Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 21 -11 -2023

Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20236:38 SA(Xem: 1122)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 21 -11 -2023
HoaLuc 11
************
rfi.fr

Xung đột Israel - Hamas bao trùm thượng đỉnh BRICS

Chi Phương

Nam Phi chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS, qua hình thức trực tuyến, vào hôm nay, 21/11/2023. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng tham gia cuộc họp này đặc biệt này. Các nước sẽ đưa ra một tuyên bố chung về tình hình ở Cận Đông, đặc biệt là ở Gaza. 

Đăng ngày:

2 phút

Ngoài nguyên thủ của năm nước thuộc khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), lãnh đạo của một số nước có khả năng gia nhập khối vào tháng Giêng năm 2024, như Ả Rập Xê Út, Achentina, Ai Cập, Iran, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Ethiopia, cũng tham dự cuộc họp trực tuyến này.  

Từ Johannesburg, thông tín viên Claire Bargelès tường trình :   

« Lãnh đạo của Nam Phi sẽ là người khai mạc cuộc họp vì quốc gia này vẫn giữ vai trò chủ tịch luân phiên của khối BRICS. Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas là chủ đề mà chính phủ Nam Phi đặc biệt quan tâm. Kể từ đầu cuộc chiến, lãnh đạo Nam Phi đã lên tiếng tố cáo những hành động được mô tả là 'man rợ' ở dải Gaza, đảng Đại Hội Dân Tộc Phi cầm quyền vẫn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của người Palestine. Nam Phi cùng với 4 quốc gia khác cũng yêu cầu Tòa anh Hình sự Quốc tế mở một cuộc điều tra chống lại Israel. Prétoria cũng đã triệu hồi nhân viên ngoại giao của nước này ở Tel Aviv.   

Tuy nhiên lập trường của các đối tác của Nam Phi lại khác nhau. Ví dụ, Ấn Độ và Ethiopia thì bỏ phiếu trắng trong cuộc biểu quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo ở Gaza. Trung Quốc lại muốn thể hiện là một trung gian hòa giải khả dĩ. Còn về phía Nga, điện Kremlin đã xác nhận Vladimir Putin tham gia vào cuộc họp này, Matxcơva đang sử dụng cuộc chiến này để tấn công vào sự bá quyền của Hoa Kỳ.  

Do vậy, cần phải chờ xem nội dung của tuyên bố chung được thông qua vào cuối cuộc họp sẽ ra sao. Dẫu sao thì 5 quốc gia BRICS sẽ có dịp gặp lại nhau vào ngày mai, với sự hiện diện của nhiều nước hơn trong khuôn khổ cuộc họp trực tuyến của khối G20, dự trù diễn ra vào thứ Tư tới. »  

Theo AFP, quan hệ giữa Israel và Nam Phi ngày càng căng thẳng, khi vào hôm qua, Israel đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Nam Phi, trong khi đảng Đại Hội Dân tộc Phi thì đề xuất đóng cửa sứ quán của Israel ở Pretoria, cắt đứt quan hệ với Tel Aviv, cho đến khi lệnh ngừng bắn được thực hiện ở Gaza.  


************
rfi.fr

Xung đột Cận Đông: Hamas khẳng định sắp đạt thỏa thuận trao đổi con tin với Israel

Trọng Thành

Có nhiều dấu hiệu cho thấy đàm phán trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, và ‘‘ngừng bắn nhân đạo’’ ở Gaza đang sắp đạt kết quả. Phía Hamas khẳng định điều này hôm nay, 21/11/2023. Người phát ngôn Nhà Trắng cũng cho biết chưa bao giờ mục tiêu lại ‘‘gần đến như vậy’’.

Đăng ngày:

3 phút

Lãnh đạo Hamas lưu vong, ông Ismaïl Haniyeh, trong một thông báo bằng tiếng Ả Rập gửi đến hãng tin Pháp AFP, cho biết : ‘‘Chúng tôi đang tiến gần đến một thỏa thuận hưu chiến’’. Theo một số nguồn tin khác từ phía tổ chức Thánh chiến Hồi Giáo, tổ chức này và Hamas đã chấp thuận thỏa thuận, mà các chi tiết đã được Qatar và các nhà trung gian nêu lên trước đó.

Theo hai nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, các bên thỏa thuận trả tự do cho từ 50 đến 100 con tin bị Hamas bắt giữ đổi lấy 300 tù nhân Palestine ở Israel, bao gồm nhiều trẻ em và phụ nữ.  Việc trao đổi sẽ diễn ra theo từng đợt, với ‘‘10 con tin’’ được trả tự do đổi lấy khoảng ‘‘30 tù nhân’’ Palestine. Thỏa thuận này còn bao gồm các cứu trợ thực phẩm, y tế và xăng dầu và đặc biệt là 5 ngày ‘‘ngừng bắn nhân đạo’’.  Hiện tại, chính quyền Israel chưa có phản ứng gì.

Về tình hình tại chỗ, quân đội Israel hôm nay thông báo ‘‘tiếp tục chiến đấu’’ tại khu vực phía bắc dải Gaza, đồng thời khẳng định một số cuộc oanh kích đã phá hủy ba lối vào địa đạo ‘‘nơi ẩn náu của các phần tử khủng bố’’ bên lề của trại tị nạn Jabaliya, cực bắc dải Gaza. Về phần mình, Hamas cáo buộc Israel tấn công bệnh viện do Indonesia tài trợ nằm cạnh trại tị nạn, khiến 12 người chết. Theo một số nguồn tin bệnh viện, hơn 100 người bị thương đã được chuyển từ bệnh viện Indonesia trong đêm về Khan Younes, miền nam Gaza.

Israel oanh kích nhiều khu dân cư ở miền nam Gaza

Hàng trăm nghìn người Palestine chạy trốn chiến tranh ở phía bắc Gaza dồn về khu vực phía nam sát với biên giới Ai Cập. Thông tín viên Sami Boukhelifah từ Jerusalem cho biết thêm:

‘‘Nhân chứng Rami cho biết, từ bắc xuống nam, các vùng đất của người Palestine ở Gaza bị bắn phá không ngừng : “Người dân đang bị buộc phải di dời với số lượng lớn. Người dân đang chạy trốn khỏi phía bắc dải Gaza và thành phố Gaza để tìm nơi ẩn náu ở phía nam. Bởi vì Israel đã chỉ định miền nam là vùng an toàn. Nhưng trên thực tế, phía nam dải Gaza cũng bị oanh kích nặng nề. Và các cuộc không kích do chiến đấu cơ của Israel đang được tăng cường.’’ 

Vẫn theo Rami, mục tiêu không phải là các vị trí quân sự, mà hoàn toàn ngược lại, “bom rơi xuống các khu dân cư ở Khan Younes’’. Đã có hàng chục người chết và bị thương sau vụ oanh kích các khu dân cư. Thị trấn Rafah, cũng ở miền nam, đã hứng chịu các cuộc tấn công trong 48 giờ qua”, tức trong kỳ nghỉ cuối tuần. Do kết nối internet kém, các thông tin từ Gaza truyền ra ngoài gặp nhiều trở ngại và thường bị trễ’’.


**********
rfi.fr

Nhiều lãnh đạo châu Âu đến Kiev để bày tỏ ủng hộ Ukraina nhân kỷ niệm 10 năm cuộc Cách mạng Maidan

Chi Phương

Cách nay 10 năm, 21/11/2013, cuộc Cách mạng Maidan đã nổ ra tại Kiev và kéo dài trong vòng một năm. Hàng ngàn người biểu tình đã đến quảng trường Maidan để phản đối tổng thống thân Nga Viktor Ianoukovitch. Hôm nay, 21/10/2023, nhiều lãnh đạo châu Âu, trong đó có chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, có mặt tại Kiev để bày tỏ ủng hộ đối với Ukraina. 

Đăng ngày:

2 phút

Sau chuyến thăm hôm qua của bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, với cam kết hỗ trợ thêm 100 triệu đô la cho Ukraina, hôm nay, đến lượt chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel và bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius tới Kiev. Theo AFP, tại quảng trường Maidan ở trung tâm thủ đô Ukraina, bộ trưởng Pistorius đã đặt hoa tưởng niệm và khẳng định chuyến công du lần này, xin trích, « trước hết là để bày tỏ ủng hộ với Ukraina cũng như tình đoàn kết và mối liên hệ sâu sắc, và sự ngưỡng mộ của chúng tôi đối với cuộc chiến dũng cảm » đang diễn ra ở Ukraina. 

Về phần mình, trước khi đến Kiev, chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho biết sự hiện diện của ông tại Ukraina là để bày tỏ ủng hộ của Liên Âu, và cũng để thảo luận với tổng thống Ukraina, chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của khối 27 nước vào tháng 12 tới, với nội dung về hồ sơ gia nhập Liên Âu của Ukraina.    

Về lễ kỉ niệm 10 năm Cách mạng Maidan, tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, hôm nay nhấn mạnh rằng sự kiện này là « thắng lợi đầu tiên » của Ukraina trong cuộc chiến « chống quân xâm lược Nga ». Phong trào quần chúng đã tố cáo chế độ thân Nga tham nhũng, lật đổ tổng thống lúc bấy giờ là Viktor Ianoukovitch sau các cuộc đàn áp đẫm máu những người biểu tình của cựu lãnh đạo thân Nga.     

Ông Zelensky cũng cảnh báo các đồng minh phương Tây trước mọi cám dỗ « thỏa hiệp » với Nga: Nếu « thế giới văn minh bắt đầu nhượng bộ những kẻ bạo chúa, tất cả chúng ta sẽ thất bại ».     


**********
rfi.fr

Miến Điện: Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Rangoon

Trọng Thành

Tại Rangoon, thủ phủ văn hóa của Miến Điện, đã diễn ra một cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm Chủ nhật 19/11/2023. Người biểu tình tập hợp trước sứ quán Trung Quốc, lên án Bắc Kinh ‘‘can thiệp vào công việc nội bộ’’ của Miến Điện, hậu thuẫn một số sắc tộc thiểu số nổi dậy. Theo mạng truyền thông độc lập Miến Điện Irrawady, đây là ‘‘lần đầu tiên’’ có một cuộc biểu tình lên án Trung Quốc, được giới tướng lĩnh quân sự ‘‘bật đèn xanh’’.

Đăng ngày:

2 phút

Tham gia vào cuộc biểu tình có các thành viên của đảng Liên minh các Sư tăng Yêu nước (Patriotic Monks Union) ở Rangoon, và Tổ chức Dân tộc chủ nghĩa Miến Điện (Myanmar Nationalist Organization), hai tổ chức thân tập đoàn quân sự. Theo Irrawady, nhà sư dân tộc chủ nghĩa Pyinya Wuntha, thuộc Liên minh các Sư tăng Yêu nước, khẳng định là người dân Miến Điện biết Trung Quốc đang trang bị vũ khí cho nhiều lực lượng nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số và PDF, tức lực lượng vũ trang ủng hộ chính phủ dân sự bị lật đổ.

Những người biểu tình đe dọa sẽ ‘‘trả thù’’, nếu Trung Quốc tiếp tục khuyến khích các lực lượng nổi dậy ‘‘hủy hoại Miến Điện’’. Nhóm biểu tình cũng tố cáo Trung Quốc mua kim loại hiếm từ các lực lượng nổi dậy miền bắc Miến Điện, ‘‘với giá rất rẻ mạt’’. Trước đó, lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing, trong một phiên họp khẩn hôm 08/11, đã tố cáo liên minh nổi dậy đã sử dụng drone quân sự mua của Trung Quốc để tấn công quân đội Miến Điện.

Theo Irrawady, những người thuộc phe dân tộc chủ nghĩa đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ủng hộ quân đội trước và sau cuộc đảo chính năm 2021, nhưng tập đoàn quân sự chưa từng cho phép biểu tình gần sứ quán Trung Quốc. Lần gần nhất có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần sứ quán là vào tháng 2/2021, để lên án Trung Quốc ‘‘không lên án đảo chính’’.

Cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm Chủ nhật vừa qua diễn ra trong bối cảnh phe nổi dậy mở chiến dịch quân sự chưa từng có kể từ cuộc đảo chính 2021. Theo giới quan sát, sau ba tuần chiến dịch, các lực lượng của liên minh ‘‘Three Brotherhood Alliance’’ (tạm dịch là ‘‘Liên minh Ba Anh Em’’), bao gồm Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA), Quân đội Arakan (AA) và Quân đội của Liên minh Dân chủ Quốc gia Miến Điện (MNDAA), cùng lực lượng PDF, đã chiếm được tổng cộng hơn 150 đồn bốt của tập đoàn quân sự, và nhiều phương tiện quân sự hạng nặng như xe tăng, pháo.


***********
voatiengviet.com

Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ thăm Việt Nam

VOA Tiếng Việt

Đại tướng Charles Flynn, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, vừa có chuyến thăm Việt Nam, tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương.

“Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ với Quân đội Nhân dân Việt Nam thông qua các hoạt động trao đổi và hỗ trợ các nỗ lực quan trọng trong các lĩnh vực gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa”, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm 20/11 cho biết về một trong các nội dung trong chuyến thăm của ông Flynn.

Tư lệnh Lục quân Mỹ viết trên trang X, trước đây là Twitter, sau cuộc gặp với Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam:

“Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Hoa Kỳ - Việt Nam tượng trưng cho việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta và tôi mong muốn được tăng cường hợp tác với Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 13/11 dẫn lời tướng Nghĩa nói với tướng Flynn: “Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới”.

Trang QĐND tường thuật rằng phía Việt Nam mong muốn Mỹ ưu tiên đẩy mạnh hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam nguồn lực cho dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, giúp xử lý toàn bộ ô nhiễm dioxin tại đây.

Ngoài ra, ông Nghĩa cũng đề nghị ông Flynn phối hợp đánh giá kết quả xử lý dioxin tại sân bay A Sho, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định, đồng thời hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (MIA).


*************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

3 phút

(AFP) - Đại sứ Đài Loan tại Mỹ được chọn làm ứng viên chức phó tổng thống. Ông Hsiao Bi-khim, làm đại sứ Đài Loan tại Mỹ từ năm 2020, đã được phó tổng thống Lai Ching-te, ứng viên tranh cử tổng thống năm 2024, chọn làm ứng viên cho chức phó tổng thống. Nhà ngoại giao 50 tuổi được đánh giá là dày dặn kinh nghiệm, có khả năng kết nối tốt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

(Reuters) - Tổng thống Hàn Quốc thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với Anh. Ông Yoon Suk Yeol và phu nhân đến Luân Đôn ngày 20/11/2023, bắt đầu chuyến công du 4 ngày. Đây cũng là chuyến công du cấp Nhà nước đầu tiên được Anh Quốc tổ chức kể từ khi vua Charles III đăng quang.

(AFP) – Nguyên thủ Pháp và Trung Quốc trao đổi điện đàm về Trung Đông. Theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc, trong cuộc điện đàm hôm nay, 20/11/2023, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi về lập trường của hai nước về tình hình xung đột Israel và Palestine. Cả hai nguyên thủ cùng tin rằng ưu tiên hàng đầu là phải tránh cho tình hình xung đột thêm xấu đi, đặc biệt là tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn. Điện Elysée cho biết thêm, nhân cuộc nói chuyện này, tổng thống Pháp bày tỏ « quan ngại sâu sắc » về hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên. 

(AFP) – Nga phủ nhận « thao túng » di dân ở biên giới với Phần Lan. Điện Kremlin hôm nay, 20/11/2023, khẳng định không tìm cách xúi bẩy di dân bất hợp pháp tràn qua biên giới Phần Lan. Trả lời trước báo chí, phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov tuyên bố Nga « không chấp nhận một cáo buộc như thế », đồng thời bảo đảm rằng « lính biên phòng của Nga tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các chỉ dẫn ». Helsinki cáo buộc Nga tìm cách gây bất ổn Phần Lan, vừa gia nhập NATO hồi tháng 4/2023, bằng cách để di dân không giấy tờ vượt biên giới chung giữa hai nước. Phần Lan thông báo đóng cửa một phần chốt biên phòng trước làn sóng di dân mới này.

(AFP) - Phiến quân Houthi khẳng định bắt giữ một tàu thương mại của Israel trên Hồng Hải. Hôm qua 19/11/2023, phát ngôn viên của phiến quân Hồi Giáo này cho biết đã đưa một tàu hàng của Israel cập bờ biển Yemen và hiện các thuỷ thủ đoàn đang được đối xử “đúng theo các giá trị Hồi Giáo”. Động thái này được đưa ra vài ngày sau tuyên bố của phiến quân rằng sẽ tiếp tục nhắm vào các tàu Israel trên vùng biển giữa Bắc Phi và Trung Đông cho đến khi nước này ngừng các hành động quân sự tại dải Gaza. 

(AFP) - Mũ của hoàng đế Napoleon được bán với mức giá kỷ lục. Hôm qua 19/11/2023, chiếc mũ được Napoleon Đệ nhất đội trong những năm trị vì đã được bán đấu giá với mức giá kỷ lục 1,9 triệu euro, gấp gần 4 lần mức định giá ban đầu là 500 000 euro. Trong suốt thời gian cầm quyền, Napoleon đã đội khoảng 120 chiếc mũ nhưng hiện chỉ còn 16 chiếc được lưu giữ. Điều đặc biệt ở chiếc mũ lần này là nó đại diện cho 15 năm cai trị nước Pháp và chinh phạt châu Âu của ông. 


************
voatiengviet.com

Israel công bố video về đường hầm kiên cố của Hamas dưới bệnh viện Shifa

VOA News

Israel hôm 19/11 công bố đoạn video về điều mà họ mô tả là một đường hầm do các phần tử hiếu chiến Palestine đào bên dưới Bệnh viện Shifa ở Dải Gaza, trọng tâm nhiệm vụ của Israel trong việc tìm kiếm và tiêu diệt các phần tử hiếu chiến Hamas.

Dù thừa nhận có mạng lưới hàng trăm km đường hầm, hầm trú ẩn và lối vào bí mật xuyên suốt vùng đất Gaza của người Palestine, nhưng Hamas phủ nhận việc những đường hầm này nằm trong cơ sở hạ tầng dân sự như bệnh viện.

Trong bản cập nhật hôm 19/11 về các hoạt động tại Shifa, quân đội Israel cho biết các kỹ sư của họ đã phát hiện ra một đường hầm sâu 10 mét và chạy dài 55 mét tới một cánh cửa chống nổ.

“Loại cửa này được tổ chức khủng bố Hamas sử dụng để chặn lực lượng Israel tiến vào các trung tâm chỉ huy và tài sản ngầm của Hamas”, một tuyên bố quân sự kèm theo video cho thấy một lối đi hẹp có mái bê tông hình vòm, chấm dứt tại một cánh cửa màu xám.

Cũng trong ngày 19/11, ít nhất 31 trẻ sinh non, ốm nặng đã được sơ tán khỏi Bệnh viện Shifa chuyển đến một bệnh viện ở Ai Cập, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) có trụ sở tại New York cho biết, cho đến nay, 48 nhà báo và nhân viên truyền thông được xác nhận đã thiệt mạng trong khu vực kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10 khơi mào cuộc tấn công trả đũa của Israel sau đó.

CPJ, cơ quan có danh sách bao gồm các nhà báo bị thiệt mạng ở cả hai bên, cho biết danh sách những người thiệt mạng bao gồm 43 người Palestine, 4 người Israel và 1 người Li Băng.

“Các nhà báo trên khắp khu vực đang hy sinh rất nhiều để đưa tin về cuộc xung đột đau lòng này. Đặc biệt, những người ở Gaza đã phải trả và tiếp tục phải trả giá chưa từng có và phải đối mặt với những mối đe dọa theo cấp số nhân,” ông Sherif Mansour, điều phối viên chương trình Trung Đông và Bắc Phi của CPJ, cho biết trong một email gửi Reuters.

Tại Bờ Tây, hai người Palestine thiệt mạng trong đêm trong các cuộc đột kích của Israel vào lãnh thổ bị chiếm đóng.

Trong khi đó, quân đội Israel ngày 19/11 cho biết có thêm 5 binh sĩ thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở Dải Gaza, nâng số binh sĩ thiệt mạng ở đó lên thành 64 người kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Quân đội cho biết cả 5 người đều thiệt mạng ở phía bắc Gaza, nơi lực lượng của họ đang tham gia chiến dịch trên bộ chống lại các phần tử hiếu chiến Hamas.

Israel nói Trung Đông đã trở thành một thùng thuốc súng kể từ khi Hamas được Iran hậu thuẫn phát động cuộc tấn công khủng bố vào Israel hôm 7 tháng 10, giết chết ít nhất 1.200 người trong khi bắt khoảng 240 người làm con tin. Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas điều hành, các cuộc tấn công trả đũa và tấn công trên bộ của Israel đã giết chết hơn 12.000 người Palestine, trong đó có khoảng 5.000 trẻ em.

Về mặt ngoại giao, ông Michael Herzog, đại sứ Israel tại Hoa Kỳ, nói với chương trình “This Week” của ABC rằng Israel “hy vọng chúng tôi có thể giải thoát một số lượng đáng kể con tin [do Hamas bắt giữ] trong vài ngày tới,” với việc tạm dừng giao tranh trong thời gian ngắn có thể kéo dài năm ngày.

Tin tức của Mỹ cho biết khoảng 50 con tin, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, trong số ước tính 240 người bị Hamas bắt giữ, có thể được trao trả cho Israel, nhưng không rõ liệu có bao nhiêu tù nhân Palestine bị Israel giam giữ có thể được thả.

Ông Herzog từ chối gọi bất kỳ sự ngừng bắn nào là đình chiến, báo hiệu rằng Israel có kế hoạch tiếp tục tấn công các mục tiêu của Hamas sau khi thời gian tạm ngưng bắn kết thúc.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jon Finer nói với CNN rằng: “Có những lĩnh vực khác biệt và bất đồng đã được thu hẹp, nếu không muốn nói là loại bỏ hoàn toàn,” đồng thời cho biết thêm rằng chưa đạt được thỏa thuận nào.

Ông Finer nói: “Một trong những thách thức liên quan đến vấn đề này là chúng tôi, Hoa Kỳ không có mặt trên thực địa ở Gaza.” “Chúng tôi không liên lạc trực tiếp với Hamas. Chúng tôi chỉ làm điều đó thông qua trung gian. Và vì vậy, chúng tôi không có độ chính xác hoàn hảo về số lượng con tin, bao gồm cả số người còn sống.”

Hàng chục thường dân Palestine di tản đã thiệt mạng hoặc bị thương hôm 18/11 trong các cuộc không kích của Israel, trong đó có một người tại một trường học trong trại tị nạn Jabaliya ở phía bắc Gaza, Cơ quan của Liên hiệp quốc lo về Cứu trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine UNRWA đưa tin.

“Cảnh tượng thật kinh hoàng. Xác phụ nữ và trẻ em nằm trên mặt đất. Những người khác đang kêu cứu”, một người sống sót tên là Ahmed Radwan nói với hãng tin AP qua điện thoại về cuộc tấn công của Israel vào trường Fakhoura. Hình ảnh từ một bệnh viện địa phương cho thấy hơn 20 thi thể được quấn trong những tấm vải dính máu.

Trong một tuyên bố hôm 19/11, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres nói: “Tôi vô cùng bàng hoàng khi hai trường học của UNRWA bị tấn công trong vòng chưa đầy 24 giờ ở Gaza”.

“Cuộc chiến này đang gây ra con số thương vong dân sự đáng kinh ngạc và không thể chấp nhận được, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, mỗi ngày. Điều này phải dừng lại. Tôi nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức.”

Israel cho biết quân đội của họ đang hoạt động trong khu vực Jabaliya “với mục đích tấn công những kẻ khủng bố” đồng thời cố gắng giảm thiểu thiệt hại cho thường dân.


**********
rfi.fr

Trung Quốc và các nước Hồi giáo thảo luận tình hình Gaza

Minh Anh

Hôm nay 20/11/2023, tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Trung Quốc tiếp một phái đoàn ngoại giao của chính quyền Palestine và bốn nước có đông dân Hồi giáo là Indonesia, Ai Cập, Ả Rập Xê Út, và Jordanie nhằm thảo luận về tình hình xung đột ở dải Gaza.  

Đăng ngày:

1 phút

AFP trước hết lưu ý, Indonesia tuy không phải là một nước Ả Rập, nhưng có cộng đồng theo Hồi Giáo đông nhất thế giới (90 % dân số của đất nước hơn 270 triệu dân theo đạo Hồi). Tham dự phiên họp còn có tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.  

Tại cuộc gặp, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế phải khẩn cấp hành động nhằm chấm dứt « thảm họa nhân đạo », đang diễn ra ở dải Gaza và cam kết rằng Bắc Kinh sẽ phối hợp với các bên liên quan nhằm « hạ nhiệt nhanh chóng tình hình ở Gaza và vãn hồi hòa bình cho Trung Đông càng sớm càng tốt ».  

Cũng theo ông Vương Nghị, tình hình xung đột dữ dội ở khu vực đang « ảnh hưởng » nghiêm trọng đến tất cả các nước trên toàn thế giới, đặt lại vấn đề « bên thiện và bên ác » cũng như là « những nguyên tắc cơ bản của nhân loại ». Do vậy, quốc tế phải « khẩn trương hành động » và có những « biện pháp hiệu quả » nhằm ngăn chặn « tấn thảm kịch này lan rộng ».  

Bắc Kinh cho biết cuộc họp lần này là nhằm « xúc tiến các giải pháp giảm leo thang cuộc xung đột hiện nay giữa Israel và phe Hamas, bảo vệ thường dân, và giải quyết vấn đề Palestine một cách công bằng ».  

Từ đầu cuộc xung đột, Trung Quốc đã kêu gọi một lệnh hưu chiến tức thì. Theo truyền thống, Bắc Kinh ủng hộ người Palestine và chủ trương chính sách « Hai nhà nước » trong xung đột Israel – Palestine.  


************
rfi.fr

Biển Đông : Philippines muốn cùng Việt Nam và Malaysia soạn thảo Bộ Quy tắc Ứng xử riêng

Minh Anh

Tổng thống Philippines hôm nay, 20/11/2023, cho biết, Manila đang tiếp cận với nhiều nước láng giềng như Malaysia và Việt Nam để thảo luận về một Bộ Quy tắc ứng xử riêng biệt về Biển Đông.

Đăng ngày:

2 phút

Phát biểu tại Hawai trong một sự kiện được phát trực tiếp, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., giải thích rằng căng thẳng leo thang ở Biển Đông đòi hỏi Philippines phải hợp tác với các đồng minh và nhiều nước láng giềng để duy trì hòa bình an ninh cho các tuyến đường hàng hải rất quan trọng trong khu vực. 

Theo nguyên thủ Philippines, bất chấp những nỗ lực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tiến độ đàm phán cho bộ Quy tắc Ứng xử (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN rất được trông đợi lại « diễn ra khá chậm chạp ». 

Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, Philippines buộc phải « chủ động tiếp cận các quốc gia khác trong khối ASEAN có tranh chấp lãnh hải » với Trung Quốc như Việt Nam và Malaysia để « xây dựng một bộ Quy tắc Ứng xử riêng biệt ». Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng « điều này sẽ được phát triển và mở rộng sang nhiều nước ASEAN khác ». 

Ngoài ra, ông Marcos cho rằng « những rạn san hô gần đây nhất mà quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu quan tâm đến để xây dựng căn cứ quân sự ngày càng tiến gần hơn đến bờ biển Philippines ».  

Đại sứ quán Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam tại Manila chưa có bình luận gì về những phát biểu trên của tổng thống Philippines. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong cuộc họp báo thường nhật cảnh báo « bất kỳ động thái nào đi chệch khỏi khuôn khổ và đi ngược tinh thần của Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông đều vô hiệu ». 

Những nhận xét này của ông Marcos được đưa ra vài ngày sau cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu 17/11, bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC tại San Francisco, Hoa Kỳ. 

Theo Reuters, từ hai thập niên qua, Trung Quốc và ASEAN đã thương lượng về một dự thảo văn bản đàm phán duy nhất về Bộ Quy tắc ứng xử, nhưng các tiến bộ đạt được rất chậm chạp, cho dù các bên liên quan cam kết thúc đẩy nhanh tiến độ đàm phán về COC.


************
voatiengviet.com

Nga truy nã ca sĩ Ukraine đoạt giải thưởng âm nhạc Eurovision

AP

Nga truy nã một ca sĩ Ukraine từng đoạt giải thưởng âm nhạc Eurovision 2016, các cơ quan thông tấn nhà nước loan tin ngày 20/11.

Các bản tin nói rằng cơ sở dữ liệu của Bộ Nội vụ liệt kê ca sĩ Susana Jamaladinova vào danh sách truy nã vì vi phạm luật hình sự.

Trang tin độc lập Mediazona, chuyên đưa tin về các vấn đề đối lập và nhân quyền, cho biết bà Jamaladinova bị buộc tội theo một đạo luật được thông qua năm ngoái cấm truyền bá cái gọi là tin giả về quân đội Nga và về cuộc giao tranh đang diễn ra ở Ukraine.

Bà Jamaladinova, người biểu diễn dưới nghệ danh Jamala, chiến thắng trong cuộc thi Eurovision 2016 với bài hát “1944”, tựa đề ám chỉ năm Liên Xô trục xuất hàng loạt người Tatars ở Crimea.

Màn trình diễn đoạt giải của bà diễn ra gần đúng hai năm sau khi Nga sáp nhập Crimea trong lúc tình trạng bất ổn chính trị bao trùm Ukraine. Hầu hết các quốc gia khác coi việc sáp nhập này của Nga là bất hợp pháp.

Nga phản đối việc cho phép bài ca “1944” tham gia cuộc thi, nói rằng vi phạm các quy định về phát ngôn chính trị ở Eurovision. Nhưng bài hát không đưa ra lời chỉ trích cụ thể nào đối với Nga hay Liên Xô, mặc dù nó có hàm ý như vậy. Bài hát có đoạn mở đầu: “Khi người lạ đến, họ vào nhà bạn, họ giết tất cả các bạn và nói rằng ‘Chúng tôi không có tội’.”


************
voatiengviet.com

Chiến tranh Israel-Hamas: Các cuộc tấn công gia tăng ở Bờ Tây

AP

Khi các máy bay chiến đấu của Israel sà xuống Dải Gaza sau cuộc tấn công chết người mà các phần tử hiếu chiến Hamas nhắm vào miền nam Israel, người Palestine cho hay một loại chiến tranh khác đã nổ ra ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Lãnh thổ này nhanh chóng bị đóng cửa. Các thị trấn bị đột kích, áp đặt lệnh giới nghiêm, thanh thiếu niên bị bắt, những người bị giam giữ bị đánh đập và các ngôi làng bị lực lượng dân phòng Do Thái xông vào.

Với sự chú ý của thế giới vào Gaza và cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đó, bạo lực chiến tranh cũng bùng phát ở Bờ Tây. Theo Liên hiệp quốc, các cuộc tấn công của người định cư Israel đã gia tăng với tốc độ chưa từng có. Sự leo thang đã gieo rắc nỗi sợ hãi, làm sâu sắc thêm sự tuyệt vọng và cướp đi sinh kế, nhà cửa của người Palestine và trong một số trường hợp là cả mạng sống của họ.

Ông Sabri Boum, một nông dân 52 tuổi, người đã gia cố cửa sổ bằng lưới kim loại vào tuần trước để bảo vệ con cái mình khỏi những người định cư đã ném lựu đạn gây choáng ở Qaryout, một ngôi làng phía bắc, nói: “Cuộc sống của chúng tôi thật là địa ngục”. “Giống như tôi đang ở trong tù vậy.”

Cơ quan y tế Palestine cho biết trong sáu tuần, những người định cư Israel đã giết chết 9 người Palestine. Quan chức Chính quyền Palestine, Ghassan Daghlas, nói người định cư Israel đã phá hủy hơn 3.000 cây ô liu trong mùa thu hoạch quan trọng, đồng thời xóa sạch những gì đối với một số người là di sản được truyền qua nhiều thế hệ. Họ đã quấy rối các cộng đồng chăn nuôi, buộc hơn 900 người phải rời bỏ 15 ngôi làng mà họ gọi là quê hương từ lâu, Liên hiệp quốc cho hay.

Khi được hỏi về các cuộc tấn công của người định cư, quân đội Israel cho biết họ chỉ nhắm mục đích xoa dịu xung đột và quân đội “được yêu cầu hành động” nếu công dân Israel vi phạm luật pháp. Quân đội không trả lời yêu cầu bình luận về các vụ việc cụ thể.

Dù bênh vực chiến dịch của Israel ở Gaza, nhưng Tổng thống Mỹ Biden và các quan chức chính quyền Mỹ đã nhiều lần lên án hành vi bạo lực của người định cư Israel.

“Việc này phải dừng lại,” ông Biden nói vào tháng trước. “Họ phải chịu trách nhiệm.”

Theo nhóm nhân quyền Israel Yesh Din, điều đó đã không xảy ra. Nhóm này cho biết kể từ ngày 7/10, một người định cư đã bị bắt - vì cái chết của một nông dân trồng ô liu - và được thả 5 ngày sau đó. Hai người định cư khác đã bị giam giữ đề phòng dù không bị buộc tội.

Bà Naomi Kahn, thuộc nhóm vận động Regavim, tổ chức vận động hành lang vì lợi ích của người định cư Israel, lập luận rằng các cuộc tấn công của người định cư gần như không phổ biến như các nhóm nhân quyền báo cáo vì đây là một phạm trù rộng bao gồm tự vệ, vẽ bậy chống người Palestine và các hành động khiêu khích bất bạo động khác.

Bà nói: “Toàn bộ hệ thống của Israel hoạt động không chỉ để dập tắt bạo lực này mà còn ngăn chặn nó.”

Trước cuộc tấn công của Hamas năm nay, 2023 đã là năm đẫm máu nhất đối với người Palestine ở Bờ Tây trong hơn hai thập niên, với 250 người Palestine thiệt mạng do hỏa lực của Israel, hầu hết là trong các hoạt động quân sự.

Trong sáu tuần chiến tranh hiện nay, lực lượng an ninh Israel đã giết chết thêm 206 người Palestine, Bộ Y tế Palestine nói.

Trong cuộc đột kích đẫm máu nhất ở Bờ Tây kể từ cuộc nổi dậy hay intifada thứ hai của người Palestine vào những năm 2000, lực lượng Israel đã giết chết 14 người Palestine trong trại tị nạn Jenin hôm 9/11, hầu hết trong số họ là các phần tử hiếu chiến.

Mặc dù trong nhiều năm, những người định cư đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Israel, nhưng giờ đây họ đã có những người ủng hộ mạnh mẽ ở cấp cao nhất trong liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Trong tháng này, ông Netanyahu đã bổ nhiệm ông Zvi Sukkot, một người định cư tạm thời bị cấm đến Bờ Tây vào năm 2012 vì bị cáo buộc tấn công người Palestine và lực lượng Israel, làm lãnh đạo tiểu ban về các vấn đề Bờ Tây tại quốc hội.

Những người Palestine đã phải chịu đựng những khó khăn dưới sự cai trị của quân đội Israel vào năm thứ 57, nói rằng cuộc chiến này khiến họ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Xung đột từ lâu đã là một phần của cuộc sống hàng ngày ở đây, nhưng người Palestine nói rằng chiến tranh đã gây ra một làn sóng khiêu khích mới.

Những người định cư

Israel chiếm được Bờ Tây, Đông Jerusalem và Gaza trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Những người định cư tuyên bố Bờ Tây là quyền của họ có từ khi sinh theo kinh thánh. Hầu hết cộng đồng quốc tế coi các khu định cư, nơi sinh sống của 700.000 người Israel, là bất hợp pháp. Israel xem Bờ Tây là vùng đất tranh chấp và cho rằng số phận của các khu định cư sẽ được quyết định thông qua đàm phán. Luật pháp quốc tế quy định quân đội, với tư cách là lực lượng chiếm đóng, phải bảo vệ thường dân Palestine.

Người Palestine nói rằng trong gần sáu thập niên chiếm đóng, binh lính Israel thường không bảo vệ họ khỏi các cuộc tấn công của người định cư hoặc thậm chí còn tham gia.

Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, ranh giới giữa người định cư và binh lính ngày càng mờ nhạt.

Việc huy động hơn 300.000 quân dự bị trong thời chiến của Israel bao gồm việc triệu tập những người định cư đi làm nhiệm vụ và giao cho nhiều người quản lý cộng đồng của chính họ. Quân đội cho biết trong một số trường hợp, quân trừ bị sống trong các khu định cư đã thay thế các tiểu đoàn chính quy ở Bờ Tây được triển khai trong chiến tranh.

Ông Tom Kleiner, một người lính trừ bị bảo vệ Beit El, một khu định cư tôn giáo gần thành phố Ramallah của Palestine, nói sự tàn bạo của vụ tấn công Hamas ngày 7/10 đã củng cố niềm tin của ông rằng người Palestine đang quyết tâm “giết hại chúng tôi”.

Ông nói: “Chúng tôi không giết người Ả Rập mà không có lý do.” “Chúng tôi giết họ vì họ đang cố giết chúng tôi.”

Các nhóm nhân quyền cho rằng đồng phục và súng trường tấn công đã thổi phồng cảm giác được miễn trừ của người định cư.

Ông Ori Givati, thành viên của tổ chức Breaking the Silence, một nhóm tố giác gồm các cựu quân nhân Israel, nói: “Hãy tưởng tượng rằng quân đội được cho là bảo vệ bạn giờ đây gồm những người định cư có hành vi bạo lực chống lại bạn.”

Ông Bashar al-Qaryoute, một bác sĩ đến từ làng Qaryout của Palestine, nói cư dân từ khu định cư Shilo gần đó, hiện đang mặc quân phục, đã chặn tất cả trừ một con đường ra ngoài. Ông cho biết họ đã đập vỡ đường ống dẫn nước của Qaryout, buộc người dân phải chở nước bằng xe tải với giá gấp ba lần.

Ông al-Qaryoute nói: “Họ là những người luôn đốt cây ô liu và gây ra nhiều vấn đề.”

Giờ giới nghiêm

Hơn 52 năm, ông Abu Shamsiyya đã chứng kiến những cuộc khủng hoảng xảy ra ở trung tâm Hebron, nơi duy nhất mà những người định cư Do Thái sống giữa những cư dân địa phương chứ không phải trong các cộng đồng riêng biệt.

Ông nghĩ cuộc sống trong mê cung dây thép gai và camera an ninh không thể nào còn có tồi tệ hơn được. Sau đó thì chiến tranh ập đến.

Ông nói: “Sự khủng bố này, những áp lực này không giống như trước đây”.

Quân đội Israel đã cấm 750 gia đình ở Thành phố cổ Hebron - nơi có khoảng 700 người định cư Do Thái cực đoan sống cùng 34.000 người Palestine dưới sự bảo vệ quân sự nghiêm ngặt - bước ra ngoài trừ một giờ vào buổi sáng và một giờ vào buổi tối trong các ngày Chủ nhật, Thứ Ba và Thứ Năm, cư dân và tổ chức nhân quyền B'Tselem của Israel cho hay.

Các trường học đã đóng cửa. Công việc đã dừng lại. Những người bị bệnh đã chuyển đến sống cùng người thân ở khu vực thị trấn do người Palestine kiểm soát. Theo đoạn phim do B'Tselem công bố, những người định cư Israel thường đi lang thang vào ban đêm, chế nhạo những người Palestine bị mắc kẹt trong nhà.

Các điểm kiểm tra gieo rắc nỗi sợ hãi. Những người lính trước đây chỉ liếc nhìn ID của Abu Shamsiyya thì giờ đây tìm kiếm trên điện thoại và mạng xã hội của ông. Họ lục soát ông từ trên xuống dưới, ông nói, trố mắt nhìn và chửi rủa.

Ông Dror Sadot, thuộc tổ chức B'Tselem, nói: “Hebron là một mô hình thu nhỏ trắng trợn về cách Israel đang thực hiện quyền kiểm soát đối với người dân Palestine”.

Khi được hỏi về lệnh giới nghiêm, quân đội Israel cho biết họ đã thiết lập thêm nhiều trạm kiểm soát “như một phần của hoạt động an ninh trong khu vực”. Báo cáo cho biết thêm, các cuộc tấn công của các phần tử hiếu chiến Palestine đã gia tăng đáng kể, kể từ chiến tranh.

Những người định cư bố ráp

Tiếng máy ủi gầm thét. Tiếng súng nổ. Nhìn thoáng qua, các bậc cha mẹ đã dặn dò nhau: Ôm con, khóa cửa, tránh xa cửa sổ.

Người Palestine cho biết những người định cư xông vào ngôi làng phía bắc Qusra gần như hàng ngày, phủ xi măng lên các vườn ô liu và đổ xăng vào ô tô và nhà cửa.

Vào ngày 11/10, những người định cư xông qua những con đường bụi bặm, bắn vào các gia đình ngay trong nhà của họ. Trong vòng vài phút, ba người đàn ông Palestine đã chết.

Các quan chức Palestine cho biết lực lượng Israel được cử đến để giải tán những người định cư có vũ trang và những người Palestine ném đá đã bắn vào đám đông, giết chết thêm một dân làng thứ tư.

Thị trấn ma

Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich nói Israel nên “quét sạch” thị trấn Hawara của Palestine sau khi một tay súng giết chết hai anh em Israel vào tháng 2 năm nay, khiến hàng trăm người định cư nổi cơn thịnh nộ tàn sát.

Một nhà lập pháp tôn giáo cực hữu khác, Zvika Fogel, cho biết ông muốn thấy trung tâm thương mại “đóng cửa, thiêu hủy”.

Ngày nay, Hawara giống như một thị trấn ma.

Quân đội đã đóng cửa các cửa hàng “để duy trì trật tự công cộng” sau các cuộc tấn công của các phần tử hiếu chiến Palestine. Những chú chó bị bỏ rơi lang thang giữa những cửa hàng bị phá hoại. Những tấm áp phích có lời biện minh về việc giết người Palestine được nhìn thấy trên đường: “Hãy đứng lên và giết trước.”

Cơ quan giám sát chống định cư Peace Now cho biết, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, phần lớn đường cao tốc bắc-nam chính của Bờ Tây đã bị đóng cửa đối với người Palestine. Việc đi lại mất 10 đến 20 phút giờ đây phải đi đường vòng kéo dài hàng giờ trên những con đường đất nguy hiểm.

Chính trị gia Palestine Mustafa Barghouti cho biết các hạn chế này “đã chia Bờ Tây thành 224 khu ổ chuột được ngăn cách bởi các trạm kiểm soát kín”.

Cơ quan quốc phòng Israel giám sát các vấn đề dân sự của người Palestine cho biết, 160.000 lao động Palestine vốn vượt qua các trạm kiểm soát đó để làm việc tại Israel và tại các khu định cư của người Israel trước ngày 7/10 đã mất giấy phép hằng mơ ước chỉ sau một đêm. Cơ quan này đã cho phép 8.000 công nhân thiết yếu quay trở lại các nhà máy và bệnh viện làm việc vào đầu tháng này.

Ông Ahmed, một thanh niên 27 tuổi đến từ Hebron, người đã mất việc làm nhân viên phụ trách nước uống ở Haifa, Israel, nói: “Ông tôi trông cậy vào tôi và giờ tôi chẳng còn gì cả.” Ông từ chối cho biết họ của mình vì sợ bị trả thù.

“Áp lực đang gia tăng. Chúng tôi dự đoán Bờ Tây sẽ bùng nổ nếu không có gì thay đổi”.

Thu hoạch ô-liu

Người Palestine suốt năm chờ đợi khoảnh khắc mùa thu khi ô liu chuyển từ xanh sang đen. Vụ thu hoạch kéo dài hai tháng là một nghi thức được yêu thích và giúp tăng thu nhập.

Bạo lực đã hủy hoại mùa màng. Họ cho biết, binh lính và những người định cư đã chặn dân làng tiếp cận các vườn cây ăn quả và dùng máy ủi để nhổ bỏ những gốc xương xẩu của những cây cổ thụ hàng thế kỷ.

Bà Hafeeda al-Khatib, một nông dân 80 tuổi ở Qaryout, cho biết binh lính đã bắn chỉ thiên và kéo bà ra khỏi đất khi họ bắt gặp bà đang hái ô liu vào tuần trước. Đây là năm đầu tiên bà có thể nhớ mình không có đủ ô-liu để sản xuất dầu.

Trong một lá thư gửi ông Netanyahu trong tháng này, ông Smotrich kêu gọi cấm người Palestine thu hoạch ô liu gần các khu định cư của Israel để giảm bớt xích mích.

Người Palestine nói rằng những nỗ lực của người định cư đã làm điều ngược lại.

Ông Mahmoud Hassan, một nông dân 63 tuổi ở Khirbet Sara, một cộng đồng phía bắc, nói: “Họ đã tuyên chiến với tôi.” Ông cho biết những người định cư trong lực lượng trừ bị đã bao vây cộng đồng. Ông nói, nếu ông mạo hiểm đi 100 mét đến khu vườn của mình, những người lính đứng canh gác sẽ hét lên hoặc bắn lên không trung. Ông cần được phép rời khỏi nhà và trở về.

Ông nói: “Không còn chỗ để nói chuyện với họ hay đàm phán nữa.”

Quân đội nói họ đã “xem xét kỹ lưỡng” các báo cáo về bạo lực chống lại người Palestine và tài sản của họ. “Các biện pháp kỷ luật được thực hiện tương ứng,” quân đội nói mà không giải thích thêm.

Di tản

Các nhóm nhân quyền cho biết mục tiêu bạo lực của người định cư là nhằm loại bỏ người Palestine khỏi vùng đất mà người Palestine tuyên bố là nhà nước tương lai, nhường chỗ cho các khu định cư của người Do Thái mở rộng.

Làng Bedouin của Wadi al-Seeq đã bị đẩy đến điểm tan vỡ sau khi ba người Palestine bị giam giữ trong chín giờ đồng hồ hôm 12 tháng 10. Những lời tường thuật đau lòng này lần đầu tiên được nhật báo Haaretz của Israel đưa tin. Dân làng cho biết bạo lực kéo dài nhiều tuần đã buộc 10 gia đình phải chạy trốn khi những người định cư đeo mặt nạ mặc quân phục xông vào ngày hôm đó, quật ngã một cư dân Bedouin và hai nhà hoạt động Palestine xuống đất và xô họ vào xe bán tải.

Một trong những nhà hoạt động, ông Mohammed Matar, 46 tuổi, nói với AP rằng họ bị trói, đánh đập, bịt mắt, lột đồ lót và bị đốt bằng thuốc lá.

Ông Matar cho biết những người định cư trong lực lượng trừ bị đã tiểu vào ông, dùng gậy chọc vào hậu môn ông và hét vào mặt ông yêu cầu ông cút đi đến Jordan.

Khi được thả ra, ông Matar bỏ đi. Ba mươi gia đình còn lại của Wadi al-Seeq cũng vậy. Họ đưa đàn cừu của mình đến vùng đồi phía đông Ramallah và bỏ mọi thứ.

Quân đội Israel cho biết họ đã sa thải người chỉ huy phụ trách và đang điều tra.

Ông Matar nói rằng để tiếp tục cuộc sống, ông cần Israel buộc ai đó phải chịu trách nhiệm.

“Tôi hài lòng với mức tối thiểu,” ông nói, “một phần nhỏ nhất của công lý.”


*********
voatiengviet.com

Nga xúc tiến xây dựng nhà máy sản xuất drone Iran

Reuters

Hình ảnh vệ tinh cho thấy tiến trình xây dựng một nhà máy ở Nga để sản xuất hàng loạt máy bay tự sát không người lái do Iran thiết kế mà Moscow dự kiến sẽ dùng để tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine, một tổ chức nghiên cứu cho biết hôm 13/11.

Phúc trình của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế cho biết, bất chấp những tiến triển đó, cả Hoa Kỳ và các đồng minh đều không áp dụng các chế tài đối với chủ sở hữu nhà máy, Công ty Cổ phần Alabuga, hoặc các công ty liên quan.

Tòa Bạch Ốc, Tòa đại sứ Nga và phái đoàn của Iran tại Liên hiệp quốc không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Phúc trình cho biết một hình ảnh vệ tinh vào giữa tháng 9 cho thấy công trình xây dựng mới tại nhà máy “có mối tương quan trực tiếp” với sơ đồ mặt bằng một tòa nhà mà Washington Post đã chia sẻ với Viện vào đầu năm nay.

Theo các tài liệu bị rò rỉ khác, tòa nhà sẽ được sử dụng để sản xuất hàng loạt máy bay không người lái Shahed-136 của Iran, bao gồm việc cải thiện quy trình chế tạo của Iran “và cuối cùng là nâng cao khả năng của loại máy bay không người lái này”, phúc trình cho biết.

Phúc trình nói hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy việc xây dựng các công trình khác và vành đai an ninh mới cùng với các trạm kiểm soát.

Phúc trình cho biết: “Trong lúc mùa đông đang đến rất nhanh… Nga có thể sẽ tăng tốc các cuộc tấn công Shahed-136 nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine, gây ra điều kiện sống tàn bạo cho dân thường”.

Phúc trình nói: “Một bước đi quan trọng lẽ ra đã làm từ lâu” là Washington phải trừng phạt Alabuga và các công ty liên quan.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 12/11 cảnh báo nước ông chuẩn bị cho các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Mùa đông năm ngoái - khoảng 10 tháng sau cuộc xâm lược - Nga đã tung ra những làn sóng tấn công như vậy, gây ra tình trạng mất điện luân phiên.

Nhà máy vừa kể nằm cách Moscow 800 km về phía đông ở Cộng hòa Tartarstan. Phúc trình cho biết Công ty Cổ phần Alabuga có 66% thuộc sở hữu của chính phủ liên bang và 34% thuộc sở hữu của Cộng hòa Tartarstan.

Vào tháng 6 năm nay, Tòa Bạch Ốc nói Nga và Iran dường như đang tăng cường hợp tác quốc phòng và ngoài việc cung cấp máy bay không người lái, Tehran còn đang hợp tác với Moscow để sản xuất máy bay không người lái của Iran ở Alabuga.

Trong một thông tin khác liên quan đến cuộc chiến Ukraine, Liên hiệp châu Âu sẽ không đạt mục tiêu đã nêu trước đó là cung cấp cho Ukraine một triệu quả đạn pháo và phi đạn vào tháng 3 tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius thừa nhận điều này hôm 14/11 trước hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng EU tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Bình luận của ông Pistorius là sự thừa nhận đầu tiên từ một quan chức cấp cao của EU rằng mục tiêu sẽ không đạt được, mặc dù nhiều người đã bày tỏ sự hoài nghi riêng trong nhiều tháng.

Cam kết này được đưa ra hồi tháng 3 năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu về đạn pháo của Ukraine khi cuộc chiến kéo dài gần hai năm giữa nước này với lực lượng xâm lược Nga đã đi vào bế tắc. Cam kết này là một phần của chương trình gồm ba phần nhằm tăng cường cung cấp đạn dược cho Ukraine, trong đó phần đầu tiên liên quan tới việc các quốc gia thành viên EU đóng góp từ kho dự trữ của chính họ.

Phần thứ hai liên quan đến việc các nước EU đặt mua đạn pháo mới từ ngành công nghiệp theo sáng kiến mua sắm chung.

Ông Pistorius cho biết EU đang hợp tác với các nhà sản xuất vũ khí để tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược cho Ukraine.

Sự thừa nhận của ông được đưa ra chỉ hai ngày sau khi liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đồng ý về nguyên tắc tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm tới lên khoảng 8,5 tỷ đô la, một nguồn tin chính trị ở Berlin cho biết hôm 12/11.

Nguồn tin cho biết thêm, nếu được quốc hội, nơi các đảng của ông Scholz chiếm đa số chấp thuận, việc tăng chi tiêu này sẽ nâng chi tiêu quốc phòng của Đức lên 2,1% mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội, vượt mức 2% mà tất cả các thành viên NATO cam kết.

Đề nghị của Đức được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia thuộc Liên hiệp châu Âu, bao gồm cả Đức, tỏ ra dè dặt về việc cam kết viện trợ quân sự dài hạn lên tới 5 tỷ đô la hàng năm trong vòng 4 năm như một phần trong các cam kết an ninh rộng lớn hơn của phương Tây nhằm tăng cường phòng thủ cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskyy đã cảnh báo cả nước trong bài phát biểu qua video hàng đêm hôm 12/11 rằng hãy chuẩn bị trước làn sóng tấn công mới của Nga vào cơ sở hạ tầng của Ukraine khi mùa đông đến gần.


*************
voatiengviet.com

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Kyiv, công bố thêm viện trợ quân sự

Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin công bố khoản viện trợ quân sự mới trị giá 100 triệu đô la cho Ukraine trong chuyến thăm không báo trước tới Kyiv ngày 20/11, cam kết sự hỗ trợ lâu dài của Mỹ trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về tính bền vững của viện trợ quan trọng từ Hoa Kỳ.

Ông Austin loan báo gói viện trợ sau một ngày họp với các quan chức Ukraine. Đợt viện trợ mới nhất bao gồm các loại vũ khí như vũ khí chống tăng, hệ thống đánh chặn phòng không và Hệ thống Rốc-két Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS).

Ông Austin, đi cùng với vị tướng hàng đầu của Mỹ ở châu Âu, được chụp ảnh mỉm cười và bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Việc này đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông Austin tới Kyiv kể từ tháng 4 năm 2022.

“Thông điệp mà tôi mang đến cho ông hôm nay, thưa Tổng thống, là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sát cánh với quý vị. Chúng tôi sẽ sát cánh với quý vị lâu dài”, ông Austin nói với ông Zelenskyy sau chuyến tàu đêm từ Ba Lan đến Ukraine.

Ông Zelenskyy nói với ông Austin rằng chuyến thăm của ông Austin là “một tín hiệu rất quan trọng” đối với Ukraine.

“Chúng tôi tin tưởng vào sự hỗ trợ của quý vị,” ông Zelenskiy nói với ông Austin.

Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 44 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022.

“Tôi nghĩ họ đã sẵn sàng chiến đấu vào mùa đông”, ông Austin nói với các phóng viên sau cuộc gặp.

Ông Austin nói thêm: “Họ đã làm rất tốt vào năm ngoái. Năm nay, chúng tôi kỳ vọng họ sẽ làm như vậy, dựa trên những gì… Tổng thống Zelenskyy đã nói, họ thậm chí còn mạnh hơn”.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh sự chia rẽ ngày càng tăng về viện trợ cho Ukraine tại Quốc hội Hoa Kỳ, với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 11 năm 2024. Một số nhà lập pháp Mỹ đang ưu tiên viện trợ cho Israel ngay cả khi các quan chức quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng Washington có thể hỗ trợ đồng thời cả hai đồng minh.

Trong một tuyên bố ngày 20/11, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã kêu gọi các nhà lập pháp phê duyệt thêm viện trợ.

Ông Blinken nói: “Điều quan trọng là Quốc hội phải hành động để hỗ trợ Ukraine bằng cách thông qua đề nghị tài trợ bổ sung của Tổng thống”.

“Giúp Ukraine tự vệ... giúp ngăn chặn xung đột lớn hơn trong khu vực và ngăn chặn sự xâm lược trong tương lai, điều này giúp tất cả chúng ta an toàn hơn.”

Một cách riêng tư, một số quan chức hàng đầu của Ukraine đã bày tỏ lo ngại rằng việc cung cấp viện trợ quân sự có thể bớt thường xuyên hơn, phản ánh sự bất an ngày càng lớn về mức độ hỗ trợ cần thiết để duy trì cuộc chiến chống lại Nga. Ngân sách Ukraine năm tới thâm hụt hơn 40 tỷ đô la và cần phải bù đắp.


************

Tin thế giới 21-11: Khả năng cao 50 con tin được Hamas thả; Mỹ cấp viện trợ quân sự mới cho Ukraine

NGUYÊN HẠNH

* Số người Palestine ở Dải Gaza chết và mất tích đã lên đến 20.000
* 2 tàu biển phải chuyển hướng không đi Biển Đỏ vì sợ phiến quân Houthi
* Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine, Nga nhắc nên đàm phán theo tình hình thực tế

Xe của quân đội Israel chở những người Palestine bị bắt giữ từ Dải Gaza gần biên giới ở phía nam Israel, ngày 20-11 - Ảnh: REUTERS

Xe của quân đội Israel chở những người Palestine bị bắt giữ từ Dải Gaza gần biên giới ở phía nam Israel, ngày 20-11 - Ảnh: REUTERS

* Số người Palestine chết ở Dải Gaza tăng lên 13.300

Theo văn phòng truyền thông của phong trào Hồi giáo Hamas ngày 20-11, ít nhất 13.300 người Palestine đã thiệt mạng ở Dải Gaza kể từ ngày 7-10.

Tuyên bố trên cho biết số người chết bao gồm 5.600 trẻ em và 3.550 phụ nữ. Hamas cũng ghi nhận ít nhất 6.500 người được báo cáo mất tích, 4.400 trong số đó là phụ nữ và trẻ em.

* Tổng thống Biden nói thỏa thuận con tin ở Dải Gaza sắp đến gần

Ngày 20-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông tin các bên sắp đạt được thỏa thuận thả một số con tin đang bị Hamas bắt giữ ở Dải Gaza.

Theo Hãng tin Reuters, ông Biden khẳng định "tôi tin như vậy" khi được hỏi tại Nhà Trắng về thỏa thuận trên.

Các nhà hòa giải Qatar đang tìm kiếm một thỏa thuận trao đổi 50 con tin giữa Israel và Hamas để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 3 ngày. Lệnh ngừng bắn sẽ giúp thúc đẩy các chuyến hàng viện trợ khẩn cấp đến dân thường tại Dải Gaza.

* Mỹ cung cấp gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine

Theo Hãng tin AFP, ngày 20-11, chính quyền Mỹ đã thông báo quyết định cung cấp một gói viện trợ quân sự mới trị giá 100 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm nước này, bất chấp sự bế tắc tại Quốc hội Mỹ trong việc phê duyệt ngân sách lớn hơn. 

Phát biểu trước các phóng viên, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói: “Hôm nay, tôi thông báo việc tổng thống Mỹ sử dụng quyền rút vốn đặc biệt nhằm cung cấp bổ sung cho Ukraine đạn pháo, phương tiện đánh chặn để phòng không và một số vũ khí chống tăng với tổng trị giá 100 triệu USD”.

Trong khi đó, tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm gói hỗ trợ nói trên bao gồm 3 triệu viên đạn vũ khí cầm tay cỡ nhỏ và đạn cho các hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS. Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, gói hỗ trợ quân sự trên sẽ “góp phần đáp ứng nhu cầu ngay lập tức của Ukraine" trong cuộc xung đột với Nga. 

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 20-11 đã kêu gọi các quốc gia phương Tây ngừng viện trợ cho Ukraine ngay lập tức và tiến hành đàm phán dựa trên tình hình thực tế.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan - Ảnh: REUTERS

* Thổ Nhĩ Kỳ canh chừng vũ khí hạt nhân của Israel

Ngày 20-11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố Ankara sẽ không cho phép loại bỏ vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel khỏi chương trình nghị sự toàn cầu.

Ông Erdogan cho rằng sự ủng hộ của châu Âu dành cho Israel xuất phát từ điều mà ông gọi là "nỗi xấu hổ về thảm họa diệt chủng Holocaust".

Ngoài ra, ông Erdogan cho biết phương Tây đang cố gắng "minh oan" cho những gì ông cho là tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người của Israel ở Dải Gaza. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích các nước phương Tây có "tình anh em dối trá" với Israel.

"Nỗi xấu hổ về Holocaust đã thực sự bắt các nhà lãnh đạo châu Âu làm con tin. Chúng tôi, với tư cách là Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không cho phép vấn đề hạt nhân của Israel bị lãng quên", nhà lãnh đạo trên nói thêm.

* Tổng giám đốc WHO "kinh hoàng" trước vụ tấn công bệnh viện Dải Gaza

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông "kinh hoàng" trước vụ tấn công vào bệnh viện Indonesia ở Dải Gaza.

Ngoài ra, ông Tedros trích dẫn các báo cáo không xác định, cho hay vụ tấn công đã giết chết 12 người, bao gồm cả bệnh nhân.

"Các nhân viên y tế và dân thường đáng lẽ không bao giờ phải đối mặt với nỗi kinh hoàng như vậy, đặc biệt là khi ở trong bệnh viện", nhà lãnh đạo WHO viết trên mạng xã hội X (Twitter).

* Hai tàu chuyển hướng khỏi biển Đỏ vì phiến quân Houthi

Theo Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Anh, hai tàu biển thương mại đã chuyển hướng hành trình ở biển Đỏ và vịnh Aden. Cả hai tàu này đều liên quan đến công ty có tàu bị lực lượng Houthi của Yemen bắt giữ.

Ngày 19-11, Israel cho biết lực lượng Houthi đã bắt giữ một tàu chở hàng do Nhật Bản sở hữu ở phía nam biển Đỏ.

Lực lượng Houthi, một đồng minh của Iran, xác nhận rằng họ đã bắt giữ một con tàu ở khu vực đó nhưng cho hay nó là của Israel. Tuy nhiên, Tehran đã phủ nhận việc giật dây vụ bắt giữ.

Người biểu tình mang thi thể giả bọc trong vải, tuần hành đến Tòa thị chính Cape Town, Nam Phi, ngày 1-11 - Ảnh: REUTERS

Người biểu tình mang thi thể giả bọc trong vải, tuần hành đến Tòa thị chính Cape Town, Nam Phi, ngày 1-11 - Ảnh: REUTERS

* Israel triệu hồi đại sứ về từ Nam Phi để tham vấn

Bộ Ngoại giao Israel thông báo đã triệu hồi đại sứ của mình tại Nam Phi để tham vấn sau "những tuyên bố mới nhất từ Nam Phi".

Hôm 16-11, Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) ở Nam Phi cho biết họ sẽ ủng hộ đề nghị của Quốc hội kêu gọi đóng cửa đại sứ quán Israel ở Nam Phi.

Nam Phi là quốc gia chỉ trích gay gắt chiến dịch của Israel ở Gaza chống lại Hamas. Nước này cũng triệu hồi các nhà ngoại giao của mình khỏi Israel.

* Ukraine sa thải quan chức trong bối cảnh điều tra tham nhũng

Ukraine đã sa thải hai quan chức quốc phòng cấp cao phụ trách an ninh mạng trong ngày 20-11, khi các công tố viên công bố điều tra cáo buộc tham ô trong cơ quan an ninh mạng của chính phủ.

Theo Reuters, ông Yuuri Shchyhol, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Thông tin và Truyền thông Đặc biệt Nhà nước Ukraine (SSSCIP), và cấp phó của ông, ông Viktor Zhora, đã bị chính phủ sa thải.

Sinh mạng quý giá

Các bác sĩ chuyển một em bé Palestine sinh non trong lồng ấp, sơ tán từ Dải Gaza sang xe cứu thương ở phía biên giới Rafah của Ai Cập, ngày 20-11. Xung đột đang leo thang giữa Israel và Hamas - Ảnh: REUTERS

Các bác sĩ chuyển một em bé Palestine sinh non trong lồng ấp, sơ tán từ Dải Gaza sang xe cứu thương ở phía biên giới Rafah của Ai Cập, ngày 20-11. Xung đột đang leo thang giữa Israel và Hamas - Ảnh: REUTERS


**********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn