Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 09 -9 -2023: Hơn 630 người chết trong động đất Morocco

Thứ Bảy, 09 Tháng Chín 20232:16 SA(Xem: 1718)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 09 -9 -2023: Hơn 630 người chết trong động đất Morocco


HoaLuc 7
***********

Hơn 630 người chết trong động đất Morocco

Bộ Nội vụ Morocco cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh nhất thế kỷ xảy ra ở nước này đêm 8/9 đã tăng lên 632.

Trận động đất xảy ra tại dãy High Atlas đêm 8/9 khiến ít nhất 632 người chết, 329 người bị thương, 51 người trong số này nguy kịch, Bộ Nội vụ Morocco hôm nay cập nhật thương vong.

Tâm chấn động đất nằm ở độ sâu 18,5 km trong vùng Ighil hẻo lánh, cách Marrakech, thành phố có 840.000 dân, khoảng 72 km. Rung chấn có thể cảm nhận được ở thủ đô Rabat cách đó 350 km về phía bắc. Một quan chức địa phương cho biết hầu hết người thiệt mạng đều ở khu vực đồi núi khó tiếp cận.

Theo Bộ Nội vụ Morocco, giới chức nước này "đã điều động mọi nguồn lực cần thiết để can thiệp và hỗ trợ các khu vực bị ảnh hưởng".

Người dân Morocco trú ẩn tạm tại quảng trường ở thành phố Marrakesh ngày 9/9. Ảnh: AFP

Người dân Morocco trú ẩn tạm tại quảng trường ở thành phố Marrakesh ngày 9/9. Ảnh: AFP

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay đây là trận động đất mạnh nhất từng tấn công quốc gia ở Bắc Phi này trong một thế kỷ qua.

Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Morocco trong "nỗ lực giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng", Stephane Dujarric, người phát ngôn Liên Hợp Quốc, nói. Nhiều quốc gia như Nga, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Đức đã gửi lời chia buồn đến các nạn nhân trong thảm họa.

Vị trí tâm chấn trận động đất ở Morocco. Đồ họa: BBC

Vị trí tâm chấn trận động đất ở Morocco. Đồ họa: BBC

Năm 2004, ít nhất 628 người thiệt mạng, 926 người bị thương khi trận động đất xảy ra tại thành phố Al Hoceima, đông bắc Morocco.

Morocco nằm ở Bắc Phi, giáp biên giới với Algeria ở phía đông, đối diện Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar.

Quốc gia này có diện tích 446.000 km2, dân số 35 triệu người. Núi Atlas được xem là xương sống chạy từ tây nam đến đông bắc nước này. Hầu hết vùng phía đông Morocco là sa mạc Sahara thưa thớt dân cư. Casablanca là thành phố lớn nhất Morocco, đồng thời là cảng chính của đất nước.

Như Tâm (Theo Reuters, AFP)


***********
bbc.com

Elon Musk nói ngắt kết nối Starlink ở Crimea để tránh leo thang chiến sự


elon musk

Nguồn hình ảnh, Getty Images

  • Tác giả, Dearbail Jordan
  • Vai trò, BBC News

Tỷ phú công nghệ Elon Musk cho biết ông từ chối cấp cho Kyiv quyền truy cập vào vệ tinh Starlink của mình trên bán đảo Crimea để tránh đồng lõa với một "hành động chiến tranh lớn".

Ông Musk cho biết Kyiv đã gửi yêu cầu khẩn cấp kích hoạt kết nối internet qua Starlink tới Sevastopol, nơi có cảng hải quân lớn của Nga.

Bình luận này được đưa ra sau khi một cuốn sách cáo buộc ông đã ngắt kết nối Starlink để ngăn chặn một cuộc tấn công bằng drone của Ukraine vào các tàu Nga.

Một quan chức cấp cao của Ukraine nói rằng hành động này đã tạo điều kiện cho các cuộc tấn công của Nga và cáo buộc ông Musk "phạm vào tội ác".

Quan chức này cho biết các tàu hải quân Nga đã thực hiện những cuộc tấn công chết chóc nhằm vào dân thường.

“Việc ngăn drone của Ukraine tiêu diệt một phần hạm đội quân sự của Nga thông qua sự hỗ trợ của Starlink, Elon Musk đã cho phép hạm đội này bắn tên lửa Kalibr vào các thành phố của Ukraine”, Cố vấn Tổng thống Ukraine Mikhail Podoliak bình luận trên Twitter.

"Tại sao một số người lại hết sức muốn bảo vệ tội phạm chiến tranh và mong muốn giết người của chúng? Và bây giờ họ có nhận ra rằng họ đang phạm tội và tiếp tay tội ác không?" ông nói thêm.

Tranh cãi nổ ra sau khi tác giả Walter Isaacson công bố cuốn tiểu sử về tỷ phú người Mỹ, trong đó cáo buộc rằng ông Musk đã ngắt quyền truy cập của Ukraine với Starlink vì ông sợ rằng một cuộc tập kích của Ukraine vào hạm đội hải quân Nga ở Crimea có thể gây ra phản ứng hạt nhân từ Điện Kremlin.

Ông Isaacson viết trong cuốn sách: Ukraine nhắm mục tiêu vào các tàu Nga ở Sevastopol bằng các tàu ngầm tự hành mang theo chất nổ nhưng chúng mất kết nối với Starlink và “dạt vào bờ một cách vô hại”.

Thiết bị đầu cuối cung cấp internet từ Starlink kết nối với các vệ tinh SpaceX trên quỹ đạo và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kết nối Internet và liên lạc ở Ukraine vì xung đột đã làm gián đoạn cơ sở hạ tầng của đất nước này.

SpaceX, công ty mà ông Musk là cổ đông lớn nhất, đã bắt đầu cung cấp hàng ngàn đĩa vệ tinh Starlink cho Ukraine ngay sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào nước láng giềng vào tháng 2/2022.

Đáp lại thông tin từ cuốn sách, ông Musk nói trên X (trước đây là Twitter) rằng SpaceX “không hủy kích hoạt bất cứ thứ gì” vì ngay từ đầu vùng phủ sóng của dịch vụ Starlink đã không được kích hoạt ở những khu vực đó.

Ông nói: “Có yêu cầu khẩn cấp từ các cơ quan chính phủ về việc kích hoạt Starlink ở khu vực đến Sevastopol. Mục đích rõ ràng là đánh chìm phần lớn hạm đội Nga đang neo đậu”.

"Nếu tôi đồng ý với yêu cầu của họ, thì SpaceX rõ ràng sẽ đồng lõa với một hành động leo thang chiến tranh và xung đột nghiêm trọng."

Cưu thủ tướng Nga Dmitry Medvedev viết trên Twitter: “Nếu những gì Isaacson viết trong cuốn sách là sự thật thì có vẻ như Musk là bộ óc tỉnh táo cuối cùng ở Bắc Mỹ”.

Nga sáp nhập Crimea không hợp pháp vào năm 2014, 8 năm trước khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Một người lính Ukraine thiết lập lớp nguỵ trang cho thiết bị đầu cuối

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một người lính Ukraine thiết lập lớp nguỵ trang cho thiết bị đầu cuối cung cấp internet từ vệ tinh Starlink

Trước đây, ông Musk từng nói rằng mặc dù hệ thống này đã "trở thành xương sống kết nối của Ukraine cho đến tận tiền tuyến", nhưng "chúng tôi không cho phép sử dụng Starlink cho các cuộc tấn công tầm xa bằng drone".

Nhắc lại quan điểm với ông Isaacson, ông Musk hỏi: "Tôi là thế nào trong cuộc chiến này? Starlink không có ý định tham gia vào các cuộc chiến tranh. Nó là để mọi người có thể xem Netflix, thư giãn, học online và làm những điều tốt đẹp trong hòa bình, chứ không phải các cuộc tấn công bằng drone."

Ông Musk cũng đưa ra quan điểm cá nhân, kêu gọi đình chiến và nói rằng những người Ukraine và Nga đang ngã xuống "để được và mất những mảnh đất nhỏ" và điều này không đáng giá bằng mạng sống của họ.

Tỉ phú công nghệ đã gây phẫn nộ vào năm ngoái khi đề xuất kế hoạch chấm dứt chiến tranh, trong đó đề nghị thế giới chính thức công nhận Crimea là một phần của Nga và yêu cầu người dân ở các khu vực bị Nga chiếm đóng vào năm ngoái bỏ phiếu xem họ muốn trở thành một phần của quốc gia nào.

Đại kiện tướng cờ vua người Nga Garry Kasparov cho rằng kế hoạch đó thể hiện "sự ngu ngốc về mặt đạo đức".


***********
rfi.fr

Việt - Mỹ cần một cơ chế đối tác ‘‘mật thiết hơn và năng động hơn’’

Trọng Thành

Giải vô địch bóng bầu dục thế giới khai mạc tối hôm nay, 08/09/2023, tại Stade de France, Paris, với trận Pháp – New Zealand, ba lần vô địch thế giới, là chủ đề trang nhất của hầu hết các báo Pháp. Đội tuyển Pháp đang phong độ. Nhiều người hy vọng đội tuyển quốc gia vô địch có thể mang lại một không khí phấn chấn trong xã hội, và giải thể thao 7 tuần lễ này nếu thành công sẽ là một trắc nghiệm quý giá cho khâu chuẩn bị Thế Vận Hội Paris 2024.

Trọng tâm chính trị quốc tế cuối tuần lễ đầu tiên tháng 9 là tại châu Á với tiêu điểm là thượng đỉnh G20 ra tại Ấn Độ trong hai ngày 09 và 10/09. Việt Nam với chuyến công du Hà Nội của tổng thống Mỹ Joe Biden là chủ đề chính trong mục Thế giới của nhật báo kinh tế Les Echos. Sau khi dự thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, tổng thống Mỹ tới Hà Nội ngày Chủ nhật 10/09. Bài ‘‘Mỹ - Việt sẵn sàng siết chặt hợp tác’’ của Les Echos nhấn mạnh, trong lúc quan hệ Mỹ - Trung ‘‘liên tục khủng hoảng’’, Washington và Hà Nội tìm cách ‘‘tăng cường quan hệ đối tác’’.

Về trao đổi thương mại, quan hệ song phương Việt - Mỹ được ghi nhận đang trên đà vọt tiến. Chỉ tính riêng từ năm 2019 đến 2022, xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ đã tăng gần gấp đôi, với 127 tỉ đô la. Xuất khẩu của Mỹ tăng gấp 20 lần hiện nay so với năm 2002, theo bộ trưởng Tài Chính Janet Yellen, người vừa đến Việt Nam hồi tháng 7/2023. Phó tổng thống Kamala Harris và ngoại trưởng Antony Blinken cũng đến Việt Nam mới đây. Trước thềm chuyến đi Hà Nội của nguyên thủ Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan khẳng định Mỹ và Việt Nam đứng trước ‘‘nhiều thách thức chung, từ Biển Đông cho đến các công nghệ trọng yếu và mới trỗi dậy’’, Washington và Hà Nội sẽ phải cùng nhau xác định‘‘một tầm nhìn chung cho thế kỷ XXI’’, và điều này cần đến ‘‘một cơ chế đối tác mật thiết hơn và năng động hơn’’.

Theo nhận định của chuyên gia Gregory Poling, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, chuyến công du của tổng thống Mỹ sẽ là dịp để hai bên nâng cấp quan hệ, ít nhất cũng là lên hàng ‘‘đối tác chiến lược’’, hoặc thậm chí nhảy vọt lên thành ‘‘đối tác chiến lược toàn diện’’. Vị chuyên gia Viện CSIS cũng nhấn mạnh là cụm từ này, đối với nhiều người Mỹ, có thể chỉ là một thứ danh xưng không mấy ý nghĩa, nhưng tại Việt Nam, đây là điều ‘‘thực sự quan trọng’’.

Cho đến nay, chính quyền Việt Nam mới chỉ có quan hệ ‘‘đối tác chiến lược toàn diện’’ với bốn nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Theo Gregory Poling, Việt Nam có một chiến lược quan hệ ngoại giao ‘‘khá cứng nhắc’’ do mô hình ‘‘nhà nước cộng sản kiểu Lênin’’. Tuy nhiên, viễn cảnh siết chặt quan hệ với Mỹ bị cản trở không chỉ do chiến lược ngoại giao ‘‘cứng nhắc’’. Vấn đề không chỉ nằm ở ý thức hệ.

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng vào Trung Quốc

Les Echos ghi nhận một thực tế là kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng nề hơn vào Trung Quốc. Theo một nghiên cứu của Viện Peterson Institute for International Economics (PIIE), công bố hôm thứ Tư 06/09, tỉ lệ tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong thập niên vừa qua vượt Mỹ, với 20% trên tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào năm 2021 so với chỉ 9% vào năm 2010. Trong khi đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ chiếm 29% vào năm 2021 so với 24% vào năm 2010.

Vẫn về Việt Nam, Les Echos trong một bài viết khác (‘‘Đến lượt Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đà suy trầm của kinh tế thế giới’’) nêu bật tình hình kinh tế không khả quan của Việt Nam hiện tại. Sau giai đoạn tăng trưởng vọt tiến với hơn 8% GDP hồi năm ngoái, tăng trưởng của Việt Nam năm nay có nguy cơ tụt xuống dưới 5%. Nhiều biểu hiện rõ rệt cho thấy mức sụt giảm mạnh này. Xuất khẩu sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm sụt đến 19%. Xuất khẩu sang châu Âu sụt 8,3%. Tổng cộng xuất khẩu sụt giảm 10%. Tất cả các lĩnh vực đều bị tác động.

Tăng trưởng chững lại: Xuất khẩu Samsung giảm mạnh

Việc xuất khẩu điện thoại di động Việt Nam gia công cho tập đoàn Hàn Quốc Samsung là một trong các lĩnh vực bị tác động mạnh nhất, sụt giảm hơn 22% trong quý một năm nay. Samsung lắp ráp một nửa số điện thoại xuất khẩu tại các nhà máy ở Việt Nam, và 25% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là các sản phẩm của Samsung.

Nhiều yếu tố tác động đến xu thế thoái lùi này. Bên cạnh việc ‘‘nhu cầu tiêu thụ sụt giảm’’ trong bối cảnh xung đột bùng phát ở nhiều nơi, ‘‘những đợt cắt điện’’ liên tục xảy ra tại Việt Nam cũng là một tác nhân khác. Thiếu điện nghiêm trọng đến mức mà Phòng Thương Mại châu Âu tại Việt Nam đã phải kêu gọi Hà Nội ‘‘nhanh chóng hành động để bảo vệ uy tín của Việt Nam với tư cách nhà cung ứng đáng tin cậy’’.

Dù sao, Les Echos cũng khép lại bài viết với một hy vọng vào khả năng kinh tế Việt Nam ‘‘sẽ bật dậy trong 24 tháng tới, khi nhu cầu của thế giới bắt đầu gia tăng trở lại và chính quyền Việt Nam giải quyết được các vấn đề nội bộ’’ (theo S&P Global Ratings). ‘‘Các vấn đề nội bộ’’ của Việt Nam không chỉ là nạn thiếu điện mà còn là các cuộc đấu đá nội bộ, mà Les Echos chỉ nhắc gợi qua việc Việt Nam có chủ tịch nước mới, sau khi người tiền nhiệm xin ‘‘từ chức’’, trong bối cảnh ‘‘cuộc chiến chống tham nhũng gia tăng’’.  Nhiều nhà quan sát vẫn đặt hy vọng Việt Nam vượt qua thách thức có thể thay thế một phần Trung Quốc, trong bối cảnh giới đầu tư muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.

Thượng đỉnh G20 : Hố sâu ngăn cách phương Tây và phần còn lại

Mục thế giới của nhật báo kinh tế Les Echos dành nhiều hồ sơ cho thượng đỉnh G20, gồm 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên Hiệp Châu Âu, tổ chức tại Ấn Độ. Bài ‘‘Tại New Delhi, nhóm G20 đánh cược uy tín chính trị và tính hiệu quả của mình’’ cho biết thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh thế giới đang chia rẽ sâu sắc do cuộc chiến xâm lăng Ukraina của Nga. Thượng đỉnh G20 thể hiện rõ mức độ chia rẽ đó, trước hết với việc tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc không đến dự thượng đỉnh. Theo Les Echos, điều này ‘‘làm gia tăng hố sâu ngăn cách giữa phương Tây và phần còn lại của thế giới’’.

Thách thức rõ ràng đặt ra với Ấn Độ, quốc gia chủ nhà, chủ tịch luân phiên G20, là đạt được một tuyên bố chung, thể hiện mức độ đồng thuận nhất định về hàng loạt vấn đề toàn cầu. Theo chuyên gia Pierre Jaillet (Viện Iris), việc thượng đỉnh G20 lần này không ra được tuyên bố chung sẽ cho thấy đà suy yếu của diễn đàn quốc tế này, vốn được coi là ‘‘nơi duy nhất’’ mà các nước phương Tây có thể ngồi cùng bàn với các quốc gia trỗi dậy phương Nam.

Ấn Độ dùng G20 để chặn ảnh hưởng Trung Quốc

Ấn Độ nằm ở vị trí bản lề trong những biến động quốc tế hiện nay. Ấn Độ là thành viên của nhóm BRICS, nơi Trung Quốc có vai trò lớn. BRICS vừa kết nạp thêm 6 thành viên mới. Chủ trương của New Delhi là không để cho ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng với việc thao túng BRICS, biến BRICS thành thế lực cạnh tranh với phương Tây. Chiến lược của Ấn Độ mở rộng G20 với việc kết nạp Liên Hiệp Châu Phi, và cổ vũ cho quyền lợi của các nước đang phát triển, đặc biệt trong vấn đề cung cấp tài chính cho cuộc chiến khí hậu, là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua BRICS.

Về vấn đề này, Ấn Độ và Pháp có cùng quan điểm, theo phủ tổng thống Pháp. Điện Elysée hôm 06/09 đã ra một thông báo, nhận định là đòi hỏi của Ấn Độ cải tổ các định chế tài chính thế giới (như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế) không phải là chống lại phương Tây, mà là nhằm tạo lập ‘‘các điều kiện công bằng hơn’’. Les Echos cảnh báo, nếu G20 không đạt được các thỏa hiệp về các vấn đề quốc tế lớn, thì chắc chắn nhóm BRICS ‘‘sẽ thế chân’’, cụ thể như với ảnh hưởng gia tăng của Ngân hàng Phát triển của nhóm BRICS (chẳng hạn với sự gia nhập trong tương lai của các "đại gia", như Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất). Uy tín quốc tế của G20 ‘‘được quyết định tại New Delhi’’ lần này là vì lẽ đó. 

Thúc đẩy quyền lợi của nước nghèo: Ấn Độ nỗ lực tìm thỏa hiệp cho G20

Cũng trong số báo này, Les Echos có bài phỏng vấn chuyên gia về quan hệ quốc tế Harash V. Pant, trường College Luân Đôn và thành viên trung tâm tư vấn Oberver Researche Foundation ở New Delhi. Vị chuyên gia này nhấn mạnh đến việc Ấn Độ cần tranh thủ diễn đàn này để thúc đẩy trước hết quyền lợi của các quốc gia dễ bị tổn thương.

Châu Phi là châu lục của một phần lớn các nước dễ bị tổn thương. Thượng đỉnh G20 lần này mở cửa kết nạp Liên Hiệp Châu Phi với 55 thành viên. Trong một bài viết khác liên quan đến việc kết nạp châu Phi, Les Echos cho biết vấn đề căn bản hiện nay là ‘‘hệ thống tài chính quốc tế chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu phát triển bền vững của châu Phi, trong bối cảnh dân số châu lục đang trên đà tăng vọt, với viễn cảnh sẽ tăng gấp đôi trước năm 2050’’. Theo chuyên gia Caroline Roussy, Viện Iris, việc kết nạp Liên Hiệp Châu Phi chỉ là ‘‘bước đi mang tính biểu tượng’’, vấn đề chủ yếu giờ đây là châu lục phải ‘‘tìm thấy được các phương tiện để khẳng định vị thế’’. Bản thân Liên Hiệp Châu Phi – với tư cách là một tổ chức liên chính phủ – cần khẳng định trước hết tiếng nói chung của mình, và đây quả là thách thức không dễ hóa giải.

G20 : Đối lập lên án chính quyền Modi lợi dụng thượng đỉnh

Vẫn về G20, La Croix có hồ sơ ‘‘Thượng đỉnh G20, sự lên ngôi của Ấn Độ và thủ tướng Modi’’. Nhật báo Công Giáo lột tả ý nghĩa hai mặt của thượng đỉnh đối với chính quyền Modi, về đối ngoại và về đối nội. Đối ngoại để phục vụ đối nội. Thượng đỉnh đã là dịp để chính quyền Modi biến New Delhi thành một đô thị hào nhoáng, người vô gia cư phải di dời, các khu nhà ổ chuột bị che giấu. Thành công của thượng đỉnh được đồng nhất với thành công của thủ tướng và đảng cầm quyền, trong bối cảnh Ấn Độ chuẩn bị bầu cử Quốc Hội vào năm tới.

Chiến thuật của thủ tướng Modi bị đối lập lên án kịch liệt. Nghị sĩ Karti Chidambaram tố cáo đảng cầm quyền biến sự kiện quốc tế này thành cuộc vận động chính trị cho thủ tướng, và biến chức chủ tịch luân phiên G20 trở thành ‘‘một đặc ân cho Ấn Độ, nhờ công lao của thủ tướng Modi’’. Tương tự như Les Echos, theo La Croix, ‘‘thách thức khổng lồ’’ với Ấn Độ là đạt được một đồng thuận để G20 ra được thông cáo chung. Nếu ngược lại, đây là sẽ là đòn đau với nước chủ nhà, bởi ‘‘Ấn Độ có thể trở thành quốc gia chủ tịch đầu tiên của một thượng đỉnh G20 không có tuyên bố chung’’.

Phương Tây tái khẳng định hậu thuẫn Ukraina

Trong lúc cuộc chiến tranh tại Ukraina ít được nhắc đến tại G20, Le Figaro ghi nhận một thay đổi đáng chú ý, với bài ‘‘Phương Tây tái khẳng định hậu thuẫn Ukraina’’. Theo Le Figaro, sau giai đoạn đầy hoài nghi trong mùa hè, các đồng minh phương Tây tỏ ra hy vọng vào ‘‘sức bật mới’’ của cuộc phản công Ukraina, sau khi quân đội Ukraina chiếm được ngôi làng Robotyne.

Pháp : Khủng hoảng nhà ở và tăng trưởng giảm

Về thời sự nước Pháp, khủng hoảng nhà ở là một chủ đề chính của Le Monde. Xã luận của báo này khẳng định đây là một cuộc khủng hoảng ‘‘có thể dự báo trước’’. Số lượng xây dựng mới sụt giảm mạnh, đi liền với việc gia tăng lãi suất tín dụng địa ốc, số lượng người mua nhà giảm. Đây là điều đã được giới chuyên gia dự báo từ nhiều tháng nay. Theo Le Monde, để cuộc khủng hoảng giờ đây trở nên ‘‘không thể tránh khỏi’’ có phần trách nhiệm lớn của chính quyền các thời. Về chủ đề này, Les Echos mô tả tình trạng ‘‘đa số người Pháp bất bình vì phải trả quá nhiều tiền cho nhà ở’’.

Trang nhất nhật báo kinh tế Les Echos dành cho hồ sơ tăng trưởng sụt giảm. GDP của nước Pháp trong quý ba dự kiến chỉ tăng 0,1%, và 0,2% trong quý tư, theo Insee. Tình trạng lạm phát và lãi suất cao đè nặng lên các hoạt động kinh tế.

Giải vô địch bóng bầu dục: Nước Pháp phấn chấn mong đợi thành công

Trái ngược với không khí tương đối ảm đạm về kinh tế, giải vô địch thế giới rugby tại Pháp được báo chí vui mừng đón nhận. Trang nhất Le Figaro chạy tựa ‘‘Rugby : Nước Pháp trên con đường chinh phục thế giới’’, trên nền hình ảnh 15 thành viên đội tuyển Áo Lam tay trong tay. Bài xã luận Le Figaro ‘‘Hơn cả rugby’’ tin tưởng rằng ‘‘các chiến thắng của đội tuyển Pháp sẽ mang lại đôi cánh cho toàn đất nước, cho kỳ Thế vận hội tới và còn hơn cả các sân chơi thể thao…’’

‘‘Làm bùng lên ngọn lửa’’ là tựa đề trang nhất của La Croix, trên nền bức hình một góc sân vận động chật kín các cổ động viên với những lá quốc kỳ ba màu, với nhận định ‘‘từ Giải vô địch bóng bầu dục đến Thế vận hội, nước Pháp đang bước vào một năm thể thao, có thể sẽ làm tái sinh tình đoàn kết xã hội’’. Nhật báo kinh tế Les Echos có bài trang nhất ‘‘Cúp thế giới bóng bầu dục: một trắc nghiệm quan trọng về tính hấp dẫn của nước Pháp’’. Theo Les Echos, khoảng 2,5 triệu khán giả, trong đó có 600.000 người nước ngoài, sẽ tham dự, với rất nhiều thách thức đặt ra.

Cúp rugby thế giới tại Pháp cũng là chủ đề chính của Libération với tựa đề : ‘‘Khát vọng màu lam’’, trên nền hình ảnh một vận động viên áo lam cầm trái bóng, được hai đồng đội nâng bổng. Xã luận Libération ‘‘Giấc mơ hợp lý’’ nhận định, nước Pháp đang gần với viễn cảnh vô địch. Đội tuyển của huấn luyện viên Fabien Galthié đã liên tục giành nhiều chiến thắng trong các cuộc thử sức gần đây, từ giải Grand Chelem 2022 đến vòng thi đấu 6 quốc gia, với ngôi vị á quân, xếp sau Ireland, cũng là một ứng viên vô địch.

Bên ngoài chuyện thành công hay thất bại của đội Áo Lam, Libération nhận xét : ‘‘Nước Pháp, đang trong tâm trạng khá ảm đạm, sẽ được soi xét kỹ lưỡng về khả năng biến một cuộc tranh tài thể thao như vậy thành một ngày hội, cho tất cả, cho các cổ động viên Pháp cũng như hàng nghìn du khách nước ngoài. Và về chuyện này cũng thế, chúng ta muốn tin vào thành công’’. 


************

Tổng thống Mỹ Biden đề ra những ưu tiên trước thượng đỉnh G20

Minh Anh

Thượng đỉnh G20, nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu (gồm 19 quốc gia và  Liên Hiệp Châu Âu) sẽ khai mạc tại Ấn Độ ngày mai, 09/09/2023. Tổng thống Nga Vladimir Putin không dự thượng đỉnh và cũng không có bài phát biểu trực tuyến như năm ngoái. Còn Trung Quốc thông báo thủ tướng Lý Cường sẽ thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình đến New Delhi.

Đăng ngày:

2 phút

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Auburn, bang Maine, Hoa Kỳ, ngày 28/07/2023.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Auburn, bang Maine, Hoa Kỳ, ngày 28/07/2023. © AFP / BRENDAN SMIALOWSKI

Thông báo này của Bắc Kinh khiến tổng thống Mỹ Joe Biden thất vọng. Dù vậy, trước khi lên đường đến Ấn Độ, nguyên thủ Mỹ cho biết một số ưu tiên của Mỹ trong kỳ họp này.

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Guillaume Naudin tường thuật :

« Điều trước tiên mà tổng thống Mỹ thể hiện trước khi đi dự G20 là nỗi thất vọng. Ông thất vọng vì không thể gặp trực tiếp nhân vật số một Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ không đến dự cuộc họp. Như vậy, sẽ không có một cuộc gặp giống như năm ngoái ở Bali và như vậy, bớt đi một cơ hội để cố gắng làm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việc tổng thống Vladimir Putin vắng mặt 2 năm liên tiếp, đối với ông Biden, là một cơ hội để trình bày mô hình của ông trước các nước dự thượng đỉnh. Các cố vấn của ông giải thích rằng tổng thống tin tưởng vào cơ chế của G20, dù rằng nhiều tác nhân quan trọng đang xa lánh nhóm này và hiện giờ thì không chắc là thượng đỉnh sẽ ra được một thông cáo chung.

Tổng thống Mỹ muốn tán dương Bidenomics, tức là chính sách kinh tế của ông và nhấn mạnh đến phương pháp đầu tư của ông vào cơ sở hạ tầng và tập trung vào các thách thức về khí hậu và công nghệ. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ ủng hộ cải tổ Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) để tạo thuận lợi cho các nền kinh tế đang trỗi dậy.

Điều này sẽ được bắt đầu từ nước chủ nhà Ấn Độ. Một cuộc hội đàm giữa tổng thống Mỹ và thủ tướng Narendra Modi dự trù diễn ra trước thượng đỉnh. Nhà Trắng cũng vui mừng chào đón Liên Hiệp Châu Phi lần đầu tiên trở thành thành viên chính thức của nhóm. »


**************

Tổng thống Venezuela Maduro sẽ đến Trung Quốc bàn về dầu khí, nợ nần

Reuters

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 8/9, Bắc Kinh cho biết, đánh dấu sự tái can dự giữa hai nước vào lúc quan hệ của Trung Quốc với các nước phương Tây xấu đi.

Các vấn đề đầu tư năng lượng và trả nợ có thể sẽ là trọng tâm của chuyến công du của ông Maduro từ ngày 8 đến ngày 14/9.

Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, là chủ nợ lớn nhất của Venezuela và là một bên tham gia chủ chốt trong ngành dầu mỏ của quốc gia này, nơi có trữ lượng dầu được chứng minh là lớn nhất thế giới.

Chuyến viếng thăm của ông Maduro sẽ diễn ra sau các cuộc họp giữa một phái đoàn Venezuela, trong đó có phó tổng thống và bộ trưởng dầu mỏ, và các quan chức Trung Quốc gồm có Ngoại trưởng Vương Nghị và Phó Chủ tịch Hàn Chính tại Bắc Kinh và Thượng Hải hồi đầu tuần, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Hai nước ‘phối hợp và hợp tác chặt chẽ trên các vấn đề quốc tế và khu vực, ủng hộ mạnh mẽ lẫn nhau, và cùng nhau chống lại chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa đơn phương’, Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính nói với phái đoàn Venezuela, theo bản tin từ đài truyền hình nhà nước CCTV hôm 8/9.

Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez hôm 8/9 viết trên X rằng hai chính phủ đang củng cố quan hệ và hợp tác vì hòa bình.

Washington và Caracas từ lâu đã bất hoà mặc dù chính quyền Biden đã đưa ra đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela. Quyết định của Bắc Kinh tiếp đón ông Maduro trùng hợp với hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi vào cuối tuần này, mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không tham dự.

Lần cuối cùng ông Maduro đến thăm Trung Quốc là vào năm 2018, khi đó ông đã gặp ông Tập.

Bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ đối với dầu Venezuela, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã nhập khoảng 390.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ nước này với tổng cộng khoảng 12,9 triệu mét khối, theo dữ liệu từ công ty tư vấn hàng hóa Vortexa. Hầu hết hàng hóa của Venezuela được chuyển qua các nước thứ ba như Malaysia.

Trung Quốc báo cáo không nhập khẩu dầu thô trực tiếp từ Venezuela theo số liệu hải quan chính thức vào năm ngoái hoặc cho đến thời điểm này trong năm nay.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc hiện nắm giữ 40% cổ phần trong dự án Sinovensa ở vành đai Orinoco rộng lớn cùng với công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela.

Venezuela cũng nợ Trung Quốc rất nhiều sau thỏa thuận cho vay đổi dầu trị giá 50 tỷ đô la Mỹ vốn được cựu Tổng thống Hugo Chavez đồng ý hồi năm 2007


************
voatiengviet.com

Tổng thống Zelenskiy: ‘Ông Putin đứng sau cái chết của Prigozhin’

Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm 8/9 nói Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau cái chết của thủ lĩnh tập đoàn lính đánh thuê nổi loạn, ông Yevgeny Prigozhin, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay không rõ nguyên nhân cùng với các tướng lĩnh hàng đầu của ông vào tháng trước.

Ông Zelenskiy phát biểu như vậy nhưng không đưa ra bằng chứng để chứng minh tại một hội nghị ở Kiev khi ông được hỏi về Tổng thống Nga.

“Việc ông ta giết chết Prigozhin - ít nhất đó là thông tin mà tất cả chúng ta đều có, chứ không phải bất cứ lý do nào khác - điều đó cho thấy lý trí của ông ta, cho thấy thực tế là ông ta đang yếu ớt,” ông Zelenskiy nói.

Điện Kremlin cho biết tất cả các nguyên nhân khả dĩ của vụ rơi máy bay sẽ được điều tra, bao gồm kịch bản về âm mưu sát hại. Họ gọi cáo buộc rằng ông Putin đã ra lệnh giết Prigozhin và người của ông ta là ‘hoàn toàn là dối trá’.

Mùa hè này, ông Prigozhin đã cầm đầu một cuộc tạo phản ngắn ngủi ở Nga, vốn là thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của ông Putin kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999. Nó khiến ông Putin cáo buộc các lãnh đạo cuộc nổi loạn là ‘phản quốc’ và ‘đâm sau lưng’.

Nhiều người chỉ trích ông Putin đã chết trong hoàn cảnh không rõ ràng trong suốt 23 năm cầm quyền của ông, hoặc đã thoát chết trong gang tấc.


**********

Một ông Bạc Liêu bị tra tấn, bỏ đói khi đi làm ‘việc nhẹ’ ở Miến Điện


BẠC LIÊU, Việt Nam (NV) – Ông QGT, 41 tuổi, ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, vừa được đưa về quê sau gần hai tháng bị lừa sang Miến Điện làm “việc nhẹ, lương cao.”

Báo Người Lao Động hôm 8 Tháng Chín dẫn kết quả điều tra của Công An Tỉnh Bạc Liêu cho hay, hồi giữa Tháng Bảy, qua giới thiệu của bạn bè, ông QGT quen biết một phụ nữ Miến Điện tên là “Elly Sung.”

VN-Bac-Lieu-di-Mien-Dien-1
Ông QGT tại đồn công an. (Hình: Trọng Nguyễn/Người Lao Động)

Bà này hứa hẹn giới thiệu việc làm cho ông T. tại một công ty sản xuất game ở Miến Điện với mức lương 30 triệu đồng ($1,247) một tháng và còn cho toàn bộ chi phí đi đường sang Miến Điện.

Sau đó, ông T. ra Hà Nội gặp một người trung gian để được đưa sang Lào rồi nhập cảnh trái phép vào Miến Điện.

Khi vào nước này, ông T. bị một nhóm người tạm giữ và giao công việc không như thỏa thuận ban đầu. Ông T. kể với công an rằng mình bị ép tạo các tài khoản game ảo để lừa tiền của người chơi.

Ông T. từ chối thì bị một nhóm người đánh đập, bắt nhốt và bỏ đói trong nhiều ngày.

May mắn ông T. tìm được đường trốn ra ngoài và gọi về gia đình nhờ báo công an.

Báo Người Lao Động cho biết thêm, Công An Tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiến hành giải cứu và đưa ông QGT về địa phương an toàn vào ngày 7 Tháng Chín. Chi tiết vụ giải cứu không được tiết lộ.

Dịp này, Công An Tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người dân “không nên tin theo những lời mời gọi làm việc nhẹ, lương cao từ mạng xã hội và những người không quen biết.”

Trong một vụ tương tự, nhà chức trách tỉnh An Giang bắt giữ, khởi tố năm nghi can với cáo buộc tổ chức cho nhóm năm người ra ngoại quốc trái phép, khiến một nạn nhân thiệt mạng do bị tra tấn.

Theo báo Tuổi Trẻ, danh tính năm nghi can là Nguyễn Thanh Hoàng, 56 tuổi; Nguyễn Thanh Toàn, 31 tuổi; Trần Thiết Thoại, 41 tuổi; Huỳnh Thị Út, 43 tuổi, cùng trú huyện An Phú, tỉnh An Giang; và Trương Văn Chung, 28 tuổi, ngụ huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Điều tra sơ bộ của Công An Tỉnh An Giang cho biết một nhóm năm người ở các tỉnh phía Bắc, có cuộc sống khó khăn muốn tìm “việc nhẹ, lương cao” ở ngoại quốc, nhưng họ không đủ điều kiện xuất cảnh.

Ông NVT, 41 tuổi, ở tỉnh Hải Dương, cho hay ông cùng cả nhóm dự định qua Đài Loan tìm việc. Sau đó, những người này được nhóm nghi can nêu trên báo giá vượt biên $6,500 mỗi người, khi xuất cảnh trót lọt mới thanh toán.

Hôm 25 Tháng Tám, sau khi xuất cảnh khỏi Việt Nam, một chiếc xe hơi chở nhóm của ông T. đến một tòa nhà tại Cambodia để “chờ tàu rước đi Đài Loan.”

VN-Bac-Lieu-di-Mien-Dien-2-1-scaled
Năm nghi can đưa người xuất cảnh trái phép khiến các nạn nhân bị tra tấn, gồm (từ trái) Nguyễn Thanh Hoàng (56 tuổi), Nguyễn Thanh Toàn (31 tuổi), Trần Thiết Thoại (41 tuổi), Huỳnh Thị Út (43 tuổi) và Trương Văn Chung (28 tuổi). (Hình: Tiến Văn/Tuổi Trẻ)

Ngay khi vừa vào bên trong tòa nhà, họ lập tức bị hơn 10 người ập đến dùng súng, dao, gậy khống chế, trói chân tay và đánh đập, cướp tài sản.

Các nạn nhân bị chia ra giữ tại nhiều phòng, liên tục bị tra tấn, bị cưỡng bức quay video clip gởi về gia đình đòi tiền chuộc mạng từ 300 đến 500 triệu đồng ($12,463 đến $20,772) mỗi người.

Thấy gia đình các nạn nhân chần chừ, nhóm “đầu gấu” liên tục đánh đập, dùng dao đâm vào đùi các nạn nhân để gây sức ép với gia đình.

Người nhà các nạn nhân đã chuyển tổng cộng 500 triệu đồng, nhưng không có ai trong nhóm này được thả.

Một trong năm nạn nhân đã bị đánh chấn thương sọ não đến thiệt mạng. Danh tính người này không được tiết lộ.

Bốn người còn lại sau đó lợi dụng đêm tối đã tự cởi trói, chạy trốn qua sông về Việt Nam cầu cứu. (N.H.K) [qd]


**********

Ukraine lên án bầu cử ‘giả hiệu’ ở các vùng do Nga chiếm đóng


  • Nathan Williams & Sergei Goryashko
  • BBC News & BBC Tiếng Nga

A woman casts her ballot at a mobile polling station in Donetsk

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các cuộc bầu cử đang diễn ra tại các vùng của Ukraine mà Nga tuyên bố là của họ từ năm ngoái

Người dân sống ở các vùng đất Ukraine do Nga chiếm đóng được yêu cầu đi bỏ phiếu trong cái mà giới chức mô tả là các cuộc bầu cử địa phương.

Ngoại trưởng Ukraine gọi các cuộc bỏ phiếu này là "giả hiệu", và nói thêm rằng kết quả bỏ phiếu sẽ không có căn cứ pháp lý nào.

Các ứng viên đều là người Nga hoặc người ủng hộ Nga, trong đó có cả các thống đốc mà Moscow tự tay chọn.

Nhiều người đi bầu sớm được yêu cầu bỏ phiếu trước sự diện hiện của các binh sỹ Nga mang súng. Giới chức Ukraine cảnh báo người dân không nên đi bầu. Họ nói bất kỳ công dân Ukraine nào tham gia tổ chức bầu cử sẽ bị trừng phạt trong tương lai.

Hội đồng châu Âu, một tổ chức nhân quyền, lên án động thái này ở "các vùng lãnh thổ Ukraine bị sáp nhập trái phép" như "sự vi phạm trắng trợn luật quốc tế, mà Nga tiếp tục coi thường".

Các vùng lãnh thổ này không chỉ là một phần toàn vẹn của Ukraine, mà quyết định tổ chức bầu cử ở những nơi này "tạo ra ảo tưởng có dân chủ", Hội đồng Châu Âu nói trong một thông cáo.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cũng lên án: "Các cuộc bầu cử giả hiệu ở các vùng của Ukraine mà Nga chiếm đóng là bất hợp pháp." Điều này gây phản ứng từ sứ quán Nga ở Mỹ. Họ cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Nga.

Các cuộc bầu cử này sẽ kết thúc hôm Chủ nhật và diễn ra ở bốn vùng mà Nga không hoàn toàn kiểm soát - Donetsk và Luhansk ở phía đông, và Zaporizhzhia và Kherson ở phía Nam.

Bốn khu vực này có tổng diện tích 15% chủ quyền lãnh thổ của Ukraine.

Bầu cử cũng đang diễn ra ở Crimea - dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp của Nga kể từ 2014 - và được tổ chức song song với bầu cử địa phương ở Nga.

Dưới sự quan sát của lính Nga có vũ trang

Các hình ảnh mà ủy ban bầu cử Nga chia sẻ cho thấy một bức tranh gần như khó tin tại các điểm bầu cử.

Ngoài các điểm bỏ phiếu thông thường như tại trường học và các tòa nhà hành chính, một số điểm bầu cử được mở ở sân sau nhà hay thậm chí trên ghế nghỉ dọc đường.

Các bức ảnh cho thấy cử tri bỏ phiếu vào hòm dưới sự quan sát của các binh sỹ mang súng và đội mũ trùm kín đầu.

Ủy ban bầu cử Nga đưa tin rằng số cử tri đi bỏ phiếu bầu cái gọi là quốc hội vùng đã vượt trên 50% ở Kherson và 40% ở Donetsk.

Con số này là cao hơn rất nhiều so với các đợt bầu cử địa phương ở Nga trong thập kỷ qua.

Không có các quan sát viên độc lập để kiểm chứng và tổng số phiếu bầu không được tiết lộ.

Thị trưởng thành phố Melitopol hiện đang lưu đày ông Ivan Fedorov mô tả cuộc bầu cử là "trái phép và vô giá trị", và nói rằng nhiều ứng viên cho vùng Zaporizhzhia không phải là người sống ở đó, với một số người đến từ Siberia ở Viễn Đông.

Ông nói với hãng tin AP rằng thành phố Melitopol bị kiểm soát an ninh chặt hơn rất nhiều trong những ngày này và người dân bị đe dọa vì đi bỏ phiếu trong một thành phố bị chiếm đóng giống như "đi bỏ phiếu trong nhà tù".

Trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, Nga cấm việc sử dụng đồng tiền Ukraine kể từ tháng Một.

Moscow từng nói họ sẽ triển khai mạng lưới di động ở đây và sẽ cải tạo các trường học. Nhưng mới hồi tháng Tám, chính quyền Nga thừa nhận mới chỉ 20% trường học ở các vùng này được tu sửa và mạng di động vẫn chưa có ở các khu vực bị chiếm đóng.

Trong một động thái hiếm hoi, người Ukraine vẫn có thể đi bỏ phiếu mang hộ chiếu Ukraine. Có lẽ đây là vì một số đông người Ukraine chưa nhập quốc tịch Nga.

Vùng Zaporizhzhia là trọng tâm cuộc phản công của Kyiv, được bắt đầu từ hồi mùa hè.

Các tướng Ukraine tuyên bố họ đã chọc thủng hàng rào phòng thủ vững chắc đầu tiên của Nga.

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở ở Mỹ nói các cuộc tiến công gần đây của Ukraine là "có ý nghĩa về mặt chiến thuật" và "đang mở rộng việc chọc thủng tuyến phòng vệ đầu tiên ở khu vực này và đe dọa tuyến phòng thủ thứ hai của Nga".


***********
voatiengviet.com

Tổng thống Venezuela Maduro sẽ đến Trung Quốc bàn về dầu khí, nợ nần

Reuters

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 8/9, Bắc Kinh cho biết, đánh dấu sự tái can dự giữa hai nước vào lúc quan hệ của Trung Quốc với các nước phương Tây xấu đi.

Các vấn đề đầu tư năng lượng và trả nợ có thể sẽ là trọng tâm của chuyến công du của ông Maduro từ ngày 8 đến ngày 14/9.

Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, là chủ nợ lớn nhất của Venezuela và là một bên tham gia chủ chốt trong ngành dầu mỏ của quốc gia này, nơi có trữ lượng dầu được chứng minh là lớn nhất thế giới.

Chuyến viếng thăm của ông Maduro sẽ diễn ra sau các cuộc họp giữa một phái đoàn Venezuela, trong đó có phó tổng thống và bộ trưởng dầu mỏ, và các quan chức Trung Quốc gồm có Ngoại trưởng Vương Nghị và Phó Chủ tịch Hàn Chính tại Bắc Kinh và Thượng Hải hồi đầu tuần, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Hai nước ‘phối hợp và hợp tác chặt chẽ trên các vấn đề quốc tế và khu vực, ủng hộ mạnh mẽ lẫn nhau, và cùng nhau chống lại chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa đơn phương’, Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính nói với phái đoàn Venezuela, theo bản tin từ đài truyền hình nhà nước CCTV hôm 8/9.

Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez hôm 8/9 viết trên X rằng hai chính phủ đang củng cố quan hệ và hợp tác vì hòa bình.

Washington và Caracas từ lâu đã bất hoà mặc dù chính quyền Biden đã đưa ra đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela. Quyết định của Bắc Kinh tiếp đón ông Maduro trùng hợp với hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi vào cuối tuần này, mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không tham dự.

Lần cuối cùng ông Maduro đến thăm Trung Quốc là vào năm 2018, khi đó ông đã gặp ông Tập.

Bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ đối với dầu Venezuela, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã nhập khoảng 390.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ nước này với tổng cộng khoảng 12,9 triệu mét khối, theo dữ liệu từ công ty tư vấn hàng hóa Vortexa. Hầu hết hàng hóa của Venezuela được chuyển qua các nước thứ ba như Malaysia.

Trung Quốc báo cáo không nhập khẩu dầu thô trực tiếp từ Venezuela theo số liệu hải quan chính thức vào năm ngoái hoặc cho đến thời điểm này trong năm nay.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc hiện nắm giữ 40% cổ phần trong dự án Sinovensa ở vành đai Orinoco rộng lớn cùng với công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela.

Venezuela cũng nợ Trung Quốc rất nhiều sau thỏa thuận cho vay đổi dầu trị giá 50 tỷ đô la Mỹ vốn được cựu Tổng thống Hugo Chavez đồng ý hồi năm 2007


*********
bbc.com

Ukraine lên án bầu cử ‘giả hiệu’ ở các vùng do Nga chiếm đóng


  • Nathan Williams & Sergei Goryashko
  • BBC News & BBC Tiếng Nga

A woman casts her ballot at a mobile polling station in Donetsk

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các cuộc bầu cử đang diễn ra tại các vùng của Ukraine mà Nga tuyên bố là của họ từ năm ngoái

Người dân sống ở các vùng đất Ukraine do Nga chiếm đóng được yêu cầu đi bỏ phiếu trong cái mà giới chức mô tả là các cuộc bầu cử địa phương.

Ngoại trưởng Ukraine gọi các cuộc bỏ phiếu này là "giả hiệu", và nói thêm rằng kết quả bỏ phiếu sẽ không có căn cứ pháp lý nào.

Các ứng viên đều là người Nga hoặc người ủng hộ Nga, trong đó có cả các thống đốc mà Moscow tự tay chọn.

Nhiều người đi bầu sớm được yêu cầu bỏ phiếu trước sự diện hiện của các binh sỹ Nga mang súng. Giới chức Ukraine cảnh báo người dân không nên đi bầu. Họ nói bất kỳ công dân Ukraine nào tham gia tổ chức bầu cử sẽ bị trừng phạt trong tương lai.

Hội đồng châu Âu, một tổ chức nhân quyền, lên án động thái này ở "các vùng lãnh thổ Ukraine bị sáp nhập trái phép" như "sự vi phạm trắng trợn luật quốc tế, mà Nga tiếp tục coi thường".

Các vùng lãnh thổ này không chỉ là một phần toàn vẹn của Ukraine, mà quyết định tổ chức bầu cử ở những nơi này "tạo ra ảo tưởng có dân chủ", Hội đồng Châu Âu nói trong một thông cáo.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cũng lên án: "Các cuộc bầu cử giả hiệu ở các vùng của Ukraine mà Nga chiếm đóng là bất hợp pháp." Điều này gây phản ứng từ sứ quán Nga ở Mỹ. Họ cáo buộc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Nga.

Các cuộc bầu cử này sẽ kết thúc hôm Chủ nhật và diễn ra ở bốn vùng mà Nga không hoàn toàn kiểm soát - Donetsk và Luhansk ở phía đông, và Zaporizhzhia và Kherson ở phía Nam.

Bốn khu vực này có tổng diện tích 15% chủ quyền lãnh thổ của Ukraine.

Bầu cử cũng đang diễn ra ở Crimea - dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp của Nga kể từ 2014 - và được tổ chức song song với bầu cử địa phương ở Nga.

Dưới sự quan sát của lính Nga có vũ trang

Các hình ảnh mà ủy ban bầu cử Nga chia sẻ cho thấy một bức tranh gần như khó tin tại các điểm bầu cử.

Ngoài các điểm bỏ phiếu thông thường như tại trường học và các tòa nhà hành chính, một số điểm bầu cử được mở ở sân sau nhà hay thậm chí trên ghế nghỉ dọc đường.

Các bức ảnh cho thấy cử tri bỏ phiếu vào hòm dưới sự quan sát của các binh sỹ mang súng và đội mũ trùm kín đầu.

Ủy ban bầu cử Nga đưa tin rằng số cử tri đi bỏ phiếu bầu cái gọi là quốc hội vùng đã vượt trên 50% ở Kherson và 40% ở Donetsk.

Con số này là cao hơn rất nhiều so với các đợt bầu cử địa phương ở Nga trong thập kỷ qua.

Không có các quan sát viên độc lập để kiểm chứng và tổng số phiếu bầu không được tiết lộ.

Thị trưởng thành phố Melitopol hiện đang lưu đày ông Ivan Fedorov mô tả cuộc bầu cử là "trái phép và vô giá trị", và nói rằng nhiều ứng viên cho vùng Zaporizhzhia không phải là người sống ở đó, với một số người đến từ Siberia ở Viễn Đông.

Ông nói với hãng tin AP rằng thành phố Melitopol bị kiểm soát an ninh chặt hơn rất nhiều trong những ngày này và người dân bị đe dọa vì đi bỏ phiếu trong một thành phố bị chiếm đóng giống như "đi bỏ phiếu trong nhà tù".

Trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, Nga cấm việc sử dụng đồng tiền Ukraine kể từ tháng Một.

Moscow từng nói họ sẽ triển khai mạng lưới di động ở đây và sẽ cải tạo các trường học. Nhưng mới hồi tháng Tám, chính quyền Nga thừa nhận mới chỉ 20% trường học ở các vùng này được tu sửa và mạng di động vẫn chưa có ở các khu vực bị chiếm đóng.

Trong một động thái hiếm hoi, người Ukraine vẫn có thể đi bỏ phiếu mang hộ chiếu Ukraine. Có lẽ đây là vì một số đông người Ukraine chưa nhập quốc tịch Nga.

Vùng Zaporizhzhia là trọng tâm cuộc phản công của Kyiv, được bắt đầu từ hồi mùa hè.

Các tướng Ukraine tuyên bố họ đã chọc thủng hàng rào phòng thủ vững chắc đầu tiên của Nga.

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở ở Mỹ nói các cuộc tiến công gần đây của Ukraine là "có ý nghĩa về mặt chiến thuật" và "đang mở rộng việc chọc thủng tuyến phòng vệ đầu tiên ở khu vực này và đe dọa tuyến phòng thủ thứ hai của Nga".


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn