Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 01 -8 -2023

Thứ Ba, 01 Tháng Tám 20236:03 SA(Xem: 2005)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 01 -8 -2023
Hoaluc 3
*******

Trung Quốc phê phán việc Mỹ cấp vũ khí ‘một cách nguy hiểm’ cho Đài Loan

Reuters

Trung Quốc hôm 1/8 cho biết họ đã than phiền với Mỹ về gói viện trợ vũ khí của nước này cho Đài Loan, kêu gọi Washington kiềm chế và không đi xa hơn vào con đường ‘sai lầm và nguy hiểm’.

Mỹ công bố gói viện trợ cho Đài Loan trị giá lên tới 345 triệu đô la hôm 29/7 khi Quốc hội cho phép viện trợ vũ khí trị giá tới 1 tỷ đô la cho hòn đảo này trong gói ngân sách năm 2023.

Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Đàm Khắc Phi, nói rằng Mỹ phải chấm dứt tất cả các hình thức ‘thông đồng quân sự’ với Đài Loan.

“Vấn đề Đài Loan liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và là lằn ranh đỏ không thể vượt qua trong quan hệ Trung-Mỹ”, ông Đàm nói trong một tuyên bố.

Mỹ, nước cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Đài Loan, có ràng buộc pháp lý là phải cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ, bất chấp hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức và Bắc Kinh phẫn nộ về hành động bán vũ khí như vậy.

Vị tướng hàng đầu của Mỹ hồi tháng 7 phát biểu rằng Mỹ và các đồng minh nên đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan trong những năm tới để giúp hòn đảo tự vệ.

Quân đội Trung Quốc cũng đã phô trương sức mạnh xung quanh Đài Loan và gần đây đã triển khai hàng chục máy bay tiêm kích, máy bay ném bom và các máy bay khác bao gồm cả máy bay không người lái ở phía nam Đài Loan, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan.

Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đang quan tâm chặt chẽ đến tình hình ở eo biển Đài Loan và luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ, ông Đàm nói.


***********
voatiengviet.com

Người dân Philippines biểu tình phản đối Việt Nam ‘quân sự hóa’ Biển Đông

VOA Tiếng Việt

Một nhóm người dân Philippines biểu tình hôm 1/8 ở thủ đô Manila trước Đại sứ quán Việt Nam để phản đối điều mà họ gọi là hành động “quân sự hóa” của Việt Nam ở Biển Đông, theo truyền thông Philippines.

Khoảng 50 thành viên của nhóm chuyên vận động chống chiến tranh và chống khủng bố có tên Makabansa còn kêu gọi chính phủ Việt Nam ngừng đánh cá tại các đảo thuộc Trường Sa tại buổi tụ tập hôm 1/8, theo Manila Bulletin.

Theo tờ báo tiếng Anh được đọc nhiều nhất ở Philippines, cảnh sát Manila cho biết cuộc biểu tình bắt đầu lúc 9h45 phút sáng và kết thúc vào lúc 10 giờ sáng.

“Đảo của các bạn là của các bạn. Đảo của chúng tôi là của chúng tôi”, người phát ngôn của nhóm Makabansa Benny Delos Reyes được Manila Bulletin trích lời nói khi biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam.

Đoạn video về cuộc biểu tình do Manila Bulletin Onine đăng tải cho thấy cảnh sát Philippines tạo một hàng rào trước nhóm người của Makabansa đang cầm nhiều tấm biển với các biểu ngữ như “Hòa bình chứ không phải chiến tranh” hay “Việt Nam hãy ngừng quân sự hóa nhóm đảo Kalayaan của Philippines ngay”.

Cùng đưa tin về cuộc biểu tình hôm 1/8, tờ Philippine Star cũng nói rằng nhóm Makabansa lên án việc quân sự hóa ở Biển Tây Phillipines – tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam – và thúc giục Việt Nam ngừng các hoạt động đánh bắt cá dọc bờ biển của cụm đảo Kalayaan, mà Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa nơi có nhiều tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trong khu vực.

Những hình ảnh về buổi biểu tình được đăng tải trên trang mạng xã hội chính thức của tờ nhật báo tiếng Anh cho thấy một số thành viên của nhóm Makabansa còn xé những tấm giấy có in hình lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam trong khi những người khác cầm biểu ngữ ghi “Việt Nam hãy ra khỏi Trường Sa” bằng tiếng Philippines.

Hàng chục thành viên của nhóm này còn thúc giục Đại sứ quán Việt Nam tôn trọng các yêu cầu của họ về mối quan hệ thân thiện giữa Philippines và Việt Nam, theo Manila Bullentin.

“Hãy cho phép các ngư dân của chúng tôi được hỗ trợ gia đình của họ thông qua việc đánh bắt cá”, người phát ngôn của nhóm nói.

Các cuộc gọi của VOA tới Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines ngoài giờ làm việc không được hồi đáp. VOA đã gửi đề nghị đưa ra bình luận tới đại sứ quán ở Manila cũng như tới người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội về cuộc biểu tình này.

Philippines trước đây đã nhiều lần phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông và từng kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ở La Haye trong vụ kiện mà họ được xử thắng hồi năm 2016.

Các ghi nhận của Manila Bulletin và Philippine Star không cho biết vì sao nhóm vận động này tổ chức buổi biểu tình nhắm vào Việt Nam tại thời điểm này.

Nhà báo tự do Việt Nam Đặng Sơn Duân, người có nhiều phân tích sâu về các vấn đề Biển Đông, đưa ra nhận định trên trang cá nhân có 36.000 người theo dõi rằng “Đây không phải là một cuộc biểu tình bất chợt mà nhiều khả năng là một vụ giật dây do ‘bàn tay vô hình’ nào đó đạo diễn”.

Theo ông Duân, người từng được nhiều báo nước ngoài theo dõi, trích dẫn, “không loại trừ khả năng” là cuộc biểu tình này “đã được hoạch định” trong một “âm mưu”.

Ông phân tích thêm rằng “Mục đích của âm mưu này không ngoài việc rêu rao hoạt động xây đảo của Việt Nam, xem Việt Nam là kẻ gây hấn lớn ở quần đảo Trường Sa, chia rẽ Việt Nam với Philippines, Malaysia, cũng như hướng dư luận Philippines có thái độ không thân thiện với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, phá hoại sự đoàn kết trong ASEAN”.

Vẫn nhà báo tự do có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội lưu ý rằng tuy “Việc Việt Nam có tranh chấp với các nước khác ở Trường Sa là một thực tế”, song “Makabansa không hẳn đại diện cho người Philippines” và ông cảnh báo “Nếu chúng ta vội vã lao vào một cuộc cãi vã và đấu khẩu với phía bạn, thì có thể sẽ mắc mưu chính những kẻ giật dây”.

Trước cuộc biểu tình vài ngày, các báo của Philippines đăng tải các thông tin cho rằng Việt Nam “đang tích cực xây các công trình kiên cố trong vùng lãnh thổ có tranh chấp ở Biển Tây Philippines” khi trích dẫn một tài liệu do Hải quân Việt Nam đưa ra hồi tháng 3 năm nay.

“Kế hoạch các dự án xây dựng trên đảo Phan Vinh và Tiên Nữ ở Trường Sa” do Phó Đô Đốc Trần Thanh Nghiêm - Tư lệnh Hải quân Việt Nam ký ngày 27/3 mà Manila Times có được cho biết Việt Nam đang xây dựng các cơ sở quân sự và nhà ở dân sự trong khu vực nói trên.

Cũng trích dẫn tài liệu này, tờ Philippine Star nói rằng Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với đảo Phan Vinh vào năm 1978 và đối với đảo Tiên Nữ vào năm 1988. Tờ báo cũng cho biết rằng các đảo này cũng nằm trong số những hòn đảo mà Philippines có tuyên bố chủ quyền.

Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và Đài Loan là những bên có tuyên bố chủ quyền chồng lấn đối với các đảo đá ở Trường Sa.

Tài liệu nói rằng hải quân Việt Nam cho biết mục đích và ý nghĩa của việc thực hiện Quy hoạch xây dựng đảo ở Trường Sa là nhằm “nâng cao năng lực quản lý, phòng thủ các đảo, củng cố lòng tin và tinh thần của cán bộ, quân dân quần đảo, bảo vệ các đảo, thềm lục địa và vùng dầu khí phía Nam”, theo Manila Times. Vẫn theo tờ báo, tài liệu này nhấn mạnh đến vị trí chiến lược của các đảo san hô cho mục đích quân sự.

Trong tài liệu, vẫn theo Manila Times, Việt Nam lưu ý về “tình hình quốc tế và khu vực phức tạp và đầy biến động trong những năm gần đây”, đặc biệt là các yêu sách chủ quyền đối chọi nhau của một số quốc gia về khu vực Biển Đông, đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và quốc phòng của Việt Nam “theo nhiều cách”.

Việt Nam chưa có phản ứng công khai gì trước các thông tin do truyền thông Philippines đưa ra về việc xây dựng ở Biển Đông.

Nhưng theo báo cáo mà Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) của Mỹ đưa ra hồi cuối năm ngoái, Việt Nam đã tiến hành mở rộng việc nạo vét và bồi đắp tại quần đảo Trường Sa.

Báo cáo mà Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của trung tâm này đưa ra vào tháng 12/2022 nói rằng phạm vi hoạt động mở rộng của Việt Nam là ở 4 đảo trong đó có Phan Vinh và Tiên Nữ. Viện nghiêu cứu ở Mỹ cho rằng còn phải xem các tiền đồn mở rộng này sẽ có những cơ sở hạ tầng gì trên đó.


***********

Ukraina được sử dụng cảng của Croatia để xuất khẩu ngũ cốc

Thùy Dương

Sau cuộc hội đàm với ngoại trưởng Croatia, Grlic Radman, tại Kiev hôm thứ Hai 31/07/2023, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba thông báo, hai nước đã nhất trí về khả năng sử dụng các cảng của Croatia trên sông Danube và biển Adriatic để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina. 

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh minh họa : Cảng Constanta (Biển Đen) ở Rumani, tháng 6/2022. Cảng Constata, nối với sông Danube, là một trong các tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc Ukraina.
Ảnh minh họa : Cảng Constanta (Biển Đen) ở Rumani, tháng 6/2022. Cảng Constata, nối với sông Danube, là một trong các tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc Ukraina. © VADIM GHIRDA / AP

Reuters trích dẫn phát biểu của ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba : “Bây giờ chúng tôi sẽ tìm hiểu để lập các tuyến đường hiệu quả nhất đến các cảng này và tận dụng tối đa cơ hội này (…) Mọi đóng góp để giải tỏa xuất khẩu, mọi cánh cửa được mở ra đều là sự đóng góp thực sự và hiệu quả đối với an ninh lương thực của thế giới”. 

Do Nga ngưng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina qua Biển Đen, Kiev hiện giờ phải dựa vào các tuyến đường bộ qua ngả Liên Hiệp Châu Âu cũng như một đường thủy thay thế trên sông Danube để xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, trong tháng Bảy vừa qua, Nga đã tấn công cơ sở hạ tầng dọc theo tuyến đường sông nói trên. 

Ngoại trưởng Ukraina Kuleba còn cho biết, ngoài xuất khẩu ngũ cốc, vấn đề vũ khí cũng được đề cập trong cuộc gặp đồng nhiệm Croitia, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết. 

 Tàu Israel “phớt lờ” cảnh báo của Nga, đi qua Biển Đen đến Ukraina 

Vẫn liên quan đến Biển Đen, tàu chở hàng Ams1” của Israel, xuất phát từ cảng Ashdod, đã đi qua Biển Đen và chiều hôm qua 31/07 đã đi vào khu vực sông Danube của Ukraina. Theo trang Israel Magazine, đây là còn tàu đầu tiên dám “thách thức” lệnh của Nga về việc phong tỏa Biển Đen. Tàu hàng của Israel đã được máy bay tuần tra P8 Poseidon” của Mỹ hộ tống. Đi sau tàu chở hàng Ams1” của Israel trên sông Danube còn có 4 tàu khác. 

Xin nhắc lại là sau khi ngưng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Ukraina qua ngả Biển Đen, Nga hôm 19/07 đã tuyên bố coi tất cả tàu thuyền mang cờ hiệu nước ngoài xuất phát hoặc đi tới các cảng Ukraina ở Biển Đen là mục tiêu quân sự. 


**********

Nga tăng cường các cuộc oanh kích nhắm vào Ukraina

Phan Minh

Bộ Quốc Phòng Nga, hôm qua 31/07/2023, thông báo đã gia tăng cường độ các cuộc oanh kích chống lại cơ sở hạ tầng quân sự Ukraina để đáp trả các cuộc tấn công của Kiev nhắm vào lãnh thổ Nga. 

Đăng ngày:

1 phút

Ảnh minh họa : Một khu dân cư tại Pokrovsk, Ukraina bị trúng tên lửa của Nga ngày 15/02/2023.
Ảnh minh họa : Một khu dân cư tại Pokrovsk, Ukraina bị trúng tên lửa của Nga ngày 15/02/2023. AP - Evgeniy Maloletka

Theo hãng tin AFP, thông tin này đã được bộ trưởng Quốc Phòng Nga, Sergei Shoigu đưa ra trong cuộc gặp các quan chức quân sự của Nga. Cường độ các cuộc oanh kích « tăng vọt » là để phản ứng lại các cuộc tấn công gần đây bằng drone của Ukraina nhắm vào bán đảo Crimée, bị Nga sáp nhập hồi năm 2014, cũng như vào thủ đô Matxcơva hôm 30/07, nơi có hai tòa nhà trong khu thương mại bị hư hại nhẹ. 

Ông Shoigu cho rằng đây là biện pháp để cải thiện khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công trên không và ngoài biển của Ukraina. Lãnh đạo bộ Quốc Phòng Nga cũng khẳng định, cuộc phản công của Ukraina, được tiến hành từ đầu tháng 6 sau nhiều tháng chuẩn bị là « không hiệu quả » và « vũ khí phương Tây cung cấp không mang lại thành công mà chỉ kéo dài xung đột ». 

Vẫn về tình hình chiến sự, hôm qua, Nga bắn hai tên lửa vào thành phố Kryvyi Rig, sinh quán của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Theo chính quyền địa phương, cuộc oanh kích này đã khiến 6 người thiệt mạng và 75 người bị thương. 

Ngoài ra, quân đội Nga cũng cho biết đã đánh chặn được cuộc tấn công của ba drone mà hải quân Ukraina phóng đi vào đêm qua nhắm vào các tàu tuần tra của Nga ở Biển Đen, tâm điểm của căng thẳng giữa Kiev và Matxcơva, kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc vào giữa tháng 7. 


****
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Trung Quốc loan báo nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu thụ. Do chỉ số sản xuất công nghiệp (PMI) sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp, chính phủ Trung Quốc hôm nay 31/07/2023, công bố chương trình thúc đẩy tiêu thụ rộng lớn, gồm 20 điểm, tập trung vào nhà ở, các lĩnh vực văn hóa, du lịch, cũng như ‘‘tiêu thụ xanh’’, bao gồm xe chạy điện. Bắc Kinh dự kiến tăng số lượng căn hộ trợ giá, để giải quyết nạn thiếu chỗ ở, đặc biệt là với giới trẻ.

(AFP) – Các Tiểu Vương Quốc Thống Nhất lập cơ quan tư pháp chống rửa tiền, do áp lực quốc tế. Nhóm Gafi, định chế quốc tế chuyên chống rửa tiền, hồi tháng 3/2022, đặt quốc gia vùng Vịnh này và 23 nước khác vào ‘‘danh sách xám’’, gồm các quốc gia dung túng cho nạn rửa tiền, với sự ‘‘thiếu vắng mang tính chiến lược’’ các biện pháp chống rửa tiển trong hệ thống pháp lý quốc gia. Quyết định của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất được đưa ra hôm qua, 30/07/2023.

(AFP) – Matxcơva : oanh kích chống Ukraina ‘‘tăng vọt’’, nỗ lực tấn công sang đất Nga là ‘‘tuyệt vọng’’. Đích thân bộ trưởng Quốc Phòng Nga hôm nay 31/07/2023 khẳng định các cuộc tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraina ‘‘tăng vọt’’, nhằm trả đũa các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

(Le Monde) – Wagner đến đóng quân ở Belarus, không mang theo vũ khí hạng nặng. Trong một báo cáo, hôm 30/07/2023, bộ Quốc Phòng Anh xác nhận hàng ngàn lính đánh thuê Wagner hiện đang đóng quân ở Tsel, Bélarus. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Wagner chỉ mang theo các phương tiện để di chuyển như xe tải hoặc xe buýt nhỏ, chứ không có các loại phương tiện chiến đấu. Tình báo Anh cho rằng có thể Wagner đã buộc phải chuyển giao tất cả vũ khí hạng nặng cho bộ Quốc Phòng Nga. Hôm nay ông chủ của Wagner Prighozin cho biết trên Telegram, một số lính đánh thuê của tổ chức này đã rời Belarus và có khả năng gia nhập quân đội Nga, tuy nhiên Wagner chưa có kế hoạch tuyển thêm thành viên mới. 

(AFP)- Chuỗi siêu thị Penny của Đức tăng giá hàng hóa vì « chi phí môi trường ». Từ ngày 01/08-05/08/2023, chuỗi siêu thị Penny ở Đức, gồm 2150 cửa hàng đã quyết định tăng giá nhiều mặt hàng thực phẩm, một số mặt hàng giá tăng gấp đôi. Đại diện của chuỗi siêu thị này giải thích giá tăng là vì đã thêm vào chi phí «về môi trường » khi sản xuất các sản phẩm này, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Lợi nhuận từ chiến dịch tăng giá này sẽ được quyên góp vào một quỹ giúp nông dân thực hiện chuyển đối sinh thái trang trại.  

(BBC) – Trung Quốc gây áp lực với người Duy Ngỗ Nhĩ ở hải ngoại. Trang BBC đưa tin ngày hôm qua, 30/07/2023, nhiều người tị nạn Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động ở hải ngoại bị chính quyền Bắc Kinh gây áp lực, bị ép buộc theo dõi các nhà hoạt động nhân quyền. Theo BBC, Trung Quốc đe dọa những người thiểu số Hồi giáo này ở hải ngoại, nhiều người bị ép phải hợp tác với chính quyền Bắc Kinh để đổi lấy sự an toàn của những người thân, hiện vẫn đang ở Tân Cương, Trung Quốc.  

(AFP) – Irak và Kuwait muốn đạt được phân định ranh giới trên biển. Trong chuyến thăm của lãnh đạo ngoại giao Kuwait đến Bagdad, gặp đồng cấp Irak, hôm qua 30/07/2023. Hai bên đã nhấn mạnh đến việc tìm đồng thuận chung và giải quyết vấn đề về biên giớitrên biển từ cột mốc 162, mà hai bên vẫn tranh chấp từ nhiều năm qua.Kuwait đã bị quân đội của nhà độc tài Irak, Saddam Hussein sáp nhập vào năm 1990, nhưng sau đó đã bị một liên minh quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo đánh bại vài tháng sau đó. Năm 2021, Irak đã hoàn thành việc thanh toán các khoản bồi thường chiến tranh cho Kuwait, tổng cộng hơn 52 tỷ đô la.
**********
voatiengviet.com

Bộ trưởng Ý: Tham gia Vành đai-Con đường của Trung Quốc là quyết định ‘tệ hại’

Reuters

Ý đã có một quyết định “ngẫu hứng và tệ hại” khi tham gia Sáng kiến Vành đai-Con đường (BRI) của Trung Quốc cách đây 4 năm vì việc này chẳng thúc đẩy xuất khẩu, Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto nhận xét trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 30/7.

Ý đã ký gia nhập BRI dưới thời chính phủ trước đây, trở thành quốc gia lớn duy nhất của phương Tây thực hiện bước này. Ông Crosetto là một phần của chính quyền Ý hiện nay đang xem xét cách thoát ra khỏi thỏa thuận.

Kế hoạch BRI hình dung việc xây dựng lại Con đường Tơ lụa cũ để kết nối Trung Quốc với châu Á, châu Âu và xa hơn nữa với chi tiêu lớn cho cơ sở hạ tầng. Các nhà chỉ trích coi đây là công cụ để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế.

Ông Crosetto nói với tờ Corriere della Sera: “Quyết định tham gia Con đường Tơ lụa (mới) là một hành động ngẫu hứng và tệ hại” giúp gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc sang Ý nhưng không có tác động tương tự đối với xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc.”

“Vấn đề ngày nay là làm thế nào để rút lui (ra khỏi BRI) mà không làm tổn hại đến quan hệ (với Bắc Kinh). Bởi vì đúng là Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh, nhưng họ cũng là một đối tác”, Bộ trưởng Quốc phòng Ý nói thêm.

Sau cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc hôm 27/7 với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết chính phủ của bà vẫn đang cân nhắc về BRI và tuyên bố sẽ sớm có chuyến thăm Bắc Kinh.

“Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định trước tháng 12,” bà Meloni nói với đài truyền hình Fox News của Hoa Kỳ trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 30/7, đồng thời cho biết thêm rằng vấn đề cần thảo luận với chính phủ Trung Quốc và trong Quốc hội Ý.

Bà Meloni nhắc lại quan điểm của mình rằng đó là một “nghịch lý” khi Ý là một phần của BRI nhưng lại không phải là quốc gia G7 có thương mại lớn nhất với Trung Quốc, và nói rằng điều đó cho thấy có thể có quan hệ tốt với Bắc Kinh mà không cần đến Vành đai-Con đường.


**********
voatiengviet.com

Phó thủ tướng Trung Quốc thăm Pakistan, kỷ niệm 10 năm thiết lập Hành lang Kinh tế

VOANews

Một lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã đến Pakistan vào Chủ nhật (30/7) để tham dự một buổi lễ do chính phủ tài trợ trong tuần này, đánh dấu kỷ niệm 10 năm hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng của họ trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) toàn cầu của Trung Quốc.

Hà Lập Phong, Phó thủ tướng Trung Quốc kiêm đặc phái viên của chủ tịch, đã đến Islamabad trong bối cảnh an ninh được thắt chặt. Chính phủ tuyên bố một kỳ nghỉ hai ngày ở thủ đô Pakistan bắt đầu từ thứ Hai “để đảm bảo an ninh tuyệt đối” cho phái đoàn nước ngoài.

Bộ Ngoại giao cho biết chuyến thăm của ông Lập Phong “phản ánh tầm quan trọng” của hai nước trong việc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương của họ. Bộ này lưu ý rằng ông Lập Phong sẽ là khách mời chính “tại một sự kiện kỷ niệm một thập niên của CPEC” và tổ chức các cuộc họp với lãnh đạo của nước này.

Bộ đề cập đến Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), được giới thiệu vào tháng 7 năm 2013 như một dự án hàng đầu của BRI.

Cả hai nước đều nói rằng CPEC đã mang lại hơn 25 tỷ đô la đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Pakistan, xây dựng các nhà máy điện, phát triển cảng nước sâu Gwadar của Pakistan ở vị trí chiến lược trên Biển Ả Rập và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

“Trong thập niên qua, với tư cách là một dự án tiên phong quan trọng của BRI, CPEC đã đạt được kết quả tốt đẹp và trở thành một chuẩn mực mới cho tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Pakistan”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm thứ Bảy khi thông báo về chuyến thăm của Lập Phong. Bộ này cho biết thêm rằng các quốc gia “là đối tác hợp tác chiến lược trong mọi điều kiện thời tiết và là những người bạn sắt đá”.

CPEC nhằm mục đích giúp cho khu vực miền tây Trung Quốc (vốn không giáp biển) có khả năng tiếp cận ngắn nhất với các thị trường quốc tế thông qua cảng Gwadar.

Dự án lớn này đã tạo ra gần 200.000 việc làm trực tiếp tại địa phương, xây dựng hơn 1.400 km (870 dặm) đường cao tốc và đường bộ, bổ sung 8.000 megawatt điện vào lưới điện quốc gia, chấm dứt nhiều năm mất điện vì bị cắt điện ở quốc gia 230 triệu dân này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này rằng các dự án CPEC “đang phát triển mạnh trên khắp Pakistan”, tạo ra “đóng góp hữu hình” cho sự phát triển quốc gia và cho sự kết nối khu vực.

Nhưng những người chỉ trích nói rằng nhiều dự án đã bị trì hoãn, trong đó có một số khu công nghiệp được chào mời nhiều mà lẽ ra sẽ giúp Pakistan tăng cường xuất khẩu để kiếm ngoại tệ rất cần thiết.

Dự trữ đô la suy giảm của nước này đã ngăn cản Islamabad trả tiền cho các nhà sản xuất điện Trung Quốc, dẫn đến căng thẳng trong nhiều mối quan hệ.

Pakistan nợ các nhà máy điện Trung Quốc hơn 1,26 tỷ USD (350 tỷ rupee). Số tiền tiếp tục tăng lên và Trung Quốc đã miễn cưỡng trì hoãn hoặc cơ cấu lại khoản thanh toán và các khoản nợ CPEC. Tất cả các khoản vay của Trung Quốc - cả chính phủ và ngân hàng thương mại - chiếm gần 30% nợ nước ngoài của Islamabad.

Một số nhà phê bình đổ lỗi cho các khoản đầu tư của CPEC góp phần gây ra những khó khăn kinh tế của Pakistan. Chính phủ đã chống lại nguy cơ vỡ nợ sắp xảy ra bằng cách đảm bảo một thỏa thuận cứu trợ ngắn hạn trị giá 3 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tháng này.

Các mối đe dọa an ninh đối với công dân và lợi ích của họ ở Pakistan cũng là một nguyên nhân khiến Trung Quốc lo ngại. Các cuộc tấn công của dân quân đã giết chết một số công dân Trung Quốc trong những năm gần đây, khiến Bắc Kinh gây sức ép với Islamabad để đảm bảo các biện pháp an ninh cho các dự án CPEC.

Các nguồn tin ngoại giao nói với VOA rằng Trung Quốc gần đây đã chỉ đạo các nhà ngoại giao và công dân của họ đang làm việc trong các chương trình CPEC hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại của họ và tránh đến thăm một số thành phố của Pakistan vì lý do an ninh.

“Họ [Trung Quốc] tin rằng vấn đề an ninh này đang trở thành một trở ngại trong việc thúc đẩy CPEC”, Thượng nghị sĩ Mushahid Hussain, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của thượng viện quốc hội Pakistan, nói với VOA trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này.

“Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc thường xuyên bày tỏ lo ngại về sự an toàn và an ninh của công dân Trung Quốc và các nhà đầu tư ở Pakistan cho thấy rằng những lời hứa của Pakistan về ‘an ninh tuyệt đối’ đối với người Trung Quốc làm việc tại Pakistan vẫn chưa được thực hiện”, ông Hussain nói.


********
voatiengviet.com

Quan chức Mỹ phấn khởi vì mối quan hệ chặt chẽ hơn sau chuyến đi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Jeff Seldin

Các quan chức Hoa Kỳ vừa rời Úc với cảm giác được khuyến khích sau chuyến đi kéo dài gần một tuần, trong đó có cả chuyến đi tới Papua New Guinea.

Đây là chuyến đi thứ chín của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ ngày càng tăng cường với Papua New Guinea bằng cách gia tăng khả năng phòng thủ của chính phủ và đảm bảo các kế hoạch hợp tác quốc phòng đầy tham vọng hơn với Australia.

Phát biểu bên lề nhiều cuộc họp với các quan chức quốc phòng Australia, các quan chức Mỹ cho biết công việc, đặc biệt là các cuộc thảo luận ở Brisbane, cho các cuộc Tham vấn cấp Bộ trưởng Australia-Hoa Kỳ thường niên lần thứ 33, đã được đền đáp.

“Liên minh Mỹ-Úc mạnh hơn bao giờ hết”, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói, và lược qua thông báo hôm thứ Bảy về các sáng kiến quốc phòng mới với chính phủ Úc.

Những sáng kiến đó bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng cho một loạt căn cứ không quân trên khắp miền bắc Australia, tăng cường triển khai lực lượng và khả năng của Hoa Kỳ tới Australia trên cơ sở luân phiên, và các kế hoạch để Australia bắt đầu sản xuất tên lửa dẫn đường chính xác và đạn dược, những loại đang có nhu cầu cao ở Ukraine.

Tuy nhiên, ngoài những kế hoạch trên, các quan chức Mỹ và Úc cũng nhấn mạnh đến sự gần gũi của liên minh. Các giới chức Hoa Kỳ nhiều lần gọi đây là mối quan hệ “không thể phá vỡ”, trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong gọi Hoa Kỳ là “đồng minh quan trọng của Úc”.

Hoa Kỳ “là đối tác toàn cầu thân thiết nhất của chúng tôi, đối tác chiến lược thân cận nhất của chúng tôi”, bà Wong nói sau cuộc tham vấn AUSMIN hôm thứ Bảy, đồng thời cho biết thêm mối quan hệ hiện nay là “về việc vận hành liên minh của chúng ta để đảm bảo hòa bình, ổn định” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thăm binh sĩ

Để nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles hôm Chủ nhật đã bay trên chiếc máy bay phản lực của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ – một chiếc Boeing 747 được quân sự hóa – từ Brisbane đến Townsville, Úc, để thăm các binh sĩ tham gia Cuộc tập trận Talisman Sabre.

Cuộc tập trận song phương là cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Hoa Kỳ và Úc, trong năm nay có sự tham gia của 30.000 binh sĩ, bao gồm cả những người đến từ 11 quốc gia khác. Một số quốc gia khác bao gồm Papua New Guinea, Fiji và Tonga, lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận.

Một trong những kịch bản của cuộc tập trận là khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của mình sẵn sàng thống nhất Đài Loan với Trung Quốc bằng vũ lực vào năm 2027.

Các quan chức tình báo Hoa Kỳ nói không rõ liệu Tập Cận Bình có ra lệnh cho một cuộc xâm lược như vậy hay không — thông tin tình báo mới nhất tiếp tục cho thấy ông ta không muốn sử dụng vũ lực — nhưng các quan chức quân sự và quốc phòng Hoa Kỳ từng nói rằng bất kể Bắc Kinh dự tính thế nào, thì Hoa Kỳ và các đồng minh của họ vẫn phải sẵn sàng.

Tương tự, có những lo ngại về tư thế quân sự ngày càng hung hăng hơn của Trung Quốc, trên không và trên biển, khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các quan chức quân sự Úc cho biết một số khả năng cần thiết, chẳng hạn như khả năng giao tiếp hiệu quả giữa các quân đội và nền tảng, nỗ lực vượt qua màn sương mù của thông tin sai lệch và bóp méo... là khía cạnh chính của cuộc tập trận hiện tại.

Tầm nhìn khu vực chung”

Một số nhà phân tích cũng cho rằng những diễn biến trong vài ngày qua và hàng loạt thỏa thuận mới sẽ thúc đẩy khả năng của các đối tác quan trọng của Mỹ trong việc đẩy lùi Trung Quốc nếu cần thiết.

Bryan Clark, một thành viên cao cấp tại Viện Hudson có trụ sở tại Washington, nói: “Hiện nay, các nhà lãnh đạo Úc không có cách nào để đe dọa hoặc trả đũa bằng quân sự đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh thực hiện các hành động gây hấn với Úc”.

nói với VOA qua email: “Ví dụ, Trung Quốc có khả năng tiến hành các hoạt động ‘vùng xám’ chống lại Úc khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng mở rộng phạm vi và ảnh hưởng quân sự của họ trên khắp Tây Thái Bình Dương. Nếu Australia không thể đe dọa đánh trả, Trung Quốc có thể leo thang quy mô và cường độ quấy rối hoặc bắt đầu xâm phạm lãnh thổ Australia, như Trung Quốc đã làm với Nhật Bản, Philippines và Đài Loan”.

Nhưng sau chuyến thăm gần đây nhất này, các quan chức Hoa Kỳ tham gia vào các cuộc đàm phán với các đối tác Thái Bình Dương của Mỹ cảm thấy phấn khởi bởi những gì họ nhìn thấy.

“Có một tầm nhìn khu vực chung về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, một quan chức quốc phòng cấp cao thứ hai nói với các phóng viên với điều kiện giấu tên.

“Đó không chỉ là Hoa Kỳ”, quan chức này nói. “Bạn nghe từ các quốc gia trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, dù lớn hay nhỏ, rằng có một số nguyên tắc, quy tắc nhất định mà họ tin là quan trọng và có giá trị và [điều đó] củng cố sự ổn định trong khu vực”.


***********
voatiengviet.com

Myanmar chính thức hoãn cuộc bầu cử đã hứa sau cuộc đảo chính 2021

Reuters

Chính quyền quân sự cầm quyền Myanmar chính thức hoãn cuộc bầu cử mà họ hứa sẽ diễn ra vào tháng 8 năm nay sau cuộc đảo chính năm 2021, truyền hình nhà nước đưa tin tối ngày 31/7.

Lãnh đạo Hội đồng Quân nhân, Tướng Min Aung Hlaing, trong cuộc họp hôm 31/7 với Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia (NDSC) do quân đội hậu thuẫn, đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng.

Quân đội đã cam kết tổ chức bầu cử trước tháng 8 năm 2023 sau khi lật đổ chính phủ dân cử do Khôi nguyên giải Nobel Aung San Suu Kyi đứng đầu, nhưng quân đội viện dẫn bạo lực đang diễn ra là lý do để hoãn cuộc bỏ phiếu.

“Trong khi tổ chức một cuộc bầu cử, để có một cuộc bầu cử tự do và công bằng, cũng như để có thể bỏ phiếu mà không sợ hãi, vẫn cần có các biện pháp an ninh cần thiết và do đó, thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp cần phải được kéo dài,” tuyên bố của chính quyền trên truyền hình nhà nước nói.

Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ sau cuộc đảo chính, với phong trào kháng chiến chống lại quân đội trên nhiều mặt trận sau cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào những người chống đối khiến các biện pháp trừng phạt của phương Tây được tái áp đặt.

Quân đội lên nắm quyền sau khi cáo buộc gian lận trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2020 mà đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng. Các nhóm giám sát bầu cử không tìm thấy bằng chứng gian lận hàng loạt.

Việc lật đổ chính phủ dân cử của bà Suu Kyi đã làm chệch hướng một thập niên cải cách, giao dịch quốc tế và tăng trưởng kinh tế, đồng thời để lại dấu vết của những cuộc đời bị đảo lộn sau đó.


********

Nga đáp trả sau tuyên bố của ông Zelensky?

Văn Khoa

Bộ trưởng Nội vụ Ukraine hôm qua (31.7) khẳng định 2 cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga nhắm vào trung tâm TP.Kryvyi Rih ở miền nam Ukraine đã làm thiệt mạng ít nhất hai người và nhiều người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Một đoạn video do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng tải cho thấy khói bốc lên từ một tòa nhà 9 tầng và một tòa nhà 4 tầng gần như bị san bằng. Đến tối qua, chưa có thông tin về phản ứng ứng của Nga.

Xem nhanh: Ngày 522 chiến dịch, Nga nêu khả năng dùng hạt nhân; Ukraine nói gì về xe tăng phương Tây?

Tuyên bố mới của ông Zelensky

Cuộc tấn công trên diễn ra sau khi Tổng thống Zelensky ngày 30.7 tuyên bố chiến tranh đang quay trở lại lãnh thổ Nga là điều "tự nhiên và công bằng", theo theo trang The Kyiv Independent. "Ukraine đang trở nên mạnh mẽ hơn. Chiến tranh đang dần quay trở lại lãnh thổ Nga".

Nga đáp trả sau tuyên bố của ông Zelensky? - Ảnh 1.

Một tòa nhà chung cư bốc cháy sau khi bị trúng tên lửa ở tỉnh Kryvyi Rih (Ukraine) ngày 31.7

Reuters

Tuy nhiên, ông Zelensky đã không làm rõ ý nghĩa của cuộc chiến "trở lại lãnh thổ Nga". Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine tìm cách tấn công các cơ sở tại Moscow bằng máy bay không người lái (UAV) vào sáng 30.7, theo Hãng tin TASS. Một tòa nhà bị UAV đâm trúng có 50 tầng và là nơi đặt văn phòng của Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Công nghiệp và Thương mại, Bộ Phát triển Kỹ thuật số của chính phủ Nga, theo trang tin The Insider (Nga). Phát ngôn viên Không quân Ukraine Yurii Ihnat không có phản ứng về cáo buộc của Nga, nhưng bình luận rằng cuộc tấn công bằng UAV ngày 30.7 nhằm gây tác động đến những người Nga không quan tâm về cuộc xung đột hiện nay, theo The Kyiv Independent.

Cố vấn tổng thống Ukraine kêu gọi hỗ trợ thêm hệ thống phòng không

Ngoài ra, Tỉnh trưởng Alexander Bogomaz của tỉnh Bryansk thuộc Nga sáng qua viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng một UAV của lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công đồn cảnh sát trong quận Trubchevsky của tỉnh này trong đêm, theo Hãng tin TASS. Ông Bogomaz nói cuộc tấn công không gây thương vong, nhưng mái nhà và cửa sổ của một số tòa nhà bị phá hủy.

Nga quyết giành lại khu vực phía nam ?

Những cuộc tấn công trên diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang tập trung phản công ở phía đông nam nhằm chia rẽ lực lượng Nga đang kiểm soát lãnh thổ ở phía đông và bán đảo Crimea, đồng thời giành lại TP.Bakhmut. Reuters hôm qua dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar Maliar cho hay các lực lượng Nga đang "kiên quyết giành lại" các khu vực ở mặt trận phía nam do Ukraine kiểm soát. Bà còn nói rằng Ukraine đã giành lại 200 km2 ở phía nam, nhưng tiến độ bị hạn chế bởi các vị trí cố thủ và bãi mìn của Nga.

Trong khi đó, phát biểu với báo chí ngày 30.7, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga không chỉ đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine mà còn tiến hành một cuộc phản công và tiến công, theo Hãng tin TASS. Dù vậy, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 30.7 viết trên Telegram rằng Moscow sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chiến dịch phản công hiện tại của Ukraine thành công, theo Reuters.

Ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ngày 30.7 viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng Kyiv sẽ bắt đầu tham vấn với Washington trong tuần này về việc cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Những cuộc đàm phán về đảm bảo an ninh với Mỹ là bước tiếp theo sau khi nhóm G7 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản) tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Lithuania ngày 11.7 đã cam kết thiết lập và duy trì các biện pháp đảm bảo an ninh cho Ukraine trước khi nước này có thể gia nhập NATO. Tính đến nay đã có hơn 10 quốc gia khác hưởng ứng cam kết của G7 và Ukraine đang đàm phán với từng nước trong số đó về các điều khoản đảm bảo tương lai, theo ông Yermak.


*****
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn