2014, lật đổ một nhà lãnh đạo thân Nga.


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn