Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 02 -11 -2023: TT Mỹ kêu gọi « tạm ngừng » giao tranh

Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20234:01 SA(Xem: 1416)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 02 -11 -2023: TT Mỹ kêu gọi « tạm ngừng » giao tranh


HoaLuc 5
*************
rfi.fr

Chiến tranh Israel-Hamas : TT Mỹ kêu gọi « tạm ngừng » giao tranh vì lý do nhân đạo

Thu Hằng

Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Israel và Hamas « tạm ngừng » giao tranh để có thời gian đưa các « con tin » - từ ngữ cải chính của Nhà Trắng -   ra khỏi Gaza. Phát biểu hôm 01/11/2023 trong cuộc họp về xung đột, ông Biden khẳng định đã thuyết phục thủ tướng Israel và nói chuyện với tổng thống Sissi để Ai Cập mở cửa đón các con tin. Cùng ngày, Liên Hiệp Quốc và nhiều nước lên án hai vụ tấn công của Israel vào trại tị nạn Jabaliya lớn nhất Gaza.

Đăng ngày:

3 phút

Khói bốc lên từ Gaza sau vụ tấn công của Israel, ngày 09/10/2023.
Khói bốc lên từ Gaza sau vụ tấn công của Israel, ngày 09/10/2023. REUTERS - MOHAMMED SALEM

Tổng thống Mỹ nhắc lại « Israel có quyền và trách nhiệm bảo vệ công dân của họ trước khủng bố và phải tiến hành theo đúng luật pháp quốc tế và nhân đạo, đặt ưu tiên bảo vệ thường dân ». Ông chia sẻ đau thương với người dân Palestine ở Gaza sống trong bom đạn, thiếu thốn, đồng thời khẳng định không ngừng nỗ lực các gia đình được đoàn tụ. Tuy nhiên, theo AFP, Nhà Trắng chỉ kêu gọi « tạm ngừng » giao tranh để cứu trợ hoặc sơ tán thường dân, chứ không phải « đình chiến » vì như vậy sẽ rơi vào bẫy của Hamas.

Từ cuối tuần qua, Israel tăng cường oanh kích phía bắc Gaza nơi có hệ thống đường hầm chằng chịt của Hamas, song song với chiến dịch trên bộ. Trại tị nạn Jabaliya, lớn nhất ở Gaza, đã bị Israel oanh kích trong hai ngày 31/10 và 01/11, khiến hàng trăm người chết, theo thông tin của Hamas. Trong khi đó Israel khẳng định trong vụ oanh kích này đã triệt hạ được Muhammad Atzar, đứng đầu đơn chống tăng của Hamas.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết « kinh hoàng » về vụ tấn công của Israel. Tối 01/11, Cao Ủy Nhân Quyền cho rằng những vụ oanh kích đó có thể cấu thành « tội ác chiến tranh » do « số nạn nhân thường dân cao và quy mô phá hủy ». Pháp, Đức bày tỏ « quan ngại sâu sắc về thiệt hại nghiêm trọng » và nhắc lại « nghĩa vụ bảo vệ thường dân ». Jordanie phản ứng mạnh hơn khi trở thành nước Ả Rập đầu tiên triệu hồi « ngay lập tức » đại sứ ở Israel để phản đối. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế tránh để cuộc khủng hoảng lan rộng trong vùng.

Gaza : « Nước chúng tôi uống, người ta còn không dám đưa cho súc vật »

Theo Hamas, quân đội Israel oanh kích khu phố Tal al-Hawa, phía tây thành phố Gaza, trong đêm 01-02/11. Người dân ở Gaza ngày càng sống trong vô vọng, theo lời kể của một ngư dân với thông tín viên RFI Sami Boukhelifa tại Jérusalem :

« Zakaria sống ở thành phố Gaza. Gia đình ông tiếp đón 140 người. Nhiều người thân phải rời miền bắc nơi các trận oanh kích ngày càng dữ dội. Tìm cách tồn tại là thách thức hàng ngày. Ông nói : « Nước mà chúng tôi uống ư ? Anh thậm chí còn không thể đưa cho súc vật uống. Nhà chúng tôi lúc này có hai cháu bé mới chỉ vài tháng tuổi. Chúng tôi không thể cho chúng uống nước này. Tôi chạy ngang dọc khắp Gaza cả ngày để tìm mua nước đóng chai. Nhưng hôm nay, tôi chẳng tìm được gì ».

Ngư dân Gaza này cũng không tìm lương thực. Ông nói thêm : « Tầu chiến Israel đã đánh phá cảng Gaza. Hầu hết tầu cá của chúng tôi đã bị cháy. Kể cả khi cuộc chiến này chấm dứt, tôi cũng không nghĩ là chúng tôi được phép ra khơi. Kiếm thức ăn, thực sự là ngày càng khó. Các cánh đồng ở ngoại ngô Gaza thì bị oanh kích. Ngoài chợ cũng chẳng còn rau ».

Về viện trợ nhân đạo từ Ai Cập, Zakaria cho biết « chưa thấy chút dấu vết nào. Chắc chỉ vừa đủ cung cấp cho những người sơ tán xuống miền nam Gaza » »
**************
rfi.fr

Nga hy vọng gì từ xung đột Israel - Hamas ?

Chi Phương

Quan hệ giữa Nga và Israel vốn mật thiết, đã trở nên căng thẳng từ khi xung đột giữa Israel và Hamas nổ ra. Các quan chức Nga công khai chỉ trích hành động của Israel tấn công vào dải Gaza và bày tỏ ủng hộ Palestine, nhưng theo giới chuyên gia Nga vẫn chưa sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Israel. 

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng gọi tổng thống Nga là “người bạn thân mến” của mình. Ông Netanyahu đã đến thăm Nga hơn 10 lần từ năm 2015. Thế nhưng, theo tạp chí Time, quan hệ hai bên đã nguội lạnh kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, ngay cả khi Israel vẫn tỏ ra miễn cưỡng và do dự trong việc hỗ trợ Ukraina. Cuộc gặp của Hamas với quan chức Nga hôm 26/10, đã khiến Israel bị ngỡ ngàng, ngay lập tức chỉ trích quyết định của Matxcơva là hành động “ủng hộ khủng bố” và yêu cầu trục xuất phái đoàn Hamas khỏi Nga. Mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng sau vụ bạo loạn ở sân bay Dagestan hôm 29/10, khi hàng trăm người lao vào sân bay để tìm những người Israel trong chuyến bay đến từ Tel Aviv, đe dọa, tấn công họ. Israel đã yêu cầu Matxcơva bảo vệ công dân Israel và người Do Thái ở Nga.  

Chuyến thăm của Hamas tới Matxcơva khiến Israel ngày càng lo ngại, cho rằng Nga đang điều chỉnh chính sách đối ngoại để xích lại gần Hamas hơn. Các chiến binh Palestine được cho là đã lách trừng phạt của phương Tây bằng cách chuyển hàng triệu đô la qua các sàn giao dịch tiền điện tử của Nga. Phía Ukraina gần đây cũng đã cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho Hamas dù không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.    

Nga đã có động thái như thế nào sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ?    

Nga đã biện minh cho việc tiếp đón các thành viên của Hamas ở Matxcơva vì cần phải duy trì quan hệ với cả hai bên và các cuộc họp với Hamas là để giải phóng con tin ở Gaza. Tuy nhiên, phía Hamas lại có tường trình khác về nội dung cuộc họp. Hãng tin RIA của Nhà nước Nga cho biết “Hamas ca ngợi nỗ lực của Nga trong việc chấm dứt hành động được gọi là “tội ác của Israel được phương Tây ủng hộ”. Ngay sau cuộc họp, Hamas thông báo đang tìm kiếm 8 con tin mà Nga yêu cầu trả tự do “bởi vì chúng tôi coi Nga là bạn thân nhất của mình”, theo như nhận định của Abu Marzouk, một lãnh đạo cấp cao của Hamas.  

Nga cũng không lên án, không gọi cuộc tấn công của Hamas là khủng bố, mà thay vào đó quan chức Nga kêu gọi hai bên ngừng bắn và khẳng định ủng hộ đối với Nhà nước Palestine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích các cuộc oanh kích của Israel vào Gaza là « trái với luật pháp quốc tế ». Tổng thống Nga Vladimir Putin so sánh việc Israel bao vây, phong tỏa Gaza, giống như cuộc bao vây Leningrad của Đức Quốc xã trong Đệ Nhị Thế Chiến, (một trong những sự kiện đau thương nhất lịch sử Nga, khiến hàng trăm ngàn thường dân Nga thiệt mạng). Các quan chức khác thì cho rằng đã đến lúc Nga phải xem xét lại quan hệ với Israel. Trên Telegram, nghị sĩ Quốc Hội Nga Andrei Gurulev đặt câu hỏi “ai là đồng minh của Israel, là Hoa Kỳ. Vậy ai là đồng minh của Iran và thế giới Hồi giáo ? là Nga.”    

Nga được hưởng lợi gì từ cuộc xung đột ở Israel – Hamas  

Theo tạp chí Time, trong lúc Nga gặp khó khăn tại chiến trường ở Ukraina, các nhà tuyên truyền tại điện Kremlin hy vọng rằng tình trạng bất ổn ở Trung Đông có thể chuyển hướng sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraina, và điều này giúp Nga dễ dàng kiểm soát các khu vực ở Ukraina. Mặc dù Hoa Kỳ khẳng định có khả năng hỗ trợ cùng lúc cả Israel và Ukraina, tuy nhiên, theo trang Axios, Lầu Năm Góc đã quyết định hỗ trợ Israel hàng chục nghìn quả đạn 155mm trong khi số vũ khí này vốn là để viện trợ cho Ukraina.   

Nhà phân tích Konstantin Pachalyuk, nhà khoa học chính trị Nga, định cư ở Israel, khi trả lời Deutsche Welle (DW) cho rằng, các nhà tuyên truyền của điện Kremlin có thể nhân cơ hội này « gây ra hoang mang » trong công luận Nga. Tuyên truyền của Nga muốn chỉ ra rằng, « trong khi tất cả mọi người đang cáo buộc Nga xâm lược Ukraina, nhưng những gì mà Israel làm còn tồi tệ hơn và Hoa Kỳ không làm được gì cả ». Hơn nữa, Nga có lẽ cũng muốn cho thấy mối quan hệ chặt chẽ với thế giới Hồi giáo, mà trên thực tế, Matxcơva không còn bất cứ ảnh hưởng rõ rệt nào ở Syria, Ai Cập hay Iran. Do đó, Nga muốn thế giới Ả Rập thấy rằng tất cả những người Hồi giáo sống ở Nga đều ủng hộ người Palestine. 

Về phía Hamidreza Azizi, theo chuyên gia về quan hệ Iran-Nga tại Viện An ninh và Quốc tế Đức, được Time trích dẫn, “Nga đã đưa ra lựa chọn chiến lược đứng về phe nào ở Trung Đông và đó không phải là Israel”. Phản ứng của Nga trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel phản ánh mong muốn thắt chặt quan hệ giữa Maxcơva và Tehran cũng như với các đồng minh của Iran trong khu vực, bao gồm cả Hamas. Bởi vì Iran là “kẻ thù không đội trời chung của Israel”, là một trong những nhà cung cấp vũ khí chính trong cuộc chiến xâm lược ở Ukraina.  

Vì sao Nga không muốn can thiệp sâu vào cuộc xung đột ? 

Cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 07/10 đã khiến Nga rơi vào thế khó. Mặc dù Matxcơva đã nhanh chóng chỉ trích cuộc trả đũa của Israel vào Gaza, nhưng Nga vẫn chưa sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Israel. Cuộc xung đột Israel- Hamas chưa có dấu hiệu dịu xuống, theo tạp chí Time, Nga có lẽ vẫn hy vọng những ủng hộ của Mỹ và đồng minh dành cho Ukraina sẽ ở vị trí thứ yếu.  

Vụ bạo loạn tại sân bay Makhachkala ở Dagestan, trên thực tế, cho thấy là điện Kremlin đang gặp khó khăn trong việc bảo đảm an ninh của các vùng trong nước và điều này tác động tiêu cực đến sự ổn định về mặt chính trị ở Nga. Do đó Nga cần phải cẩn trọng. 

Nếu như Nga tăng cường hỗ trợ Hamas, không chỉ bằng lời nói mà hành động, thì Nga có thể sẽ phải trả giá bằng việc quan hệ với Israel xấu đi. Nga có lẽ biết ơn Israel vì không hỗ trợ quân sự cho Ukraina , hơn nữa, cả Tel Aviv và Matxcơva vẫn duy trì liên lạc về các hoạt động quân sự ở Syria.   

Tuy nhiên, nếu xung đột lan rộng ra ngoài Israel và Gaza thì Nga cũng có thể phải đối mặt với những rủi ro. Theo các nhà phân tích, Nga muốn duy trì hiện diện quân sự ở Syria và không gửi thêm quân đến khu vực này vì như vậy sẽ làm gia tăng áp lực đối với quân đội Nga, vốn đang khó khăn.  

Về mặt kinh tế, Nga cũng khó có thể được hưởng lợi từ cuộc xung đột ở châu Âu trừ khi giá dầu tăng. Tuy nhiên, theo Deutsche Welle, giá dầu hiện đang giảm « vì không quốc gia dầu mỏ nào ở Trung Đông sẵn sàng tham chiến ».  

Ngoài ra, theo trang Deutsche Welle, điều này còn tác động đến lập trường ủng hộ Nga tại Israel, khi một phần ba dân số ở Israel nói tiếng Nga, là những người nhập cư từ Nga hoặc có liên hệ với Nga. Theo nhà nghiên cứu về Trung Đông, Ruslan Suleymanov, nhiều người Israel nói tiếng Nga vẫn tỏ ra ủng hộ Nga ngay cả sau chiến tranh Ukraina, « nhưng hiện họ đang ngày càng cảm thấy quan ngại ». 


************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI
Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI

(Reuters) - Nhà Trắng chuẩn bị cho cuộc gặp Joe Biden-Tập Cận Bình. Ngày 31/10/2023, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết nhóm cố vấn của nguyên thủ hai nước đã thống nhất một thỏa thuận nguyên tắc về cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 11 tại San Francisco, nhân diễn đàn APEC. Trong một thông cáo cùng ngày, Nhà Trắng cho biết nguyên thủ Mỹ « muốn có một cuộc trao đổi mang tính xây dựng » với chủ tịch Trung Quốc.

(AFP) - Đài Loan phát hiện 43 chiến đấu cơ Trung Quốc bay quanh hòn đảo trong 24 giờ. Trong thông cáo ngày 01/11/2023, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết, trong số đó, có « 37 chiến đấu đã vượt qua đường ranh giới và thâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở tây nam và đông nam Đài Loan ». Ngoài ra, Đài Loan cũng phát hiện 7 tầu chiến Trung Quốc hoạt động quanh hòn đảo trong cùng thời điểm.

(AFP) - Mỹ bắt ba người Nga bị tình nghi chuyển giao linh kiện quân sự tìm thấy ở Ukraina. Một cặp vợ chồng song tịch Nga-Canada sống ở Montréal và một người đàn ông song tịch Nga-Tajikistan sống ở Brooklyn đã bị bắt tại New York vì bị tình nghi trong năm 2022-2023 đã gửi « ra chiến trường Nga hơn 300 kiện linh kiện bị cấm với tổng trị giá khoảng 10 triệu đô la ». Trong thông cáo tối 31/10/2023, Viện công tố liên bang tại Brooklyn cho biết « hơn 1,1 triệu đô la lợi nhuận đã được tịch thu hôm nay (31/10) trong nhiều tài khoản ngân hàng » ở Mỹ. Ba người này được cho là đã sử dụng hai công ty có trụ sở ở Brooklyn để mua linh kiện điện tử, sau đó gửi lậu sang Nga.

(Reuters) - Một tỷ phú Nga bị bắt giữ để thẩm vấn ở Pháp. Ông Alexey Kuzmichev, nằm trong danh sách những người Nga bị trừng phạt vào tháng 03/2022 của Liên Hiệp Châu Âu sau khi Nga xâm lược Ukraina, đã bị bắt tại khu nghĩ dưỡng Riviera ở thành phố Saint-Tropez, miền nam Pháp. Ngày 31/10/2023, văn phòng Cơ quan Công tố Tài chính Pháp cho biết nhà riêng của tỷ phú tại Paris và tỉnh Var (miền nam Pháp) đã bị khám xét hôm 30/10 trong khuôn khổ cuộc điều tra trốn thuế, rửa tiền và vi phạm lệnh trừng phạt. Năm 2022, hải quan Pháp đã thu giữ du thuyền La Petite Ourse dài 27 mét của nhà tài phiệt, một trong những cổ đông chính của ngân hàng Nga Alfa.

(AFP) - Bolivia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Lý do được chính quyền La Paz đưa ra hôm 31/10/2023 đưa ra là do Israel tấn công ồ ạt dải Gaza để trả đũa vụ tấn công của Hamas ngày 07/10. Cũng trong ngày 31/10, Chilê thông qua đường ngoại giao phản đối « những vi phạm không thể chấp nhận được về nhân quyền của Israel ở dải Gaza ».

(AFP) - Ba Lan : Thư viện Đại học Vacxava bị mất trộm khoảng 80 quyển sách cổ Nga xuất bản thế kỷ 19. Giám đốc thư viện Anna Wolodko đã bị sa thải, theo thông báo ngày 31/10/2023 của đại học. Quyết định được đưa ra sau khi « có vài chục tài sản đã bị mất trộm » trong thư viện. Một trong số độc giả đã để lại bìa sách và các bản copy thay vì các bản cổ. Thông cáo của thư viện cũng cho biết là « kiểu sách này thường nằm trong danh mục sách bán đấu giá hoặc được bán trong các cửa hàng đồ cổ trên thị trường Nga ».

(AP) - Mỹ trừng phạt một tập đoàn dầu khí Nhà nước Miến Điện. Bộ Tài Chính Mỹ ngày hôm qua, 31/10/2023 cho biết đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào tập đoàn dầu khí Myanma Oil and Gas Enterprise MOGE thuộc sở hữu nhà nước của Miến Điện, một đối tác liên doanh trong tất cả các dự án khí đốt ngoài khơi và là nguồn cung cấp tiền mặt quan trọng cho chính quyền quân sự. Các biện pháp trừng phạt MOGE sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12.

 (AFP) - Miền tây bắc nước Pháp chuẩn bị đón một trận bão lớn. Cơ quan khí tượng Pháp hôm nay 01/11/2023, thông báo, trận bão mang tên Ciaran sẽ đổ vào khu vực phía tây bắc nước Pháp kể từ tối nay, với sức gió có thể lên đến 170 km/giờ. Ba tỉnh Finistère, Côtes-d'Armor và Manche đã được đặt trong tình trạng báo động đỏ, mức cao nhất về sức gió. Tổng cộng có 17 tỉnh trên đường đi của bão được đặt trong tình trạng báo động cam, mức thấp hơn về gió mạnh, mưa lũ, hay sóng cao.

 (AFP) - Ả Rập Xê Út trở thành nước duy nhất đăng cai tổ chức Cúp Bóng Đá Thế Giới 2034. Hôm qua, 31/10/2023 là hạn chót để các quốc gia đăng ký tham dự cuộc đua giành quyền tổ chức World Cup 2034. Trong danh sách chuẩn ứng viên còn hai nước Úc và Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, vào giờ chót, Úc loan báo bỏ cuộc, giúp cho Ả Rập Xê Út trở thành ứng viên duy nhất. Ngay sau thông báo của Úc, Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Tế FIFA xác nhận Ả Rập Xê Út là quốc gia ứng cử viên duy nhất đăng cai World Cup 2034.


*************
rfi.fr

Bắc Triều Tiên đóng cửa hàng loạt sứ quán tại nhiều nơi trên thế giới

Trọng Nghĩa

Theo nhiều nguồn tin từ báo chí và từ giới chuyên gia, được hãng tin Anh Reuters ngày hôm nay 01/11/2023 trích dẫn, chính quyền BắcTriều Tiên chuẩn bị đóng cửa hơn một chục cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước, trong đó có các cơ sở ở Tây Ban Nha, Hồng Kông và một số quốc gia châu Phi. Tổng cộng Bình Nhưỡng sẽ đóng cửa gần 25% số cơ quan đại diện trên thế giới.

Đăng ngày:

2 phút

Lối vào đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Roma, Ý.
Lối vào đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại Roma, Ý. Alberto PIZZOLI / AFP

Theo hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA hôm 30/10, các đại sứ Bắc Triều Tiên tại Angola và Uganda vào tuần trước đã đến chào tạm biệt các nhà lãnh đạo những nước này. Truyền thông địa phương ở cả hai nước châu Phi nói trên cũng đưa tin về việc đại sứ quán Bắc Triều Tiên đóng cửa. Angola và Uganda đã thiết lập bang giao với Bình Nhưỡng từ những năm 1970, duy trì hợp tác quân sự và cung cấp cho Bắc Triều Tiên các nguồn ngoại tệ hiếm hoi, chẳng hạn thông qua các dự án xây dựng tượng.

Còn theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên cũng sẽ đóng cửa đại sứ quán ở Tây Ban Nha, và cơ quan đại diện Bắc Triều Tiên ở Ý sẽ kiêm nhiệm Tây Ban Nha. Một bức thư đề ngày 26/10 trên trang web của đảng Cộng Sản Tây Ban Nha tiết lộ rằng đại sứ quán Bắc Triều Tiên tại nước Liên Âu này đã thông báo đóng cửa.

Theo ông Chad O'Carroll – nhà sáng lập trang NK News, chuyên về tin tức liên quan đến Bắc Triều Tiên – việc Bình Nhưỡng đóng cửa các cơ quan đại diện như trên có thể tạo tiền đề cho "một trong những chuyển đổi chính sách đối ngoại lớn nhất của Bắc Triều Tiên trong nhiều thập niên”. Bộ Thống Nhất Hàn Quốc hôm nay cho rằng Bắc Triều Tiên bị hạn chế nguồn thu ngoại tệ do các lệnh trừng phạt quốc tế.

Theo bộ Thống Nhất Hàn Quốc, cho đến nay Bắc Triều Tiên có quan hệ chính thức với 159 quốc gia, nhưng chỉ có 53 cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken công du Hàn Quốc

Về quan hệ Mỹ-Hàn, bộ Ngoại Giao Hàn Quốc hôm nay 01/11/2023 cho biết: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến thăm Hàn Quốc trong hai ngày kể từ Thứ Tư tuần tới (08/11) để thảo luận "trên phạm vi rộng" về mọi hồ sơ, trong đó có vấn đề có vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Đây sẽ là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của ông Blinken kể từ tháng 3 năm 2021.


***********
voatiengviet.com

Nhóm sơ tán đầu tiên rời Gaza đến Ai Cập

Reuters

Một nhóm dân sự sơ tán đầu tiên từ Gaza đã đến Ai Cập theo thỏa thuận do Qatar làm trung gian ngày 1/11 trong khi lực lượng Israel ném bom vùng đất Palestine từ đất liền, trên biển và trên không trong cuộc tấn công chống lại các phần tử hiếu chiến Hamas.

Một vụ nổ khác làm rung chuyển Jabalia, trại tị nạn lớn nhất ở Gaza, trong ngày 1/11, một ngày sau khi các quan chức y tế Palestine cho biết một cuộc không kích của Israel đã giết chết khoảng 50 người và làm bị thương 150 người trong khi Israel nói họ đã giết chết một chỉ huy Hamas trong vụ tấn công.

Hiện chưa có thông tin về thương vong nhưng cảnh quay video cho thấy khói cuồn cuộn bao trùm khu trại và người dân đang lục lọi đống đổ nát và mang những người bị thương đi.

“Đó là một vụ thảm sát”, một nhân chứng tại hiện trường mà các nhân chứng nói là cuộc không kích của Israel ở quận Fallujah của khu trại lớn ở khu đô thị mở rộng phía bắc Gaza.

Trong một diễn biến riêng biệt, người Palestine cho biết một quả bom đã rơi trúng một bệnh viện mắt ở thành phố Gaza ngày 1/11, gây ra hỏa hoạn, mặc dù không có thông tin chi tiết ngay lập tức về thương vong hoặc mức độ thiệt hại.

Những người được sơ tán đến Ai Cập đã mắc kẹt ở Gaza kể từ khi bắt đầu cuộc chiến hơn ba tuần trước. Họ được đưa qua cửa khẩu biên giới Rafah và một nguồn tin ở biên giới cho biết họ được kiểm tra an ninh ở phía Ai Cập.

Ba nguồn tin Ai Cập và một quan chức Palestine nói, nhóm này bao gồm ít nhất 320 người mang hộ chiếu nước ngoài và một số cư dân Gaza bị thương nặng, những người được hưởng lợi đầu tiên từ thỏa thuận được môi giới giữa Ai Cập, Israel và Hamas.

Một nguồn tin ngoại giao được báo cáo về kế hoạch của Ai Cập cho biết khoảng 7.500 người mang hộ chiếu nước ngoài sẽ được sơ tán khỏi Gaza trong khoảng hai tuần, đồng thời nói thêm rằng sân bay Al Arish sẽ sẵn sàng để đưa người dân ra ngoài. Các nhà ngoại giao nói những người nước ngoài sơ tán ban đầu dự kiến sẽ di chuyển bằng đường bộ đến Cairo và bay ra khỏi đó.

Ông Tor Wennesland, đặc phái viên hòa bình Trung Đông của Liên hiệp quốc, nói trên mạng xã hội X: “Một bước quan trọng theo đúng hướng mà chúng tôi cần phải tiếp tục phát huy”, đồng thời ca ngợi việc mở cửa Rafah cho những người sơ tán đầu tiên.

Người dân Palestine cho biết, bất chấp bước đột phá trên mặt trận nhân đạo, máy bay chiến đấu, tàu hải quân và pháo binh của Israel vẫn oanh tạc Gaza suốt đêm, gây thêm nhiều thương vong cho dân thường.

Các bệnh viện phải vật lộn để đối phó trong bối cảnh phải đóng cửa do thiếu nhiên liệu. Israel đã từ chối cho các đoàn xe nhân đạo đi vào vùng đất tan hoang với lý do lo ngại đoàn xe sẽ được chuyển hướng đến các chiến binh Hamas.

Israel đã phái lực lượng mặt đất tới Gaza do Hamas cai trị sau nhiều tuần không kích và pháo kích nhằm trả đũa cuộc tấn công xuyên biên giới của nhóm Hồi giáo này vào miền nam Israel vào ngày 7/10.

Israel thề sẽ tiêu diệt Hamas. Tuy nhiên, số dân thường thiệt mạng ở Gaza và điều kiện nhân đạo bi đát đã gây ra mối lo ngại trên toàn thế giới khi lương thực, nhiên liệu, nước uống và thuốc men đang cạn kiệt.

Jordan, một trong số ít các quốc gia Ả Rập đã bình thường hóa quan hệ với Israel, ngày 1/11 cho biết họ sẽ rút đại sứ của mình khỏi Tel Aviv cho đến khi Israel chấm dứt cuộc tấn công vào Gaza.

Chờ ở biên giới

Ông Nahed Abu Taeema, giám đốc Bệnh viện Nasser ở Dải Gaza, nói với Reuters rằng 19 bệnh nhân bị thương nặng từ bệnh viện của ông sẽ nằm trong số 81 người được sơ tán đến Ai Cập.

Ông Abu Taeema nói: “Những bệnh nhân này đòi hỏi những ca phẫu thuật tiên tiến không thể thực hiện được ở đây vì thiếu năng lực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em”.

Một quan chức phương Tây nói danh sách những người có hộ chiếu nước ngoài có thể rời Gaza đã được thống nhất giữa Israel và Ai Cập. Một quan chức Israel xác nhận Israel đang phối hợp các lối ra với Ai Cập.

Các nguồn tin y tế cho biết Ai Cập đã chuẩn bị một bệnh viện dã chiến ở Sheikh Zuwayed. Xe cứu thương đang đợi ở Rafah.

Nguồn tin đầu tiên cho biết thỏa thuận này không liên quan đến các vấn đề khác, chẳng hạn như thả khoảng 240 con tin bị Hamas bắt giữ kể từ vụ tấn công ngày 7/10, hay “tạm ngưng bắn nhân đạo” trong cuộc giao tranh mà nhiều quốc gia đã kêu gọi mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bác bỏ.

Israel cho biết cuộc tấn công trên bộ gây sốc của Hamas vào miền nam Israel vào ngày 7/10 đã khiến khoảng 300 binh sĩ và 1.100 dân thường thiệt mạng.

Bộ Y tế Gaza nói ít nhất 8.796 người Palestine ở Gaza, trong đó có 3.648 trẻ em, đã thiệt mạng vì các cuộc tấn công của Israel kể từ đó.

Thương vong của Israel

Quân đội Israel cho biết cuộc tấn công ngày 31/10 vào trại tị nạn Jabalia đã giết chết hàng chục phần tử hiếu chiến Hamas và Ibrahim Biari, một chỉ huy Hamas mà họ cho là có vai trò then chốt trong việc tổ chức cuộc tấn công ngày 7/10.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Josep Borrell nói ông kinh hoàng trước số lượng thương vong cao ở Jabalia và ông kêu gọi tất cả các bên tôn trọng “luật chiến tranh và nhân đạo...”

Quân đội Israel cho biết Hamas đã cài các chiến binh của họ trong các khu dân cư đông đúc và sử dụng những khu này làm vỏ bọc cho các sở chỉ huy và địa điểm chứa vũ khí.

Quân đội Israel cho biết 15 binh sĩ Israel đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở Gaza hôm 31/10 sau khi người thân của họ được thông báo, đây là tổn thất lớn nhất trong một ngày kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công.

“Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến khó khăn”, ông Netanyahu nói. “Tôi hứa với mọi công dân Israel: Chúng tôi sẽ hoàn thành công việc. Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến tới cho đến chiến thắng.”

Các vụ bắn rốc-két xuyên biên giới của Hamas vẫn tiếp tục diễn ra, với còi báo động vang lên trong các cộng đồng miền nam Israel cũng như các thành phố cảng Ashkelon và Ashdod ở Địa Trung Hải.

Đêm qua, lực lượng mặt đất của Israel đã đụng độ với các chiến binh của Hamas và các nhóm khác ở các khu vực phía bắc, phía nam và phía đông của Gaza - một phần của một loạt các cuộc tấn công dường như nhằm mục đích gia tăng thắng lợi hơn là một cuộc xâm lược toàn diện.

Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Paltel cho biết các dịch vụ liên lạc và internet lại bị cắt ở Gaza vào ngày 1/11.

Bạo lực - tồi tệ nhất trong nhiều năm chiến tranh lẻ tẻ - nổ ra vào thời điểm mà nguyện vọng của người Palestine về một nhà nước độc lập và chấm dứt sự chiếm đóng của Israel khó có thể thực hiện được.

Các cuộc đàm phán hòa bình giờ chỉ còn là ký ức xa vời và chính phủ cánh hữu của ông Netanyahu đã mở rộng các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây. Israel coi Hamas, nhóm đã thề sẽ tiêu diệt nhà nước Do Thái, là một mối đe dọa hiện hữu.


***********
voatiengviet.com

Tình hình ở Gaza leo thang, Ngoại trưởng Mỹ trở lại Israel

VOA News

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ tới Israel và Jordan ngày 2/11 trong lúc Israel tăng cường tấn công trả đũa vào các mục tiêu của Hamas ở Gaza.

Sau đó, ông Blinken tiếp tục tới Nhật Bản vào tuần tới để tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao G7 tại Tokyo, sau đó là các chuyến thăm Hàn Quốc và Ấn Độ.

Đây là chuyến đi thứ hai của ông Blinken tới Israel kể từ vụ tấn công chết người của Hamas vào ngày 7/10. Hoa Kỳ đã hỗ trợ Israel trong cuộc chiến chống lại các phần tử hiếu chiến Hamas và tạo điều kiện viện trợ nhân đạo cho người Palestine ở Gaza.

Bộ Y tế Gaza do Hamas điều hành cho biết các cuộc không kích của Israel đã giết chết hơn 8.500 người, gây ra sự phẫn nộ lan rộng trong khu vực và trên thế giới.

Hoa Kỳ đã kêu gọi Israel tôn trọng luật nhân đạo quốc tế trong khi bảo vệ công dân của mình và chống lại các cuộc tấn công của Hamas.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Israel Isaac Herzog hôm 31/10, ông Blinken “nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa khả thi để giảm thiểu thiệt hại cho dân thường”.

Cả hai cũng thảo luận về những nỗ lực tiếp tục để đưa hơn 200 con tin bị Hamas bắt về nhà và nhu cầu cấp thiết phải tăng “tốc độ và khối lượng hỗ trợ nhân đạo” vào Gaza để phân phối cho dân thường Palestine.

Trong một cuộc điện đàm riêng vào tối 31/10, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Quốc vương Jordan Abdullah II đã tuyên bố cam kết chung nhằm tạo điều kiện tăng cường và duy trì việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cứu mạng cho dân thường ở Gaza và nối lại các dịch vụ thiết yếu.

Theo Tòa Bạch Ốc, họ cũng đồng ý rằng điều quan trọng là phải đảm bảo người Palestine không bị buộc phải thất tán bên ngoài Gaza.

Khi ở Tel Aviv vào ngày 3/11, ông Blinken sẽ gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các thành viên khác của chính phủ Israel.

Ông Blinken đã nói với các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ rằng Chính quyền Palestine nên giành lại quyền kiểm soát Dải Gaza từ tay Hamas, lực lượng đã cai trị lãnh thổ này từ năm 2007.

Ông Blinken nói khi điều trần trước Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện Hoa Kỳ: “Tại một thời điểm nào đó, điều hợp lý nhất sẽ là một Chính quyền Palestine hiệu quả và được hồi sinh sẽ có quyền quản lý và cuối cùng là trách nhiệm về an ninh đối với Gaza”.


***********

Dân Trung Quốc đại lục thích di cư tới Hong Kong vì ‘tự do hơn’

AP

Cuộc di cư của hàng chục nghìn người có nghề nghiệp chuyên môn ra khỏi Hong Kong bởi chiến dịch đàn áp các quyền tự do dân sự đang được bù đắp bởi những người mới đến: cư dân Trung Quốc đại lục thích chuyển tới sinh sống tại thuộc địa cũ của Anh.

Trung tâm tài chính châu Á đã thu hút hàng chục nghìn đơn xin thị thực từ Trung Quốc đại lục theo Chương trình Top Talent Pass, một chương trình được triển khai vào cuối năm 2022 nhằm thu hút những người có nghề nghiệp chuyên môn có thu nhập cao và sinh viên tốt nghiệp đại học hàng đầu toàn cầu từ khắp nơi trên thế giới, mặc dù cứ 10 người thì có 9 người được cấp visa đến từ Trung Quốc.

Đối với người Trung Quốc đại lục, các thuộc tính độc đáo của Hong Kong - chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và truy cập internet rộng rãi hơn, bầu không khí quốc tế, văn hóa làm việc ít áp bức hơn và một xã hội nơi năng lực phần lớn lấn át các mối quan hệ - đã tạo nên sự khác biệt, theo các cuộc phỏng vấn của AP với 20 người Trung Quốc đại lục được cấp visa.

Một số người, như anh Wu, một người có chuyên môn về tài chính ở độ tuổi 20, coi việc chuyển đến Hong Kong sinh sống là một cách để có được tự do và an ninh cao hơn. Anh Wu, người được yêu cầu chỉ nêu họ vì sợ chính phủ trả thù, cho biết anh cảm thấy hoảng sợ khi bị mắc kẹt trong các lệnh phong tỏa khó lường ở Bắc Kinh giữa đại dịch COVID-19.

Anh đã muốn tham gia một cuộc biểu tình chống lại các hạn chế nghiêm ngặt về COVID-19 của Trung Quốc, nhưng thay vào đó anh ấy đã chọn phương án “chạy”, một cách nói uyển chuyển của người Trung Quốc để chỉ việc di cư đã trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch. Anh ấy chuyển đến Hong Kong vào mùa hè.

“Hiện tại, đây là chiếc thuyền cứu sinh của tôi,” anh nói.

Không gian tự do cho sự bất đồng chính kiến của công chúng đã bị thu hẹp ở Trung Quốc trong những năm gần đây dưới thời lãnh đạo Tập Cận Bình. Mặc dù đã bị xói mòn dưới các cuộc đàn áp sau khi áp dụng luật an ninh quốc gia năm 2020, Hong Kong vẫn có các quyền tự do dân sự kiểu phương Tây phản ánh lịch sử vùng đất này như một thuộc địa cũ. Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc hứa sẽ để khu vực bán tự trị Hong Kong giữ những quyền tự do đó trong 50 năm sau khi khu vực này được trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.

Anh Wu nói rằng anh chia sẻ với nhiều người dân Hong Kong mong muốn tự do ngôn luận. Anh cũng mừng vì Hong Kong có ít người theo chủ nghĩa dân tộc trung thành so với ở Bắc Kinh, thường được gọi là “những chú bé hồng”. Anh thích khả năng tự do chuyển tiền của mình sang các quốc gia khác và có thể truy cập Internet mà không cần phải sử dụng VPN để vượt qua sự kiểm duyệt phổ biến ở Trung Quốc đại lục.

Kể từ khi chính phủ Hong Kong ban hành luật an ninh quốc gia, cho rằng cần phải khôi phục sự ổn định sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ vào năm 2019, nhiều nhà hoạt động hàng đầu của thành phố đã bị truy tố. Hàng chục nhóm xã hội dân sự đã bị giải tán và các cơ quan truyền thông trực ngôn như Apple Daily và Stand News buộc phải đóng cửa.

Những thay đổi chính trị đó, cùng với các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ ở Hong Kong nhanh hơn ở đại lục, đã góp phần khiến dân số Hong Kong giảm từ 7,5 triệu vào giữa năm 2019 xuống còn 7,3 triệu vào giữa năm 2022. Các công ty và ngân hàng quốc tế cũng đang chuyển đi nơi khác.

Không rõ có bao nhiêu người Hong Kong đã rời đi vĩnh viễn và bao nhiêu người ra đi chủ yếu là do bầu không khí chính trị. Nhưng hơn 123.800 người đã chuyển đến Anh và hàng ngàn người khác đã có được quyền thường trú tại Canada theo các chính sách đặc biệt dành cho người đến từ Hong Kong sau khi luật an ninh có hiệu lực.

Chương trình thu hút nhân tài Top Talent Pass nhằm giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám: Theo bộ di trú, khoảng 37.000 đơn đăng ký từ Trung Quốc đại lục đã được phê duyệt. Không rõ có bao nhiêu người đã đến Hong Kong, nơi có khoảng 135.000 người Trung Quốc đại lục đã cư trú ở đó dưới bảy năm tính đến năm 2021, trước khi chương trình được triển khai. Nhiều người khác đã trở thành thường trú nhân sau khi ở lại thành phố hơn bảy năm: gần một phần ba cư dân thành phố sinh ra ở các vùng khác của Trung Quốc và Đài Loan tự trị, mặc dù hầu hết những người này đã chuyển đến Hong Kong từ nhiều năm trước.

Anh Zhang Guanwei, 22 tuổi, mới tốt nghiệp, cho biết anh đã từ chối một số lời mời làm việc ở Trung Quốc đại lục để làm nhà phát triển phần mềm ở Hong Kong, nhằm thoát khỏi văn hóa làm việc “996” khét tiếng của Trung Quốc, trong đó nhân viên thường làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần.

Anh Zhang đã trải qua lối sống tham công tiếc việc tương tự trong thời gian thực tập và anh rất vui vì công việc ở Hong Kong chỉ yêu cầu anh phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều trong năm ngày một tuần. Điều đó cho phép anh ấy có thời gian rảnh để đi bộ đường dài và giao lưu với bạn bè.

“Nếu công việc trở nên quá bận rộn, tôi cảm thấy việc kiếm tiền thật vô nghĩa”, anh nói.

Hầu hết những người đang ở độ tuổi trung niên được AP phỏng vấn cho biết họ phần lớn được thúc đẩy bởi các cơ hội giáo dục rộng lớn hơn ở Hong Kong dành cho con cái họ.

Bà Monica Wang, một nữ doanh nhân 39 tuổi đã được cấp thị thực, bị thu hút bởi quyền tự do ngôn luận của Hong Kong và hình ảnh thành phố này trong các bộ phim và chương trình truyền hình như một thành phố hiện đại với nhiều lối sống đa dạng. Khao khát lựa chọn nghề nghiệp mới, bà mong được chuyển đến Hong Kong từ thành phố Châu Hải gần đó.

Bà nói: “Tôi muốn nhìn thấy nhiều hơn về thế giới và tôi cũng hy vọng các con tôi có thể làm được điều đó”.

Hầu hết những người được AP phỏng vấn đều tỏ ra không nản lòng trước việc thu hẹp không gian dành cho bất đồng chính kiến và tự do ngôn luận ở Hong Kong, nơi vẫn được hưởng các quyền tự do rộng rãi hơn những gì có thể tìm thấy ở bên kia biên giới ở Trung Quốc đại lục. Bà Wang cho biết bà xem luật an ninh là cách giúp thành phố an toàn hơn.

Ông Simon Lee, một thành viên danh dự tại Viện Kinh doanh Châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Trung Quốc Hong Kong, cho biết mặc dù những người mới đến có thể làm giảm tình trạng chảy máu chất xám trong một số lĩnh vực như tài chính, nhưng họ có thể không bù đắp hoàn toàn cho sự mất mát nhân tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông nói, ngành y tế đã mất đi một số chuyên gia “khá có kinh nghiệm” và không thể dễ dàng thay thế bằng những bác sĩ chưa được đào tạo tại địa phương.

Các chuyên gia không chắc chắn làn sóng người Trung Quốc đại lục có thể định hình tương lai của thành phố như thế nào do sự tương tác năng động giữa những người mới đến và người bản địa Hong Kong. Mặc dù không phải tất cả những người mới đến đều có thể nói tiếng Quảng Đông - tiếng mẹ đẻ của nhiều người Hong Kong - một số người trong số họ có thể đảm bảo việc làm nhanh chóng vì tiếng Quan Thoại đã trở thành ngôn ngữ ngày càng phổ biến tại Hong Kong sau cuộc chuyển giao năm 1997.

Hong Kong đã thu hút người di cư từ phần còn lại của Trung Quốc kể từ khi đây còn là một làng chài cách đây nhiều thế kỷ, và trong khi nhiều người tị nạn chạy trốn nội chiến, nghèo đói hoặc chủ nghĩa cộng sản, thì nhiều người khác chỉ đơn giản đến để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn những gì họ có thể tìm thấy ở quê nhà.

Những yếu tố như vậy đang diễn ra trong cuộc sống của những người mới đến như anh Wu.

Anh cho biết anh nhận thấy những người bạn địa phương và giới truyền thông Hong Kong đã trở nên thận trọng hơn kể từ khi anh đến. Nếu chính phủ thắt chặt kiểm soát và bầu không khí chính trị trở nên quá ngột ngạt, anh Wu cho biết anh dự định sẽ cố gắng ở lại trong bảy năm cần thiết để có được quyền thường trú. Sau đó, anh ấy nói, “khả năng cao là tôi sẽ rời đi”.


***********
voatiengviet.com

Dân Trung Quốc đại lục thích di cư tới Hong Kong vì ‘tự do hơn’

AP

Cuộc di cư của hàng chục nghìn người có nghề nghiệp chuyên môn ra khỏi Hong Kong bởi chiến dịch đàn áp các quyền tự do dân sự đang được bù đắp bởi những người mới đến: cư dân Trung Quốc đại lục thích chuyển tới sinh sống tại thuộc địa cũ của Anh.

Trung tâm tài chính châu Á đã thu hút hàng chục nghìn đơn xin thị thực từ Trung Quốc đại lục theo Chương trình Top Talent Pass, một chương trình được triển khai vào cuối năm 2022 nhằm thu hút những người có nghề nghiệp chuyên môn có thu nhập cao và sinh viên tốt nghiệp đại học hàng đầu toàn cầu từ khắp nơi trên thế giới, mặc dù cứ 10 người thì có 9 người được cấp visa đến từ Trung Quốc.

Đối với người Trung Quốc đại lục, các thuộc tính độc đáo của Hong Kong - chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và truy cập internet rộng rãi hơn, bầu không khí quốc tế, văn hóa làm việc ít áp bức hơn và một xã hội nơi năng lực phần lớn lấn át các mối quan hệ - đã tạo nên sự khác biệt, theo các cuộc phỏng vấn của AP với 20 người Trung Quốc đại lục được cấp visa.

Một số người, như anh Wu, một người có chuyên môn về tài chính ở độ tuổi 20, coi việc chuyển đến Hong Kong sinh sống là một cách để có được tự do và an ninh cao hơn. Anh Wu, người được yêu cầu chỉ nêu họ vì sợ chính phủ trả thù, cho biết anh cảm thấy hoảng sợ khi bị mắc kẹt trong các lệnh phong tỏa khó lường ở Bắc Kinh giữa đại dịch COVID-19.

Anh đã muốn tham gia một cuộc biểu tình chống lại các hạn chế nghiêm ngặt về COVID-19 của Trung Quốc, nhưng thay vào đó anh ấy đã chọn phương án “chạy”, một cách nói uyển chuyển của người Trung Quốc để chỉ việc di cư đã trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch. Anh ấy chuyển đến Hong Kong vào mùa hè.

“Hiện tại, đây là chiếc thuyền cứu sinh của tôi,” anh nói.

Không gian tự do cho sự bất đồng chính kiến của công chúng đã bị thu hẹp ở Trung Quốc trong những năm gần đây dưới thời lãnh đạo Tập Cận Bình. Mặc dù đã bị xói mòn dưới các cuộc đàn áp sau khi áp dụng luật an ninh quốc gia năm 2020, Hong Kong vẫn có các quyền tự do dân sự kiểu phương Tây phản ánh lịch sử vùng đất này như một thuộc địa cũ. Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc hứa sẽ để khu vực bán tự trị Hong Kong giữ những quyền tự do đó trong 50 năm sau khi khu vực này được trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.

Anh Wu nói rằng anh chia sẻ với nhiều người dân Hong Kong mong muốn tự do ngôn luận. Anh cũng mừng vì Hong Kong có ít người theo chủ nghĩa dân tộc trung thành so với ở Bắc Kinh, thường được gọi là “những chú bé hồng”. Anh thích khả năng tự do chuyển tiền của mình sang các quốc gia khác và có thể truy cập Internet mà không cần phải sử dụng VPN để vượt qua sự kiểm duyệt phổ biến ở Trung Quốc đại lục.

Kể từ khi chính phủ Hong Kong ban hành luật an ninh quốc gia, cho rằng cần phải khôi phục sự ổn định sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ rầm rộ vào năm 2019, nhiều nhà hoạt động hàng đầu của thành phố đã bị truy tố. Hàng chục nhóm xã hội dân sự đã bị giải tán và các cơ quan truyền thông trực ngôn như Apple Daily và Stand News buộc phải đóng cửa.

Những thay đổi chính trị đó, cùng với các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ ở Hong Kong nhanh hơn ở đại lục, đã góp phần khiến dân số Hong Kong giảm từ 7,5 triệu vào giữa năm 2019 xuống còn 7,3 triệu vào giữa năm 2022. Các công ty và ngân hàng quốc tế cũng đang chuyển đi nơi khác.

Không rõ có bao nhiêu người Hong Kong đã rời đi vĩnh viễn và bao nhiêu người ra đi chủ yếu là do bầu không khí chính trị. Nhưng hơn 123.800 người đã chuyển đến Anh và hàng ngàn người khác đã có được quyền thường trú tại Canada theo các chính sách đặc biệt dành cho người đến từ Hong Kong sau khi luật an ninh có hiệu lực.

Chương trình thu hút nhân tài Top Talent Pass nhằm giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám: Theo bộ di trú, khoảng 37.000 đơn đăng ký từ Trung Quốc đại lục đã được phê duyệt. Không rõ có bao nhiêu người đã đến Hong Kong, nơi có khoảng 135.000 người Trung Quốc đại lục đã cư trú ở đó dưới bảy năm tính đến năm 2021, trước khi chương trình được triển khai. Nhiều người khác đã trở thành thường trú nhân sau khi ở lại thành phố hơn bảy năm: gần một phần ba cư dân thành phố sinh ra ở các vùng khác của Trung Quốc và Đài Loan tự trị, mặc dù hầu hết những người này đã chuyển đến Hong Kong từ nhiều năm trước.

Anh Zhang Guanwei, 22 tuổi, mới tốt nghiệp, cho biết anh đã từ chối một số lời mời làm việc ở Trung Quốc đại lục để làm nhà phát triển phần mềm ở Hong Kong, nhằm thoát khỏi văn hóa làm việc “996” khét tiếng của Trung Quốc, trong đó nhân viên thường làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần.

Anh Zhang đã trải qua lối sống tham công tiếc việc tương tự trong thời gian thực tập và anh rất vui vì công việc ở Hong Kong chỉ yêu cầu anh phải làm việc từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều trong năm ngày một tuần. Điều đó cho phép anh ấy có thời gian rảnh để đi bộ đường dài và giao lưu với bạn bè.

“Nếu công việc trở nên quá bận rộn, tôi cảm thấy việc kiếm tiền thật vô nghĩa”, anh nói.

Hầu hết những người đang ở độ tuổi trung niên được AP phỏng vấn cho biết họ phần lớn được thúc đẩy bởi các cơ hội giáo dục rộng lớn hơn ở Hong Kong dành cho con cái họ.

Bà Monica Wang, một nữ doanh nhân 39 tuổi đã được cấp thị thực, bị thu hút bởi quyền tự do ngôn luận của Hong Kong và hình ảnh thành phố này trong các bộ phim và chương trình truyền hình như một thành phố hiện đại với nhiều lối sống đa dạng. Khao khát lựa chọn nghề nghiệp mới, bà mong được chuyển đến Hong Kong từ thành phố Châu Hải gần đó.

Bà nói: “Tôi muốn nhìn thấy nhiều hơn về thế giới và tôi cũng hy vọng các con tôi có thể làm được điều đó”.

Hầu hết những người được AP phỏng vấn đều tỏ ra không nản lòng trước việc thu hẹp không gian dành cho bất đồng chính kiến và tự do ngôn luận ở Hong Kong, nơi vẫn được hưởng các quyền tự do rộng rãi hơn những gì có thể tìm thấy ở bên kia biên giới ở Trung Quốc đại lục. Bà Wang cho biết bà xem luật an ninh là cách giúp thành phố an toàn hơn.

Ông Simon Lee, một thành viên danh dự tại Viện Kinh doanh Châu Á-Thái Bình Dương của Đại học Trung Quốc Hong Kong, cho biết mặc dù những người mới đến có thể làm giảm tình trạng chảy máu chất xám trong một số lĩnh vực như tài chính, nhưng họ có thể không bù đắp hoàn toàn cho sự mất mát nhân tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông nói, ngành y tế đã mất đi một số chuyên gia “khá có kinh nghiệm” và không thể dễ dàng thay thế bằng những bác sĩ chưa được đào tạo tại địa phương.

Các chuyên gia không chắc chắn làn sóng người Trung Quốc đại lục có thể định hình tương lai của thành phố như thế nào do sự tương tác năng động giữa những người mới đến và người bản địa Hong Kong. Mặc dù không phải tất cả những người mới đến đều có thể nói tiếng Quảng Đông - tiếng mẹ đẻ của nhiều người Hong Kong - một số người trong số họ có thể đảm bảo việc làm nhanh chóng vì tiếng Quan Thoại đã trở thành ngôn ngữ ngày càng phổ biến tại Hong Kong sau cuộc chuyển giao năm 1997.

Hong Kong đã thu hút người di cư từ phần còn lại của Trung Quốc kể từ khi đây còn là một làng chài cách đây nhiều thế kỷ, và trong khi nhiều người tị nạn chạy trốn nội chiến, nghèo đói hoặc chủ nghĩa cộng sản, thì nhiều người khác chỉ đơn giản đến để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn những gì họ có thể tìm thấy ở quê nhà.

Những yếu tố như vậy đang diễn ra trong cuộc sống của những người mới đến như anh Wu.

Anh cho biết anh nhận thấy những người bạn địa phương và giới truyền thông Hong Kong đã trở nên thận trọng hơn kể từ khi anh đến. Nếu chính phủ thắt chặt kiểm soát và bầu không khí chính trị trở nên quá ngột ngạt, anh Wu cho biết anh dự định sẽ cố gắng ở lại trong bảy năm cần thiết để có được quyền thường trú. Sau đó, anh ấy nói, “khả năng cao là tôi sẽ rời đi”.


************
voatiengviet.com

Sản xuất ở châu Á suy giảm do tác động từ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc

Reuters

Các hãng xưởng châu Á trong tháng 10 đối mặt với áp lực ngày càng tồi tệ với hoạt động sản xuất ở Trung Quốc suy giảm trở lại, làm lu mờ triển vọng phục hồi của các nhà xuất khẩu lớn trong khu vực vốn đã bị căng thẳng do nhu cầu toàn cầu suy yếu và giá cả tăng cao.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của các trung tâm sản xuất chế tạo như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy hoạt động giảm sút trong khi Việt Nam và Malaysia cũng phải vật lộn với hậu quả ngày càng lan rộng từ nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống.

Chỉ số PMI sản xuất toàn cầu Caixin/S&P của Trung Quốc đã giảm từ 50,6 trong tháng 9 xuống 49,5 trong tháng 10, một cuộc khảo sát khu vực tư nhân hôm 1/11 cho thấy, một lần nữa xuống dưới ngưỡng 50,0 điểm – ngưỡng nằm giữa tăng trưởng và suy giảm.

Khảo sát của Trung Quốc tương đồng với một chỉ số PMI chính thức thể hiện sự bi quan hôm 31/10, cũng cho thấy hoạt động sản xuất suy giảm bất ngờ, gây ra nỗi hoài nghi về hy vọng mới được dấy lên về sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Nhìn chung, các hãng xưởng không có tinh thần trong tháng 10”, ông Vương Triết, kinh tế gia tại Tập đoàn Caixin Insight, nhận định về kết quả khảo sát của Trung Quốc “Nền kinh tế đã có dấu hiệu chạm đáy, nhưng nền tảng phục hồi chưa vững chắc. Nhu cầu yếu, nhiều bất trắc bên trong và bên ngoài vẫn còn đó, và kỳ vọng vẫn còn tương đối yếu”.

Tác động của nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang được cảm nhận ở các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi các hãng xưởng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ nền kinh tế khổng lồ ở châu Á.

Hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 10 đã giảm tháng thứ năm liên tiếp, chỉ số PMI của Ngân hàng Jibun cho thấy.

Điều này diễn ra một ngày sau khi số liệu chính thức thể hiện rằng sản lượng nhà máy của Nhật Bản tăng ít hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 9 do nhu cầu chậm lại đáng kể.

Các hãng sản xuất máy móc của Nhật như Fanuc và Murata Manufacturing gần đây đã báo cáo lợi nhuận yếu trong sáu tháng do nhu cầu chậm của Trung Quốc.

Hoạt động sản xuất của Hàn Quốc giảm tháng thứ 16 liên tiếp trong khi PMI của Đài Loan, Việt Nam và Malaysia cũng chỉ ra rằng hoạt động sản xuất tiếp tục giảm.

Hoạt động sản xuất của Ấn Độ trong tháng 10 cũng chậm lại tháng thứ hai liên tiếp do nhu cầu yếu hơn và chi phí nguyên liệu thô tăng đè nặng lên lòng tin của các doanh nghiệp.

“Chỉ số PMI tháng 10 của châu Á mới nổi nhìn chung đã quay trở lại tình trạng tăng trưởng âm, thậm chí sụt giảm hơn trước”, ông Shivaan Tandon, kinh tế gia về khu vực châu Á mới nổi tại Capital Economics cho biết.

“Triển vọng của ngành sản xuất-chế tạo trong khu vực vẫn ảm đạm trong ngắn hạn khi mức tồn kho cao và nhu cầu nước ngoài yếu sẽ khiến sản xuất suy giảm”.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng sự phục hồi yếu ớt của Trung Quốc và nguy cơ khủng hoảng bất động sản kéo dài có thể làm giảm hơn nữa triển vọng kinh tế của châu Á.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố hồi tháng trước, IMF đã đưa ra mức dự báo thấp hơn trước về tăng trưởng của châu Á trong năm, tới từ con số 4,4% đưa ra hồi tháng 4 xuống còn 4,2%, giảm so với dự báo tăng trưởng 4,6% cho cả năm nay.


***********

Tin tức thế giới 2-11: Israel tấn công trại tị nạn Palestine hai ngày liên tiếp


* Israel diệt chỉ huy đơn vị tên lửa chống tăng của Hamas
* Bộ trưởng tài chính Israel không muốn chuyển tiền thuế cho Palestine
* Mỹ phải nổ tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đường bay vì có lỗi kỹ thuật

Người đàn ông Palestine ôm đầu giữa nỗ lực đào bới tìm người sống sót sau cuộc tấn công trại tị nạn Jabalia (Gaza) của Israel hôm 31-10 - Ảnh: REUTERS

Người đàn ông Palestine ôm đầu giữa nỗ lực đào bới tìm người sống sót sau cuộc tấn công trại tị nạn Jabalia (Gaza) của Israel hôm 31-10 - Ảnh: REUTERS

Xung đột Israel - Hamas

* Israel tấn công trại tị nạn Jabalia hai ngày liên tiếp, diệt chỉ huy Hamas

Theo Hãng tin Reuters, ngày 1-11, quân đội Israel vừa triển khai cuộc tấn công thứ hai vào trại tị nạn Jabalia ở Dải Gaza trong hai ngày liên tiếp.

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố tiêm kích của mình đã tấn công một sở chỉ huy của phong trào Hồi giáo Hamas đặt trong trại Jabalia "dựa trên thông tin tình báo chính xác". Nhờ đó, cuộc tấn công đã tiêu diệt người đứng đầu đơn vị tên lửa chống tăng của Hamas, ông Muhammad A'sar.

"Hamas cố tình xây dựng hạ tầng của mình dưới, quanh và trong các tòa nhà dân sự, đe dọa có chủ đích người dân Gaza", thông báo của IDF viết.

Trước đó, ngày 31-10, IDF cũng đã tấn công trại Jabalia, tuyên bố diệt một chỉ huy Hamas khác. Hamas cho biết hai cuộc tấn công trên đã cướp đi mạng sống của ít nhất 195 người Palestine, 120 người còn mất tích dưới đống đổ nát và 777 người bị thương.

* Bộ trưởng Israel bất đồng vì thuế thu hộ người Palestine

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich tranh cãi gay gắt về việc trưng dụng tiền thuế thu hộ Chính quyền Palestine (PA) ở Bờ Tây.

Theo các văn bản ký kết, Bộ Tài chính Israel thay mặt PA thu thuế tại Bờ Tây và hằng tháng chuyển số tiền thu được cho phía đại diện Palestine.

Ông Gallant yêu cầu số tiền trên được chuyển đến cho PA ngay lập tức. Trên truyền hình quốc gia, ông tuyên bố: "Nguồn quỹ này nên được chuyển đi lập tức để sử dụng cho các cơ chế hoạt động của PA và các lĩnh vực PA đang giải quyết nhằm ngăn chặn khủng bố".

Ở chiều ngược lại, ông Smotrich chỉ trích quan điểm trên là "sai lầm nghiêm trọng".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Israel cho rằng khoản tiền này nên được sử dụng để trả lương công lập và những khoản chi chính phủ khác, đồng thời nhấn mạnh quan điểm người Palestine ở Bờ Tây ủng hộ cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7-10.

Fed không đổi lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố không thay đổi lãi suất trong buổi họp báo ngày 1-11 - Ảnh: REUTERS

Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố không thay đổi lãi suất trong buổi họp báo ngày 1-11 - Ảnh: REUTERS

Trong cuộc họp báo kết thúc kỳ họp chính sách ngày 1-11 (giờ địa phương), Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell thông báo tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 - 5,5% - cao nhất trong 22 năm qua.

Trước đó, Fed tăng lãi suất lên mức này trong kỳ họp tháng 7 và quyết định duy trì nó hồi tháng 9 do chưa thấy được kết quả của việc thắt chặt kinh tế.

20 tháng sau khi Fed bắt đầu các chính sách thắt chặt kinh tế mạnh bạo, ông Powell thừa nhận tình hình lạm phát ở Mỹ vẫn là một ẩn số và ngân hàng trung ương Mỹ cũng không biết liệu các chính sách tài chính đã đủ để khống chế lạm phát hay chưa.

Tuy vậy, chủ tịch Fed khẳng định vẫn sẵn sàng nâng lãi suất trong kỳ họp chính sách tiếp theo vào tháng 12.

Mỹ phóng thử thất bại tên lửa đạn đạo liên lục địa

Theo Hãng tin Reuters ngày 1-11, Không quân Mỹ đã thất bại trong việc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III khi phải kích nổ vũ khí này trên Thái Bình Dương.

Quyết định trên được đưa ra sau khi phát hiện hiện tượng bất thường trong quá trình phóng thử tên lửa từ căn cứ Lực lượng không gian Vandenberg ở bang California.

Bộ tư lệnh Không kích toàn cầu (AFGSC) thuộc Không quân Mỹ thông báo: "Hiện tượng bất thường là mọi diễn biến không lường trước trong việc phóng thử. Vì hiện tượng bất thường có thể đến từ nhiều lý do liên quan đến hệ điều hành hoặc thiết bị thử nên cần có sự phân tích cẩn thận để xác định nguyên nhân".

Trung Quốc đồng ý thảo luận kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trước thềm cuộc họp ngày 26-10 giữa quan chức ngoại giao hai nước - Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trước thềm cuộc họp ngày 26-10 giữa quan chức ngoại giao hai nước - Ảnh: AFP

Theo báo Wall Street Journal, Trung Quốc đã đồng ý trao đổi với Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân vào tuần sau.

Các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh việc tránh chạy đua vũ trang ba bên giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, các trao đổi sắp tới sẽ không dẫn đến việc bắt đầu đàm phán chính thức về việc giới hạn vũ khí hạt nhân.

Trước đó, trong chuyến công du Washington hồi cuối tháng 10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thống nhất với quan chức cấp cao Mỹ về việc tổ chức thượng đỉnh song phương giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên thềm Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố San Francisco tháng 11 tới.

Con trai ông Trump ra tòa

Ngày 1-11, ông Donald Trump Jr., con trai cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, đã làm chứng trước tòa về các cáo buộc gian lận tài chính của ông Trump và gia đình.

Trước tòa, ông Trump Jr. thừa nhận đã cung cấp số liệu nguồn tiền cho kế toán Tập đoàn Trump Organization khi ông cùng em trai Eric Trump tiếp quản tập đoàn trong nhiệm kỳ tổng thống của cha mình.

Tuy nhiên, con cả ông Trump khẳng định không trực tiếp liên quan đến việc chuẩn bị các báo cáo về tình hình tài chính của các tài sản thuộc về tập đoàn.

Các công tố viên bang New York đang cáo buộc ông Trump và gia đình đã thổi phồng giá trị các tài sản của mình ở mức hàng tỉ USD để nhận được các khoản vay lớn. Đây được xem là vụ kiện ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của gia đình ông Trump.


************
Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20232:26 CH
Khách
Ukraine nen tap trung cac loai phao tam xa tan cong vao cay cau dai nhat cua Nga lam cho no sap hoan toan mot phan Cau va tan cong lai cac mo dau cua Nga Manh me hon neu co the phao cac loai tam xa Duoc xu dung vao nhung hau can cua Nga .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn