Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 29 -11 -202

Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một 20236:23 SA(Xem: 1520)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 29 -11 -202
HCM CauTieu********
rfi.fr

Nga bị nghi ngờ đầu độc vợ lãnh đạo tình báo quân sự Ukraina

Thanh Hà

Phát ngôn viên GUR, Cơ Quan Tình Báo Quân Sự Ukraina, hôm qua 28/11/2023, được AFP trích dẫn, nêu lên « giả thuyết chính » Nga sử dụng « kim loại nặng » để đầu độc vợ của lãnh đạo đình báo quân sự Ukraina, Kyrylo Budanov. Theo truyền thông Ukraina, bà Marianna Budanov đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bản thân lãnh đạo tình báo Ukraina đã nhiều lần bị ám sát hụt.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Thông tín viên RFI Stéphane Siohan giải thích thêm về một khía cạnh khác trong chiến tranh giữa Nga và Ukraina.

« Kyrylo Budanov, một người trẻ tuổi đứng đầu Cơ Quan Tình Báo Quân Sự Ukraina, là một gương mặt quen thuộc đối với công luận Ukraina. Vợ của ông, bà Marianna cũng vậy, do bà phải ở hẳn trong văn phòng được canh gác cẩn mật cùng chồng kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraina.

Thứ Ba vừa qua, trang mạng báo Ukraina Babel tiết lộ bà Budanov đã phải nhập viện và được đưa vào cấp cứu cách nay vài hôm sau một âm mưu đầu độc. Các bác sĩ dường như đã tìm thấy trong cơ thể bà những dấu vết kim loại nặng, nhất là thạch tín (Arsenic) và thủy ngân, theo lời ông Valeriy Kondratyuk, nguyên là lãnh đạo một vụ trong cơ quan do Kyrylo Budanov lãnh đạo.

Theo các tiết lộ của Kondratyuk, các độc dược đã được bỏ vào thức ăn và dường như cả các cận vệ của bà cũng như nhiều quan chức cao cấp trong cơ quan này cũng đã bị đầu độc. Trong số đó có các lãnh đạo nhiều ban phụ trách các hoạt động chống Nga, trong Tổng Cục Tình Báo Ukraina.

Hôm qua phát ngôn viên Cơ Quan Tình Báo Quân Sự Ukraina đã xác nhận những tin trên trong bối cảnh ông Kyrylo Budanov trở thành một mục tiêu hàng đầu mà Nga nhắm tới.

Trước khi nổ ra chiến tranh, Budanov đã bị thương trong một vụ xe bị gài bom ở Kiev Tên lửa của Nga cũng đã nhiều lần oanh kích trụ sở của GUR và ông dường như đã thoát chết ít nhất là một chục lần trong các âm mưu ám sát ».

 Chiến sự tiếp diễn

Quân đội Ukraina này hôm 29/11/2023 thông báo đã bắn hạ 21 drones của Nga trong đợt oanh kích đêm qua nhắm vào toàn lãnh thổ. Nga sử dụng drone Shahed của Iran và huy động ba tên lửa loại X-59.

Về phía Nga, đô trưởng Matxcơva Sergeii Sobyanin trên mạng Telegram loan báo không quân Nga đã bắn chận được tên lửa của Ukraina tại khu vực Podolsk, gần Matxcơva. Những mảnh vỡ tên lửa « không gây thiệt hại ». Còn tại khu vực Biển Đen, bộ Quốc Phòng Nga cho biết đã sử dụng tên lửa hành trình Kalibr, « bắn trúng các mục tiêu nhắm vào một căn cứ quân sự » của Ukraina. Hãng tin Anh Reuters không thể kiểm chứng về thời điểm và những mục tiêu mà Matxcơva nói đến. Theo hải quân Ukraina, Nga vẫn duy trì 2 tàu ngầm có trang bị tên lửa Kalibr ở khu vực Biển Đen.

Vãn liên quan đến Ukraina, một quan chức của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 28/11/2023 quả quyết Vladimir Putin không tính tới giải pháp đàm phán hòa bình trước bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Phát biểu được đưa ra nhân cuộc họp tại trụ sở Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO ở Bruxelles. Cùng ngày, Bruxelles thông báo viện trợ thêm gần 200 triệu euro cho Ukraina. Số tiền này được dành để đào tạo cho các quân nhân Ukraina. Tổng cộng từ đầu cuộc chiến, Liên Hiệp Châu Âu đã dành ra 27 tỷ euro hỗ trợ Ukraina về quân sự.


***********
rfi.fr

Mười nước Bắc Âu gia tăng hiện diện quân sự tại biển Baltic

Minh Anh

Sau nhiều sự cố nghiêm trọng xảy ra ở biển Baltic, hôm qua, 28/11/2023, mười nước Bắc Âu thành viên Lực lượng Viễn chinh hỗn hợp (JEF) đã quyết định kích hoạt « điều khoản phòng vệ », để triển khai các phương tiện quân sự bổ sung, bảo vệ các cơ sở hạ tầng nằm sâu dưới biển Baltic. 

Đăng ngày:

2 phút

Liên minh Lực lượng Viễn chinh hỗn hợp (Joint Expeditionary Force- JEF) gồm 10 nước do Anh Quốc dẫn đầu, là các nước Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Iceland, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển, liên kết với nhau xung quanh các vấn đề tác chiến phòng thủ tại vùng Bắc Âu. 

Theo thông cáo của JEF vào cuối cuộc họp, được AFP trích dẫn, liên minh quân sự này sẽ tăng cường các năng lực không quân và hải quân nhằm bảo vệ « các cơ sở hạ tầng thiết yếu dưới lòng biển ».  

Trả lời đài truyền hình SVT, bộ trưởng Quốc Phòng Thụy Điển Pal Jonson, giải thích, « khoảng hai chục tàu chiến sẽ được triển khai tại biển Baltic cũng như là tại nhiều vùng Bắc Đại Tây Dương » để giám sát an ninh hàng hải, đối phó với « tình hình an ninh nghiêm trọng trên thế giới, và nhất là tại các khu vực lân cận ». 

Cũng theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Thụy Điển, liên minh 10 nước phải có « khả năng tiến hành kiểu chiến dịch quân sự như thế để bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu » và đây còn là một « tín hiệu gởi đến nước Nga ». 

Thông cáo của JEF khẳng định đây là « lần đầu tiên điều khoản phòng vệ được kích hoạt. Chiến dịch này sẽ bắt đầu thực hiện vào đầu tháng 12/2023 ».   

Quyết định được đưa ra sau khi các nước thành viên của JEF hồi tháng 10/2023 đã đạt đồng thuận về việc tăng cường bảo đảm an ninh tại biển Baltic sau sự cố một đường ống dẫn khí đốt ngầm dưới biển đã phải ngưng hoạt động do bị rò rỉ sau hành động can thiệp « từ bên ngoài », và đặc biệt là sau những vụ nổ nhằm vào hai đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2, đi từ Nga đến Tây Âu. 


**********
rfi.fr

Phần Lan đóng cửa hoàn toàn biên giới với Nga

Minh Anh

Chính quyền Helsinki thông báo sẽ đóng cửa chốt biên phòng cuối cùng còn mở với Nga kể từ đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm 30/11/2023 nhằm ngăn chặn làn sóng di dân bất thường đến từ Nga. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Theo giới chức Phần Lan, gần 1.000 người không giấy tờ đã nộp đơn xin tị nạn ở biên giới phía đông dài 1.3040 km phân cách hai nước.  

Bộ trưởng Nội Vụ Phần Lan bà Mari Rantanen, khẳng định « Phần Lan đang là mục tiêu của một cuộc chiến hỗn hợp từ Nga », và vì vấn đề an ninh quốc gia, chốt biên phòng sau cùng còn mở với Nga là Raja – Jooseppi sẽ bị đóng cho đến hết ngày 13/12/2023. 

Trong thông cáo, chính phủ Phần Lan yêu cầu những người xin tị nạn sẽ phải nôp đơn « tại các cửa khẩu biên giới được mở cho lưu thông hàng không và đường biển », nghĩa là các cảng biển và sân bay. 

Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo, hôm qua, 28/11/2023, cáo buộc Nga từ nhiều tuần qua đã sử dụng di dân như là một « công cụ », dòng di dân đổ về biên giới là « một hoạt động có tổ chức, không thật sự là một tình trạng khẩn cấp ». Bởi vì, theo ông, việc người tị nạn có thể đi đến được chốt biên giới xa xôi nhất Raja – Jooseppi là một bằng chứng hiển nhiên. 

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, trước hiện tượng di dân đổ về biên giới Phần Lan, hồi trung tuần tháng 11/2023, Helsinki đã thông báo đóng cửa bốn trong số tám cửa khẩu với Nga, trước khi rút xuống còn một lối vào duy nhất, hồi tuần rồi, là cửa khẩu Raja – Jooseppi, nằm ở cực bắc trong vùng Bắc Cực.

Trả lời chất vấn về việc chăm lo cho những di dân có nguy cơ bị bỏ lại trong giá rét tại các cửa khẩu bị đóng, chính phủ Phần Lan một mặt quy trách nhiệm cho Nga và mặt khác, tỏ lập trường cứng rắn kêu gọi di dân «có trách nhiệm trước khi quyết định đến hay không vùng biên giới này».  

Bộ trưởng Nội Vụ Phần Lan cứng rắn tuyên bố : « Thông điệp của chúng tôi rõ ràng. Quý vị đừng nên đến. Biên giới đã đóng cửa ! »


********
voatiengviet.com

Ngày ngưng bắn thứ năm: Hamas phóng thích thêm con tin, Israel thả thêm tù nhân

Reuters

Hamas phóng thích thêm 12 con tin và Israel trả tự do cho 30 tù nhân Palestine hôm 28/11, ngày thứ năm của lệnh ngừng bắn, vốn đã được gia hạn tổng cộng thành 6 ngày, giữa nhóm chiến binh Hamas người Palestine với Israel trong cuộc chiến ở Gaza.

Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cho hay 12 con tin đã được chuyển giao từ Gaza, và quân đội Israel xác nhận 10 công dân Israel và 2 người nước ngoài đã ở bên lực lượng đặc biệt của họ trên lãnh thổ Israel.

Nhóm 12 con tin này nằm trong số khoảng 240 người bị các tay súng Hamas bắt cóc trong cuộc đột kích vào miền nam Israel hôm 7/10.

Israel thống kê có 1.200 người thiệt mạng trong vụ đột kích của Hamas trong khi giới chức y tế ở Gaza cho hay cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Gaza, nơi Hamas cai trị, đã giết chết hơn 15.000 cư dân Gaza.

Hình ảnh video trực tiếp do đài truyền hình Al Jazeera chiếu hôm 28/11 cho thấy một chiếc xe buýt chở các tù nhân Palestine rời trại giam Ofer của Israel tại Bờ Tây.

Israel nói họ đã phóng thích 30 tù nhân Palestine từ trại Ofer và từ một trung tâm giam giữ ở Jerusalem.

Đài Al Jazeera loan tin nhóm tù nhân Palestine đã tới thành phố Ramallah và Jerusalem.

Israel tuyên bố lệnh ngừng bắn có thể kéo dài thêm miễn là Hamas tiếp tục phóng thích ít nhất 10 con tin Israel mỗi ngày.

Tổng số con tin được Hamas phóng thích kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu hôm 24/11 tới nay là 81 người, bao gồm 60 phụ nữ và trẻ em người Israel và 21 người nước ngoài, đa số là công nhân trang trại người Thái Lan.

Trước đợt thả tù nhân mới nhất hôm 28/11, Israel đã trả tự do cho 150 người.


************
voatiengviet.com

Quan chức: Putin không để Ukraine hòa bình trước khi biết Tổng thống kế tiếp của Mỹ là ai

Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không để cho hòa bình lập lại ở Ukraine trước khi biết kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2024, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm 28/11 giữa những lo ngại rằng một chiến thắng tiềm năng của cựu Tổng thống Donald Trump có thể lật ngược sự hậu thuẫn của phương Tây dành cho Kyiv.

Ông Trump, người đang tìm cách tái tranh cử vào năm 2024 và là ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa, đã chỉ trích gay gắt sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine.

Một quan chức cấp cao thông báo với các phóng viên sau cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao NATO tại Brussels rằng liên minh NATO tái khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine dẫu biết rằng khó có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình trong năm tới.

Quan chức giấu tên nói rằng: “Tôi dự kiến ông Putin sẽ không để cho có hòa bình, hòa bình có ý nghĩa, trước khi ông ấy nhìn thấy kết quả cuộc bầu cử của chúng tôi”.

Khi được hỏi liệu ông đang bày tỏ quan điểm cá nhân hay quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ, quan chức này đáp rằng đây là “tiền đề được chia sẻ rộng rãi”.

Quan chức này nói thêm: “Đó là bối cảnh mà các đồng minh đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine” trong cuộc họp của NATO hôm 28/11. Ông không đề cập đích danh ông Trump, cũng không nói rõ là kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự ủng hộ dành cho Ukraine.

Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, một đảng viên Dân chủ, đã dành cho Kyiv nguồn viện trợ quân sự khổng lồ và các hỗ trợ khác kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm ngoái, nhưng nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine đang bị ngưng đọng ở Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đầu tháng này đã mời ông Trump sang thăm Ukraine để tận mắt chứng kiến quy mô của cuộc xung đột.

Ông Trump từng tuyên bố có thể kết thúc cuộc chiến này trong vòng 24 giờ đồng hồ nếu ông tái đắc cử.


************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) – Bình Nhưỡng biện minh vụ phóng vệ tinh. Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc ngày 27/11/2023, trong cuộc họp ở Hội Đồng Bảo An khẳng định việc phóng vệ tinh dọ thám cách nay vài hôm là một hành động tự vệ « hợp pháp ». Theo đại sứ Kim Song, « không một quốc gia nào trên thế giới ở trong tình trạng mất an ninh nghiêm trọng » và cũng « không một nước nào khác phải chịu lệnh cấm vệ tinh » như Bắc Triều Tiên. Ông đồng thời lên án Hoa Kỳ « đe dọa » đất nước ông bằng « vũ khí hạt nhân ». 

(AFP) – Tập Cận Bình: Trung Quốc phải bảo vệ các doanh nghiệp nước ngoài. Trong cuộc họp tại Bộ Chính Trị, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 27/11/2023, tuyên bố Trung Quốc phải bảo đảm cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài một môi trường pháp lý « đầy đủ, mở rộng và minh bạch ». Phát biểu này được đưa ra vào lúc ngày càng có nhiều doanh nghiệp Mỹ và châu Âu có cơ sở ở Trung Quốc thường xuyên phàn nàn về những khó khăn từ căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung, các cuộc khám xét của cảnh sát tại một số tập đoàn đa quốc gia cho đến chế độ ưu đãi dành cho các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc. 

(AFP) – Thủ lĩnh một băng đảng tin tặc nổi tiếng bị bắt tại Ukraina. Europol – cảnh sát châu Âu – hôm nay, 28/11/2023, cho biết cảnh sát Ukraina, Pháp, Đức, Na Uy và Hoa Kỳ trong một chiến dịch phối hợp đã tiến hành lục soát tại 30 chủ sở hữu tập trung ở miền tây và trung Ukraina. Trong chiến dịch này, một người đàn ông 32 tuổi cùng với 4 đồng phạm đã bị bắt. Những người này bị cáo buộc hoạt động tin tặc nhắm vào 71 quốc gia, lây nhiễm 250 máy chủ và làm thiệt hại hàng trăm triệu euro. 

( AFP ) - Ukraina hứng chịu “cơn bão của thế kỷ”. Theo tổng kết mới nhất do bộ trưởng Nội Vụ Ukraina công bố trên mạng Telegram hôm nay, 28/11/2023, đã có 10 người chết và 23 người bị thương do cơn bão đặc biệt dữ dội ập vào Ukraina từ hôm Chủ nhật. Bị nặng nhất là vùng Odessa. Theo bộ trưởng Igor Klymenko, hơn 400 địa phương tại 11 vùng của Ukraina vẫn bị cúp điện do bão tuyết. “Cơn bão của thế kỷ” cũng đã ập vào các vùng lãnh thổ Ukraina bị Nga chiếm đóng, cũng như miền nam nước Nga và nước láng giềng Moldova.

( AFP ) - Chính phủ Pháp yêu cầu giải thể ba nhóm cực hữu. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Gérald Darmanin hôm nay, 28/11/2023, thông báo sẽ đề nghị tư pháp giải thể 3 nhóm cực hữu sau các vụ biểu tình bạo động của các thành viên những nhóm này tại Romans-sur-Isère, vùng Drôme, miền nam nước Pháp, vào cuối tuần trước. Những người biểu tình muốn “trả thù” cho Thomas, một học sinh 16 tuổi, bị đâm chết trong một vụ xô xát với một nhóm thanh niên được cho là gốc nước ngoài. Sáu người tham gia biểu tình đã bị kết án đến 10 tháng tù giam.

( AFP ) - Hà Lan: Thất bại đầu tiên của Wilders trong việc lập chính phủ liên minh. Hôm qua, 27/11/2023, đàm phán lập chính phủ liên minh sau thắng lợi bất ngờ của ứng cử viên cực hữu Geert Wilders đã lâm vào bế tắc: Gom van Strien, nhân vật được ông Wilders giao trách nhiệm tổ chức đàm phán, đã từ chức sau khi bị báo chí Hà Lan tố cáo về những vụ gian lận trong công ty cũ của ông.

( AFP ) - Pháp sẽ cấm hút thuốc ở các bãi biển, công viên, khu rừng cũng như ở khu vực chung quanh một số nơi công cộng như trường học. Bộ trưởng Y Tế Pháp Aurélien Rousseau hôm nay, 28/11/2023, đã thông báo như trên khi trình bày với báo chí chương trình quốc gia về phòng chống thuốc lá

***********
voatiengviet.com

Ấn Độ phá đá, tiếp cận được 41 công nhân mắc kẹt trong đường hầm bị sập

Reuters

Các nhân viên cứu hộ Ấn Độ hôm 28/11 đã mở đường xuyên qua đá và đống đổ nát để tiếp cận 41 công nhân xây dựng bị mắc kẹt trong một đường hầm bị sập ở dãy Himalaya trong 17 ngày nay.

Quá trình đưa 41 công nhân này ra ngoài bằng cách đặt từng người một trên chiếc cáng có bánh xe đi qua đường ống nhỏ chỉ có bề rộng 90 cm sẽ sớm bắt đầu, các quan chức cho biết.

Ba đội cứu hộ, mỗi đội 4 nhân viên, trước tiên sẽ vào khu vực nơi các công nhân bị mắc kẹt để chuẩn bị cho họ được đưa ra, ông Syed Ata Hasnain, thành viên của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia giám sát các nỗ lực cứu hộ, cho hay.

“Chúng tôi tham gia vào công việc này đã hơn 400 giờ và đang thực hiện tất cả các biện pháp an toàn đề phòng cho đến khi kết thúc chiến dịch”, ông nói trước báo giới ở New Delhi và cho biết sẽ mất từ 3 đến 5 phút để đưa từng người trong số 41 công nhân bị mắc kẹt ra ngoài.

Những nam công nhân này, là lao động lương thấp từ bang nghèo nhất của Ấn Độ, đã bị mắc kẹt trong đường hầm dài 4,5 km ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, kể từ khi nó bị sập hôm 12/11.

Họ đã được cung cấp thức ăn, nước, ánh sáng, oxy và thuốc men qua một đường ống nhưng nỗ lực dùng máy khoan công suất cao đào một đường hầm để giải cứu họ bị thất bại vì một loạt các trở ngại.

Các cơ quan chính phủ xử lý khủng hoảng chưa từng có này hôm 27/11 đã tìm đến các ‘thợ chuột chũi’ để nhờ họ dùng tay khoan xuyên qua đá và sỏi từ bên trong một đường ống sơ tán rộng 90 cm được đẩy chui qua đống đổ nát sau khi nỗ lực đào bằng máy thất bại.

Các thợ đào này là những chuyên gia của một phương pháp thô sơ, nguy hiểm và gây tranh cãi vốn chủ yếu được dùng để lấy than qua các lối đi hẹp, và họ được gọi là ‘thợ chuột chũi’ vì họ giống như những con chuột chũi đào hang.

Các thợ đào này, được đưa đến từ miền trung Ấn Độ, đã làm việc suốt đêm 27/11 và cuối cùng đã khai thông được khoảng 60 mét đá, đất và kim loại vào chiều ngày 28/11.

“Công việc đặt ống trong đường hầm để đưa công nhân ra ngoài đã hoàn thành,” Thủ hiến bang Uttarakhand, ông Pushkar Singh Dhami, viết trên X, và cảm ơn thần Baba Baukh Nag Ji trong đạo Hindu, cũng như hàng triệu người dân Ấn Độ đã cầu nguyện cho các nạn nhân và những công nhân cứu hộ đã làm việc không mệt mỏi.

“Chẳng bao lâu nữa, tất cả anh em công nhân sẽ được đưa ra ngoài”.

Hàng chục nhân viên cứu hộ với dây thừng, thang và cáng đã vào đường hầm và 41 xe cứu thương xếp hàng bên ngoài để đưa 41 công nhân đến bệnh viện cách đó khoảng 30 cây số.

Máy bay trực thăng đã tức trực sẵn để đưa công nhân đến một bệnh viện lớn hơn ở thành phố Rishikesh trong trường hợp có ai trong số họ cần điều trị đặc biệt.

Một cơ sở cứu chữa dã chiến với 10 giường bệnh và bình oxy cũng được thiết lập bên trong đường hầm cho những ai cần cấp cứu tại chỗ, các quan chức cho hay.

Một số nhân viên cứu hộ đội mũ bảo hiểm làm dấu hiệu chiến thắng và tạo dáng chụp ảnh. Những người khác mang vòng hoa cúc chào đón các công nhân bị kẹt ra ngoài theo phong cách truyền thống của Ấn Độ.

Thân nhân của những người bị kẹt, đã tá túc tạm trong lều trại gần đó, đã được đưa vào bên trong đường hầm cùng với hành lý – họ đã sẵn sàng đi cùng người thân của họ đến bệnh viện.

“Khi con bước ra, trái tim tôi sẽ sống lại một lần nữa”, cha của một công nhân mắc kẹt, cho biết tên là Chaudhary, nói về con trai ông, Manjeet Chaudhary.

Đường hầm này là một đoạn thuộc đường cao tốc Char Dham trị giá 1,5 tỷ đô la, một trong những dự án tham vọng nhất của Thủ tướng Narendra Modi, nhằm kết nối bốn địa điểm hành hương của đạo Hindu thông qua mạng lưới đường bộ dài 890 cây số.

Nhà chức trách chưa cho biết nguyên nhân đường hầm bị sập nhưng khu vực này dễ bị lở đất, động đất và lũ lụt.



*************
voatiengviet.com

Ấn Độ phá đá, tiếp cận được 41 công nhân mắc kẹt trong đường hầm bị sập

Reuters

Các nhân viên cứu hộ Ấn Độ hôm 28/11 đã mở đường xuyên qua đá và đống đổ nát để tiếp cận 41 công nhân xây dựng bị mắc kẹt trong một đường hầm bị sập ở dãy Himalaya trong 17 ngày nay.

Quá trình đưa 41 công nhân này ra ngoài bằng cách đặt từng người một trên chiếc cáng có bánh xe đi qua đường ống nhỏ chỉ có bề rộng 90 cm sẽ sớm bắt đầu, các quan chức cho biết.

Ba đội cứu hộ, mỗi đội 4 nhân viên, trước tiên sẽ vào khu vực nơi các công nhân bị mắc kẹt để chuẩn bị cho họ được đưa ra, ông Syed Ata Hasnain, thành viên của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia giám sát các nỗ lực cứu hộ, cho hay.

“Chúng tôi tham gia vào công việc này đã hơn 400 giờ và đang thực hiện tất cả các biện pháp an toàn đề phòng cho đến khi kết thúc chiến dịch”, ông nói trước báo giới ở New Delhi và cho biết sẽ mất từ 3 đến 5 phút để đưa từng người trong số 41 công nhân bị mắc kẹt ra ngoài.

Những nam công nhân này, là lao động lương thấp từ bang nghèo nhất của Ấn Độ, đã bị mắc kẹt trong đường hầm dài 4,5 km ở bang Uttarakhand, miền bắc Ấn Độ, kể từ khi nó bị sập hôm 12/11.

Họ đã được cung cấp thức ăn, nước, ánh sáng, oxy và thuốc men qua một đường ống nhưng nỗ lực dùng máy khoan công suất cao đào một đường hầm để giải cứu họ bị thất bại vì một loạt các trở ngại.

Các cơ quan chính phủ xử lý khủng hoảng chưa từng có này hôm 27/11 đã tìm đến các ‘thợ chuột chũi’ để nhờ họ dùng tay khoan xuyên qua đá và sỏi từ bên trong một đường ống sơ tán rộng 90 cm được đẩy chui qua đống đổ nát sau khi nỗ lực đào bằng máy thất bại.

Các thợ đào này là những chuyên gia của một phương pháp thô sơ, nguy hiểm và gây tranh cãi vốn chủ yếu được dùng để lấy than qua các lối đi hẹp, và họ được gọi là ‘thợ chuột chũi’ vì họ giống như những con chuột chũi đào hang.

Các thợ đào này, được đưa đến từ miền trung Ấn Độ, đã làm việc suốt đêm 27/11 và cuối cùng đã khai thông được khoảng 60 mét đá, đất và kim loại vào chiều ngày 28/11.

“Công việc đặt ống trong đường hầm để đưa công nhân ra ngoài đã hoàn thành,” Thủ hiến bang Uttarakhand, ông Pushkar Singh Dhami, viết trên X, và cảm ơn thần Baba Baukh Nag Ji trong đạo Hindu, cũng như hàng triệu người dân Ấn Độ đã cầu nguyện cho các nạn nhân và những công nhân cứu hộ đã làm việc không mệt mỏi.

“Chẳng bao lâu nữa, tất cả anh em công nhân sẽ được đưa ra ngoài”.

Hàng chục nhân viên cứu hộ với dây thừng, thang và cáng đã vào đường hầm và 41 xe cứu thương xếp hàng bên ngoài để đưa 41 công nhân đến bệnh viện cách đó khoảng 30 cây số.

Máy bay trực thăng đã tức trực sẵn để đưa công nhân đến một bệnh viện lớn hơn ở thành phố Rishikesh trong trường hợp có ai trong số họ cần điều trị đặc biệt.

Một cơ sở cứu chữa dã chiến với 10 giường bệnh và bình oxy cũng được thiết lập bên trong đường hầm cho những ai cần cấp cứu tại chỗ, các quan chức cho hay.

Một số nhân viên cứu hộ đội mũ bảo hiểm làm dấu hiệu chiến thắng và tạo dáng chụp ảnh. Những người khác mang vòng hoa cúc chào đón các công nhân bị kẹt ra ngoài theo phong cách truyền thống của Ấn Độ.

Thân nhân của những người bị kẹt, đã tá túc tạm trong lều trại gần đó, đã được đưa vào bên trong đường hầm cùng với hành lý – họ đã sẵn sàng đi cùng người thân của họ đến bệnh viện.

“Khi con bước ra, trái tim tôi sẽ sống lại một lần nữa”, cha của một công nhân mắc kẹt, cho biết tên là Chaudhary, nói về con trai ông, Manjeet Chaudhary.

Đường hầm này là một đoạn thuộc đường cao tốc Char Dham trị giá 1,5 tỷ đô la, một trong những dự án tham vọng nhất của Thủ tướng Narendra Modi, nhằm kết nối bốn địa điểm hành hương của đạo Hindu thông qua mạng lưới đường bộ dài 890 cây số.

Nhà chức trách chưa cho biết nguyên nhân đường hầm bị sập nhưng khu vực này dễ bị lở đất, động đất và lũ lụt.


*************
voatiengviet.com

Vợ của lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine bị đầu độc

Reuters

Vợ của lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine đã bị đầu độc bằng kim loại nặng và đang được điều trị tại bệnh viện, phát ngôn nhân của cơ quan này nói với Reuters hôm 28/11.

Bà Marianna Budanova là vợ của ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu GUR, cơ quan tình báo quân sự Ukraine, vốn có vai trò nổi bật trong các hoạt động bí mật chống quân Nga trong suốt cuộc chiến kéo dài 21 tháng.

“Vâng, tôi có thể xác nhận thông tin này, thật không may, đó là sự thật”, phát ngôn nhân của GUR, ông Andriy Yusov nói, nhưng không cho biết rõ vụ việc xảy ra khi nào.

Hồ sơ công khai của ông Budanov đã trở nên nổi bật ở Ukraine và phương Tây, ở những nơi này, ông được miêu tả là bộ não ở trong hậu trường hoạch định những nỗ lực tấn công Nga. Trên truyền thông Nga, ông là một nhân vật đáng ghét.

Bản thân người đàn ông 37 tuổi này đã trở thành mục tiêu của một số nỗ lực ám sát bất thành trong đời ông, trong đó có một vụ đánh bom xe thất bại.

Nếu được xác nhận là một động thái có chủ định, vụ việc bị gọi là đầu độc này sẽ là hành động nghiêm trọng nhất nhắm vào người thân của một nhân vật lãnh đạo cấp cao của Ukraine kể từ khi Moscow phát động cuộc xâm lược hồi tháng 2 năm ngoái.

Vụ đầu độc được truyền thông Ukraine đưa tin trước tiên.

Một tờ báo có tên là Babel đã dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay bà Budanova đã vào bệnh viện và đang điều trị gần xong hậu quả của vụ đầu độc.

Tờ Ukrainska Pravda dẫn một nguồn tin cho biết chất độc có thể đã được đưa vào thức ăn của bà và một số nhân viên GUR khác cũng đã bị đầu độc.

Moscow trước đây từng đổ lỗi cho các cơ quan mật vụ Ukraine về vụ sát hại một blogger Nga ủng hộ chiến tranh và một nhà báo ủng hộ chiến tranh trên đất Nga. Kyiv phủ nhận chuyện họ liên quan đến những vụ ám sát đó.

Trong một diễn biến khác, truyền thông Nga đưa tin một tòa án ở Moscow ra lệnh bắt giữ vắng mặt ông Budanov hồi tháng 4 về tội khủng bố.


***********
voatiengviet.com

Trung Quốc nhắc nhở Úc về việc tàu hải quân đi lại ở Biển Đông, Biển Hoa Đông

Reuters

Trung Quốc kêu gọi Úc thông báo cho họ về các hoạt động hải quân ở Biển Đông và Biển Hoa Đông có tranh chấp trong khi một quan chức cấp cao Trung Quốc cảnh báo một sự cố nhỏ giữa quân đội hai nước có thể leo thang và phá hoại quan hệ song phương.

Thủ tướng Úc Anthony Albanese hồi tuần trước nói rằng một chiến hạm Trung Quốc đã hành động nguy hiểm bẳng cách sử dụng sóng âm phản xạ trong vụ việc xảy ra với một tàu hải quân Úc ở vùng biển Nhật Bản khiến một lính thợ lặn bị thương.

Cũng chính tàu hải quân Úc này, chiếc Toowoomba, hôm 25/11 đã bắt đầu tuần tra chung với Philippines ở Biển Đông lần đầu tiên, trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh một bãi cạn có tranh chấp gia tăng.

Phát biểu tại Sydney hôm 28/11, trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Lưu Kiến Siêu, nói rằng sự cố xảy ra ở vùng biển tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, và đặt vấn đề tại sao hải quân Úc lại có mặt ở đó.

Ông Lưu phủ nhận chuyện Trung Quốc đã làm lính thợ lặn Úc bị thương. Cũng chính ông kêu gọi cần có ‘bất kỳ hình thức nào để tham vấn trước hoặc thông báo trước’ nhằm ngăn chặn hiểu lầm xảy ra giữa quân đội hai nước.

“Những sự cố nhỏ như vậy thực sự có thể leo thang nếu không được xử lý đúng cách”, ông nói, đề cập đến cảm xúc của công chúng. Ông đưa ra phát biểu này khi trả lời các câu hỏi tại một sự kiện do Viện Quan hệ Úc-Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ ở Sydney tổ chức.

Ông Lưu nói sự hiện diện của các tàu hải quân Úc dường như là một cách tuyên bố quan điểm về các chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông. “Lý do các tàu hải quân Úc có mặt ở đó thực sự là để kiềm chế Trung Quốc – đó là thông điệp mà chúng tôi thấy”, ông nói.

Ông kêu gọi chính phủ và quân đội Úc ‘hành động hết sức thận trọng trong lĩnh vực này’.

Úc trước đây từng nói rằng họ tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không của tất cả các quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai phần ba lượng thương mại của Úc đi qua Biển Đông.

Trong tháng 11 này, ông Albanese đã có chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Úc đến Trung Quốc trong 7 năm qua, sau những nỗ lực của cả hai bên nhằm ổn định quan hệ.

Ông Lưu nói ông hy vọng Úc có thể điều chỉnh lại việc rà soát đầu tư của Trung Quốc theo các yếu tố an ninh quốc gia.

Hai khoản đầu tư đất hiếm của các công ty Trung Quốc đã bị Ủy ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài của Úc chặn lại trong năm nay và Úc đã tìm cách thu hút khoản đầu tư lớn hơn của Mỹ vào lĩnh vực này.


************

Tin tức thế giới 29-11: Thổ Nhĩ Kỳ công kích Israel; Ấn Độ giải cứu được thợ mỏ kẹt dưới hầm

NHẬT ĐĂNG

* Thổ Nhĩ Kỳ đòi xử Israel trước tòa án quốc tế vì "tội ác chiến tranh"
* Máy bay Mỹ đáp xuống Ai Cập, chở hàng cứu trợ cho người Palestine
* Tổng thống Biden muốn Quốc hội phê duyệt gói tài chính mới cho Israel và Ukraine

Phản ứng của người dân sau đợt thả tù nhân Palestine ở Ramallah (Bờ Tây) ngày 28-11, theo thỏa thuận trao đổi giữa Israel và Hamas - Ảnh: REUTERS

Phản ứng của người dân sau đợt thả tù nhân Palestine ở Ramallah (Bờ Tây) ngày 28-11, theo thỏa thuận trao đổi giữa Israel và Hamas - Ảnh: REUTERS

Israel và Hamas thả thêm người

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã được gia hạn thêm hai ngày, nhằm tạo điều kiện cho các nỗ lực cứu trợ nhân đạo cho Dải Gaza.

Hôm 28-11, Hamas đã thả thêm 12 con tin, trong khi Israel thả 30 tù nhân người Palestine. Đây là nhóm người được thả trong ngày thứ năm trên tổng cộng sáu ngày tạm dừng bắn giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza.

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho biết 12 con tin đã được thả từ Dải Gaza. Quân đội Israel xác nhận 10 công dân Israel và hai người quốc tịch khác đã được chuyển cho các lực lượng đặc biệt của Israel trong lãnh thổ nước này.

Hamas được cho đã bắt 240 người sau vụ tấn công Israel ngày 7-10. Phía Israel đã đáp trả màn tấn công ấy bằng việc không kích và vây hãm Dải Gaza do Hamas kiểm soát. Cuộc chiến Israel - Hamas đã giết chết hơn 15.000 người tại Gaza trong chưa đầy hai tháng qua.

Israel và Hamas trước đó đồng ý một lệnh ngừng bắn tạm thời kéo dài bốn ngày, nhằm tạo điều kiện cho viện trợ đến được Gaza cũng như trao đổi tù nhân và con tin.

Lệnh tạm ngưng bắn này sau đó được nới rộng thành sáu ngày. Trong cùng ngày 28-11, ICRC thông báo họ đã hoàn tất việc thả 11 người Palestine bị bắt tại các trung tâm giam giữ của Israel, và đưa họ tới Ramallah.

Mỹ đưa máy bay tới viện trợ Gaza

Hôm 28-11, Mỹ cho biết đã gửi ba chiếc máy bay quân sự đầu tiên tới Ai Cập nhằm mang viện trợ đến Dải Gaza, cam kết hỗ trợ người Palestine.

Các chuyến bay này được thực hiện giữa lúc Israel và Hamas thực thi lệnh tạm dừng giao tranh sáu ngày. Việc dừng tiếng súng là một phần trong thỏa thuận giúp đưa viện trợ nhân đạo tới Gaza cũng như trao đổi tù nhân - con tin giữa Israel và Hamas.

"Nhu cầu nhân đạo tại Gaza đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải làm nhiều hơn nưa. Mỹ cũng cam kết với nỗ lực ấy", Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói.

Lãnh đạo Ấn Độ đánh giá cao nỗ lực giải cứu 41 thợ mỏ

Ngay sau khi giải cứu thành công toàn bộ 41 thợ mỏ khỏi đường hầm Silhyara ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đánh giá rằng đây là “tấm gương tuyệt vời về lòng nhân đạo, tinh thần đồng đội”.

Theo Hãng tin Reuters, toàn bộ thợ mỏ đã được giải cứu thành công sau 17 ngày phối hợp làm việc không mệt mỏi của các lực lượng, trong đó có việc phải khoan lối bằng thủ công những ngày cuối. Tất cả các công nhân đã được kéo ra khỏi đường hầm trong khoảng một giờ. 

Hiện các công nhân cần phải có thời gian để thích nghi lại với điều kiện trên mặt đất, nơi có nhiệt độ khoảng 14 độ C.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Ấn Độ đã đồng loạt bày tỏ sự vui mừng trước thông tin giải cứu thành công nói trên.

Thủ hiến bang Uttarakhand Pushkar Singh Dhami - người có mặt tại địa điểm cứu hộ trong suốt những ngày qua - hỏi han nam công nhân đầu tiên được giải cứu - Ảnh: REUTERS

Thủ hiến bang Uttarakhand Pushkar Singh Dhami - người có mặt tại địa điểm cứu hộ trong suốt những ngày qua - hỏi han nam công nhân đầu tiên được giải cứu - Ảnh: REUTERS

Mỹ xem xét viện trợ Israel và Ukraine

Hôm 28-11, lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho biết trong tuần tới, Thượng viện sẽ bắt đầu xem xét các dự luật, bao gồm việc viện trợ cho Israel và Ukraine. Chính trị gia thuộc Đảng Dân chủ khẳng định dự luật viện trợ là rất cần thiết, kể cả khi thỏa thuận này không được nhất trí với phe Cộng hòa về các biện pháp tài trợ cho an ninh biên giới.

Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu Quốc hội phê duyệt gói tài chính 106 tỉ USD cho an ninh quốc gia. Số tiền này bao gồm viện trợ dành cho Ukraine cũng như hỗ trợ Israel sau vụ tấn công của Hamas ngày 7-10, đồng thời tài trợ cho an ninh biên giới với Mexico.

Mặc dù vậy, gói 106 tỉ USD này chưa được thông qua. Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã chấp nhận một khoản viện trợ cho Israel nhưng không đi kèm Ukraine và biên giới. Điều này khiến Đảng Dân chủ thất vọng vì họ muốn phải đính kèm cả Ukraine, Israel lẫn vấn đề biên giới trong một dự luật chi tiêu duy nhất.

Thổ Nhĩ Kỳ: Israel phải bị tòa án quốc tế xử vì "tội ác ở Gaza"

Trao đổi với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ngày 28-11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định Israel phải chịu trách nhiệm trước tòa án quốc tế vì "tội ác chiến tranh" tại Dải Gaza.

Theo thông báo từ Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan đã nhấn mạnh việc Israel "tiếp tục chà đạp luật pháp quốc tế, luật chiến tranh, và luật nhân đạo quốc tế", và phải chịu trách nhiệm cho hành động ở Gaza.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - Ảnh: REUTERS

Vào ngày 7-10, Hamas đã thực hiện vụ tấn công trên lãnh thổ Israel và làm chết 1.200 người. Đáp lại, Israel tấn công Gaza và được cho đã khiến khoảng 15.000 người thiệt mạng tính tới nay.

Dải Gaza do Hamas kiểm soát và trở thành mục tiêu của Israel. Nhưng đây cũng là nơi sinh sống của hơn 2,3 triệu người, đa số là người Palestine. Việc này khiến Israel gặp áp lực quốc tế trong vấn đề nhân đạo.

Mỹ bác việc Hamas dùng con tin người Mỹ làm điều kiện đàm phán

Ngày 28-11, Nhà Trắng cho biết các quan chức Mỹ không tìm thấy bằng chứng nói các tay súng Hamas đang dùng công dân Mỹ bị bắt ở Gaza làm đòn bẩy.

Hamas đã bắt 240 con tin ở Gaza từ sau vụ tấn công Israel ngày 7-10. Hiện nay phía Mỹ tin rằng Hamas đang giữ khoảng 8 - 9 người Mỹ, sau khi đã thả một bé gái 4 tuổi vừa qua.

Giáo hoàng hủy chuyến đi COP28

Giáo hoàng Francis đã lên kế hoạch tới Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) để dự sự kiện về khí hậu COP28. Ông được kỳ vọng sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên tham dự sự kiện COP kể từ lúc khuôn khổ thảo luận về khí hậu này bắt đầu năm 1995. Tuy nhiên, chuyến đi này đã bị hủy do mối lo ngại về sức khỏe của Giáo hoàng.

Thời gian qua, Giáo hoàng bị viêm phổi và có các triệu chứng giống bệnh cúm. Trong thông báo đưa ra ngày 28-11, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết dù sức khỏe của Giáo hoàng đã cải thiện, các bác sĩ khuyên ông không nên tới Dubai.

Kinh hoàng với rác nhựa

Bức ảnh chụp bằng drone cho thấy một cây cầu tại Dhaka, Bangladesh đã bị bủa vây “nghẹt thở” trong rác nhựa. Bangladesh là một trong những nước ô nhiễm rác nhựa nghiêm trọng nhất thế giới - Ảnh: Jahid Apu/EPOTY23

Bức ảnh chụp bằng drone cho thấy một cây cầu tại Dhaka, Bangladesh đã bị bủa vây “nghẹt thở” trong rác nhựa. Bangladesh là một trong những nước ô nhiễm rác nhựa nghiêm trọng nhất thế giới - Ảnh: Jahid Apu/EPOTY23


**********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai 20234:26 SA
Thứ Tư, 27 Tháng Mười Hai 202310:31 SA
Thứ Hai, 25 Tháng Mười Hai 20237:04 SA
Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Hai 20235:42 SA
Thứ Bảy, 23 Tháng Mười Hai 20237:34 SA
Thứ Sáu, 22 Tháng Mười Hai 20237:57 SA
Thứ Năm, 21 Tháng Mười Hai 202312:38 SA
Thứ Tư, 20 Tháng Mười Hai 20233:43 SA