Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 17 -04 -2023

Thứ Hai, 17 Tháng Tư 20231:12 CH(Xem: 6207)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 17 -04 -2023

HoaLuc 2

*******************
voatiengviet.com

Các bộ trưởng G-7 kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine

VOA News

Các bộ trưởng ngoại giao của nhóm G-7 hôm 17/4 củng cố cam kết ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, đồng thời “tăng cường, phối hợp đầy đủ và thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga”, theo VOA News.

Tại một cuộc họp ở Nhật Bản, các bộ trưởng G-7 “nhấn mạnh rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng và thiết bị khỏi Ukraine ngay lập tức và vô điều kiện”, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật.

Ngoại trưởng Nhật Hayashi Yoshimasa phát biểu tại một cuộc họp tập trung vào cuộc chiến của Nga ở Ukraine rằng điều quan trọng là phải duy trì sự thống nhất trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Sau tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước rằng Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus, các bộ trưởng G-7 hôm 17/4 lên án động thái này, tái khẳng định rằng “tuyên bố hạt nhân vô trách nhiệm của Nga là không thể chấp nhận được”, tuyên bố cho biết.

Nga từng là một phần của nhóm G-8 khi đó nhưng đã bị trục xuất sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.

Bộ Quốc phòng Anh hôm 17/4 nhấn mạnh số lượng dân thường thiệt mạng liên quan đến bom mìn ở Ukraine ngày càng tăng.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết vấn đề tồi tệ nhất ở các khu vực mà quân đội Nga đã chiếm đóng trước đây, bao gồm Kherson và Kharkiv, và nguy cơ gia tăng khi việc sản xuất nông nghiệp vào mùa xuân đến.

“Hơn 750 thương vong liên quan đến bom mìn của thường dân đã được báo cáo kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược - cứ 8 người thì có 1 người liên quan đến trẻ em. Có thể sẽ mất ít nhất một thập kỷ để Ukraine rà phá bom mìn”, Bộ này cho biết trong bản đánh giá hàng ngày mới nhất.


***********
rfi.fr

Nga chuẩn bị thay đổi giàn chỉ huy chiến dịch tấn công Ukraina

Trọng Nghĩa

NGA- CHIẾN TRANH UKRAINA

Đăng ngày:

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp Hội Đồng An Ninh tại Matxcơva hôm 24/03/2023 để bàn về Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp Hội Đồng An Ninh tại Matxcơva hôm 24/03/2023 để bàn về Ukraina. AP - Alexei Babushkin

Theo Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW của Mỹ ngày 16/04/2023 có nhiều dấu hiệu cho thấy Quân Đội Nga đang ngày càng giao trách nhiệm các chiến dịch tại Ukraina cho lực lượng nhảy dù.

Trong bản tin hàng ngày về chiến dịch tấn công của Nga tại Ukraina, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ghi nhận đã nhắc lại thông tin hôm 16/04 của bộ Quốc Phòng Anh, theo đó tướng Mikhail Teplinsky, tư lệnh binh chủng Nhảy Dù VDV (có tên chính thức là Binh Chủng Đổ Bộ Đường Không), rất có thể là đã lấy lại được một vai trò "quan trọng" ở Ukraina, sau khi đã bị cách chức vào tháng Giêng vừa qua.

Việc tái bổ nhiệm tướng Teplinsky, cho dù với một "vai trò không xác định", cho thấy là Nga đang chuẩn bị "cải tổ giàn chỉ huy cấp cao" sau đợt tấn công mùa đông thất bại và trước thềm một cuộc phản công có thể xảy ra của lực lượng Ukraina.

Quyết định bổ nhiệm này cũng là dấu hiệu cho thấy là lực lượng nhảy dù Nga sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong các chiến dịch quân sự tại Ukraina. Tuy nhiên, cơ quan nghiên cứu Mỹ đã tỏ ra rất hoài nghi về khả năng lực lượng nhảy dù Nga khôi phục được tư thế lực lượng tinh nhuệ trước đây của mình. Lý do là từ đầu cuộc chiến đến nay, lực lượng này đã bị tổn thất rất đáng kể.

Tình báo Mỹ: Một số đơn vị đặc nhiệm Nga mất tới 90% quân số

Trong các tài liệu mật vừa bị rò rỉ của bộ Quốc Phòng Mỹ, có nhiều thông tin tình báo về tình trạng của Quân Đội Nga. Theo nhật báo Mỹ The Washington Post tiết lộ, các lực lượng đặc biệt Nga, gọi chung là Spetsnaz, trong hơn một năm qua đã bị thương vong đáng kể trên chiến trường Ukraina.

Ngay từ đầu, vì thấy đà tiến của "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraina quá chậm, giới chỉ huy quân sự Nga đã quyết định tung lực lượng các lực lượng đặc biệt vào vòng chiến.

Kết quả là các lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ này đã phải chịu tổn thất rất nặng nề. Một ví dụ điển hình là Lữ Đoàn Spetsnaz thứ 22, đã bị mức tổn thất lên đến 90%. Hình ảnh chụp từ trên không từ tháng 11 năm 2021 cho đến gần một năm sau cho thấy đội phương tiện cơ giới  của đạo quân này đã bị giảm đáng kể, với khoảng một nửa số xe bọc thép hạng nhẹ Tigr được cho là không còn hoạt động được.

Một ví dụ khác liên quan đến Lữ Đoàn 346, “đã mất gần như toàn bộ quân số, chỉ còn 125 người trong tổng số 900 người được triển khai”.

Theo The Washington Post, các tổn thất to lớn kể trên sẽ ảnh hưởng lâu dài đến các lực lượng đặc biệt của Nga. Với quá trình huấn luyện kéo dài trung bình bốn năm, việc xây dựng lại các đơn vị bị tiêu hao có thể kéo dài trong thời hạn 10 năm.


************
rfi.fr

Hải quân Hàn - Nhật - Mỹ tập trận phòng thủ chống tên lửa

Thùy Dương

CHÂU Á- QUÂN SỰ

Đăng ngày:

Tàu khu trục Yulgok Yi I của Hàn Quốc (P), USS Benfold của Mỹ (G) và Atago của Nhật trong cuộc tập trận ngày 17/04/2023. Ảnh do bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cung cấp.
Tàu khu trục Yulgok Yi I của Hàn Quốc (P), USS Benfold của Mỹ (G) và Atago của Nhật trong cuộc tập trận ngày 17/04/2023. Ảnh do bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cung cấp. AP

Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản hôm nay 17/04/2023 bắt đầu tập trận chung về phòng thủ chống tên lửa ở hải phận quốc tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, nhằm cải thiện hợp tác an ninh và đối phó tốt hơn với các mối đe dọa tên lửa từ Bắc Triều Tiên.

Theo Yonhap, nội dung cuộc tập trận là phát hiện, theo dõi và trao đổi thông tin liên quan đến mục tiêu tên lửa đạn đạo được mô phỏng trên máy tính. Trong số các tàu tham gia tập trận có 3 tàu khu trục Aegis : ROKS Yulgok Yi I của Hàn Quốc, USS Benfold của Hoa Kỳ và JS Atago của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản. Một quan chức Hải quân Hàn Quốc cho biết : « Đây là cơ hội để tăng cường hợp tác an ninh giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo ngày càng gia tăng từ Bắc Triều Tiên, đồng thời củng cố năng lực của các lực lượng hải quân của chúng ta để đáp trả các vụ phóng tên lửa đạn đạo. »

Cuộc tập trận chung này diễn ra sau cuộc họp cấp cao 3 bên ở Washington, Mỹ hôm 14/04. Các bên đã quyết định tăng cường phối hợp an ninh sau các hành động khiêu khích gần đây của Bắc Triều Tiên, nhất là sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hỏa Tinh -18 (Hwasong-18) dùng nhiên liệu rắn. Seoul, Tokyo và Washington nhất trí sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ chống tên lửa và chống tàu ngầm.

Trong khi đó, lực lượng không quân của Hàn Quốc và Hoa Kỳ hôm nay 17/04 cũng bắt đầu đợt tập trận 12 ngày.

Cũng trong ngày hôm nay, Hàn Quốc và Nhật Bản nối lại cuộc họp cấp cao « 2+2 » về ngoại giao và an ninh tại Seoul sau 5 năm tạm dừng do những bất đồng về các vấn đề lịch sử thời chiến. Theo Reuters, trong thông cáo chung sau cuộc họp, Seoul và Tokyo khẳng định thúc đẩy hợp tác an ninh để « hướng tới tương lai ».


*************
rfi.fr

Nga hụt hơi xích gần với Trung Quốc buộc Việt Nam cân nhắc nâng cấp quan hệ với Mỹ ?

Thu Hằng

Liệu Mỹ có thuyết phục được Việt Nam nâng cấp quan hệ trong năm 2023, nhân dịp kỉ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện ? Hoa Kỳ và Việt Nam liên tục có những hoạt động thắt chặt quan hệ song phương trong thời gian gần đây. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tổng thống Joe Biden điện đàm ngày 29/03. Ông Blinken có chuyến công du đầu tiên đến Việt Nam trong tư cách ngoại trưởng Mỹ từ 14-16/04.

Trước đó một tuần là một phái đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Từ 21-23/03 là một phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, Việt Nam dường như chưa sẵn sàng đáp ứng mong muốn của Mỹ. Trong thái độ lưỡng lự này, Trung Quốc là một yếu tố, nhưng quan trọng nhất là Nga, theo đánh giá của giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ.

Trong thư điện tử ngày 10/04/2023 trả lời một số câu hỏi của RFI Tiếng Việt, giáo sư Vuving cho rằng về lâu dài, Việt Nam phải có những bước đi mạnh mẽ hơn về phía Mỹ vì những bước đi về phía Nga, Nhật, Ấn, Hàn, Úc… sẽ không đủ để bù đắp sự “hụt hẫng” do Nga có thể sẽ bị dính phần nào vào Trung Quốc.

*

RFI : Hoa Kỳ và Việt Nam liên tục có những hoạt động, trao đổi trong thời gian gần đây. Xin ông cho biết là những hoạt động đó diễn ra trong bối cảnh như nào ?

Giáo sư Alexander Vuving : Bối cảnh lớn nhất của các hoạt động ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam hiện nay là cuộc xâm lược Ukraina của Nga và những địa chấn chính trị của nó. Cuộc chiến tranh này đã buộc lịch sử thế giới phải sang trang.

Trước hết, ở tầm vóc toàn cầu, thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã hoàn toàn chấm dứt. Đặc điểm chủ đạo của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh là hợp tác nước lớn vượt trội cạnh tranh nước lớn. Chính vì thế mà toàn cầu hóa đã có cơ hội phát triển vượt bậc và trở thành một xu thế mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Nhưng từ khoảng 2008, thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đi vào thoái trào, cạnh tranh nước lớn dần trở nên lấn át hợp tác nước lớn.

Các sự kiện lớn nói lên điều này là việc Nga xâm lược Gruzia năm 2008, Trung Quốc lập Vùng Nhận dạng Phòng không ở Biển Hoa Đông năm 2013 và cũng khoảng thời gian đó, Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, rồi năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crưm của Ukraina.

Trong thời kỳ 2008-2016, nước Mỹ dưới trào tổng thống Obama phản ứng yếu ớt với các hành động hung hăng của Nga và Trung Quốc nên cạnh tranh nước lớn chỉ mạnh về một chiều. Nhưng sau khi tổng thống Trump lên nắm quyền, chính phủ Mỹ chuyển cách nhìn đối với Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược. Bản thân Trump khai mở một cuộc “thương chiến” với Trung Quốc bằng cách áp đặt thuế quan nặng nề lên một số lượng lớn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Và cuộc xâm lược Ukraina của Nga đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Nó mở toang cánh cửa đã được hé mở từ một thập kỷ trở lại đây để thế giới đi vào một thời kỳ mới trong đó cạnh tranh nước lớn là chủ đạo, hợp tác nước lớn vẫn tồn tại nhưng chỉ là thứ yếu.

Cạnh tranh nước lớn ở đây trước hết là giữa Mỹ một bên và Nga và Trung Quốc ở bên kia. Điều này khiến cho toàn bộ cấu trúc quan hệ đối ngoại của Việt Nam bị lung lay. Sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam phấn đấu làm bạn với tất cả các nước, đặc biệt là giữ quan hệ tốt với các cường quốc, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ và Nga.

Khi hợp tác nước lớn mạnh hơn cạnh tranh nước lớn, Việt Nam có thể xây dựng một cấu trúc đối ngoại vững chắc với một mạng lưới các quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc. Nhưng cuộc chiến tranh Ukraina đã khiến cho quan hệ giữa Nga và Mỹ cũng như phương Tây trở nên thù địch. Nếu Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ và phương Tây thì sẽ làm phật lòng Nga. Ngược lại, Việt Nam tăng cường quan hệ với Nga cũng sẽ làm phật lòng Mỹ và phương Tây.

Đồng thời, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi. Có thể có một vài sự hàn gắn nhất thời nhưng xu thế chung trong thời gian tới là cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gay gắt. Mà tâm điểm địa lý của cuộc tranh hùng Mỹ-Trung là khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm các nước ven biển Hoa Đông và Biển Đông. Khác với cuộc Chiến tranh Lạnh trước đây, Việt Nam chỉ nằm ở ngoại vi của cuộc tranh hùng giữa Liên Xô và Mỹ, nay Việt Nam nằm ngay ở “đường đứt gãy” trung tâm của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.

Do đó, những hoạt động ngoại giao gần đây giữa Mỹ và Việt Nam là nằm trong cố gắng tập hợp lực lượng của Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga, cũng như những cố gắng của Việt Nam nhằm giữ thế cân bằng cho “con thuyền” của mình giữa cơn phong ba địa-chính trị của khu vực và thế giới. Trong cơn phong ba địa-chính trị đó có cả tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông và ở Đông Dương, là những chuyện sát sườn Việt Nam phải đối phó. Giữ con thuyền khỏi tròng trành, đối với Việt Nam, còn bao gồm cả việc đảm bảo nguồn cung tài chính từ bên ngoài (ví dụ thông qua đầu tư nước ngoài) và thị trường xuất khẩu cho hàng Việt Nam (ngoại thương Việt Nam có giá trị gần gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội). Thêm nữa, chính quyền Hà Nội còn có mối lo giữ chế độ cho đảng Cộng sản Việt Nam. Đấy là những quan tâm hàng đầu của hai nước Việt-Mỹ trong quan hệ song phương.

RFI : Có thể coi đó là dấu hiệu cho thấy có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong quan hệ giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư ?

G.S. Alexander Vuving: Cả Mỹ và Việt Nam đều muốn tăng cường quan hệ, trong đó hợp tác kinh tế là một cột trụ quan trọng. Hợp tác quốc phòng cũng là một trụ cột quan trọng, nhưng do sự nhạy cảm của nó đối với các quan hệ nước lớn khác nên nhiều khi hai nước phải đi đường vòng hoặc có lúc tiến lúc lùi thay vì đi thẳng và liên tục tiến.

Năm nay, hai nước Việt-Mỹ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện. Từ đầu năm đã có nhiều đoàn trao đổi, trong đó nổi bật có chuyến thăm Việt Nam của đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai, một đoàn đông đảo các doanh nghiệp Mỹ muốn tăng cường làm ăn với Việt Nam và tuần trước là đoàn nghị sĩ Quốc Hội Mỹ. Thông điệp lớn nhất của phía Mỹ là chính phủ Mỹ, bao gồm cả hành pháp và lập pháp, cũng như giới kinh doanh đều muốn nâng quan hệ hai nước lên tầm “đối tác chiến lược”.

Trong bối cảnh Mỹ muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam càng trở nên quan trọng. Việt Nam cũng rất mong muốn tăng cường quan hệ kinh tế với Mỹ. Nếu nhìn vào cán cân thương mại của Việt Nam, ta có thể thấy Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN, nhưng lại xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ, Trung Quốc và các nước Liên Hiệp Châu Âu. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho hàng Việt Nam, chiếm khoảng 30% thị phần, và là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đang trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ, thay thế vị trí mà Anh đã giữ suốt hai thập kỷ vừa qua.

RFI : Tuy nhiên, về ngoại giao, có ý kiến cho rằng Việt Nam chưa sẵn sàng nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ ? Hà Nội lo về những điểm gì ?

G.S. Alexander Vuving : Chủ trương lâu dài của Việt Nam là thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn, cụ thể là các nước ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã lập quan hệ này với Nga (2001), Trung Quốc (2008), Anh (2010), Pháp (2013). Chỉ còn Mỹ là chưa. Hai nước đã lỡ một số cơ hội lớn trong quá khứ. 

Năm 2015, khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ lần đầu tiên, Mỹ cũng đã muốn nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, nhưng Việt Nam ngại rằng như thế sớm quá, vì mới lập quan hệ đối tác toàn diện được hai năm, và đề nghị chỉ nâng nửa vời lên đối tác toàn diện sâu rộng. Mỹ không đồng ý. Quan hệ tiếp tục được gọi là đối tác toàn diện. Chuyến đi này diễn ra khoảng một năm sau sự kiện giàn khoan (Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan HYSY-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), gây ra sự chuyển hướng chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của Việt Nam.

Đến khoảng năm 2018, sau khi Trung Quốc hoàn tất xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và tăng cường quấy rối cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, Hà Nội bắt đầu thấy cần thiết phải nâng cấp quan hệ với Washington lên đối tác chiến lược. Dự định là trong chuyến thăm Mỹ vào nửa cuối năm 2019 của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của tổng thống Trump, hai nước sẽ nâng cấp quan hệ. Nhưng chuyến đi đã không bao giờ được thực hiện vì sức khỏe ông Trọng không cho phép. 

Chính quyền tổng thống Biden lên thay tiếp tục mong muốn đưa quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Đặc biệt việc Mỹ viện trợ vac-xin Covid cho Việt Nam với số lượng rất lớn và không có bất cứ điều kiện nào kèm theo, trong khi Trung Quốc viện trợ ít hơn nhiều và gần như luôn đi kèm điều kiện, đã khiến nhiều người trong chính giới Việt Nam thấy ai là bạn và ai chỉ là đối tác thôi. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2021, không có cơ hội nào cho lãnh đạo tối cao hai nước gặp nhau nên chưa thực hiện được việc nâng cấp. 

Sau khi Nga xâm lược Ukraina khiến quan hệ Nga - Mỹ trở nên thù địch, Việt Nam quyết định đóng băng vấn đề nâng cấp quan hệ với Mỹ. Hà Nội giải thích là để thể hiện độc lập, cân bằng, tự chủ. Sâu xa hơn thì là để chứng tỏ cho Nga thấy là Việt Nam không đi với Mỹ để chống Nga. 

Trước đó, cuối năm 2021, trong chuyến thăm Nga của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Nga và Việt Nam đến năm 2030. Tuyên bố này có mấy điểm đáng lưu ý. Một là lần đầu tiên Nga hứa sẽ phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không và các hoạt động thương mại không bị cản trở với Việt Nam. Hai là hai bên khẳng định không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có các hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích cơ bản của nhau

Như vậy, mấu chốt để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ là Nga hiểu rằng việc đó không có nghĩa là Việt Nam đi với Mỹ để chống Nga. Chính vì thế mà khi đón các đoàn Mỹ sang thăm, lãnh đạo Việt Nam vẫn nói ủng hộ nâng tầm quan hệ nhưng phải chờ khi điều kiện phù hợp

Phản ứng của Trung Quốc cũng là một vấn đề Việt Nam phải lo ngại, nhưng tôi cho rằng yếu tố này không đủ lớn để làm Việt Nam chùn bước. Thứ nhất là Trung Quốc tiếp tục gia tăng chống phá Việt Nam ở hướng biển. Trung Quốc cũng thâm nhập sâu vào Campuchia và Lào. Các căn cứ quân sự trá hình mà Trung Quốc đang xây dựng ở Campuchia cũng khiến Việt Nam thêm lo ngại. Việt Nam cần Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. 

Đối tác chiến lược không phải là liên minh nên không xâm phạm 3 trong 4 Không của Việt Nam (Không tham gia liên minh quân sự, Không đi với nước này để chống nước kia, Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên đất Việt Nam, Không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Vấn đề chỉ còn cư xử thế nào để Nga và Trung Quốc khó phàn nàn là Việt Nam âm mưu đi với Mỹ để chống lại họ. 

Việt Nam không muốn tạo cớ cho Trung Quốc làm mạnh nên đã có chuyến đi phá lệ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc tháng 11/2022. Theo thông lệ thì tổng bí thư sẽ đi thăm Lào đầu tiên sau khi nhậm chức. Nhưng lần này ông Trọng đi Trung Quốc là nước ngoài đầu tiên sau khi ông được tái đắc cử ở Đại hội Đảng lần thứ 13 đầu năm 2021. Thỏa thuận trong chuyến đi cho thấy Hà Nội nhượng bộ một số chuyện nhỏ không mất gì nhưng vẫn nhất quyết không tham gia cộng đồng chung vận mệnh với Trung Quốc và cũng chỉ nói lời đãi bôi với các Sáng kiến An ninh Toàn cầu và Sáng kiến Phát triển Toàn cầu, là những khuôn khổ hợp tác chiến lược mới của Trung Quốc cho thời kỳ cạnh tranh nước lớn. 

RFI : Chiến tranh Ukraina đã buộc Nga phải xích lại gần với Trung Quốc. Đây có phải là điểm bất lợi cho Việt Nam hay không, trong khi Việt Nam có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, còn Nga từng là nhà cung cấp vũ khí, là đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam ?

G.S. Alexander Vuving : Nga xích lại gần Trung Quốc là điểm bất lợi lớn đối với Việt Nam. Nga không chỉ là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam, mà các công ty dầu khí Nga còn đóng vai trò quan trọng trên tuyến đầu bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Đồng thời trong chiến lược “cân bằng quan hệ” với các nước lớn của Hà Nội, Moskva cũng là một yếu tố đáng kể. Nga cảm tình với chế độ của đảng Cộng sản Việt Nam, không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt nam, lại là một cường quốc hạt nhân và thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Quan hệ với Nga giúp Hà Nội cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Nay Nga suy yếu về kinh tế, quân sự và ngoại giao, phải dựa vào Trung Quốc nhiều hơn, thì tức là cán cân lực lượng giữa các cường quốc đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu ví cấu trúc đối ngoại của Việt Nam như chiếc kiềng nhiều chân, trong đó các chân lớn là quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nga, các chân nhỏ hơn là quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN, Pháp, Anh, Đức, Úc, Hàn Quốc… thì rõ ràng khi “chân” Nga yếu đi, lại phải dựa vào Trung Quốc, thì chiếc kiềng của Việt Nam mất cân bằng.

Cách Việt Nam làm hiện này là tìm cách kéo Nga về phía mình, trong khi đẩy mạnh quan hệ với các nước “cận cường quốc” như Nhật Bản và Ấn Độ và các nước “bậc trung” như Hàn Quốc, Úc, đồng thời tiếp tục “giữ cầu” để khi có thời cơ thì nâng quan hệ với Mỹ.

Trong một năm qua, Việt Nam đã tiếp tục thắt chặt quan hệ với Nhật Bản theo châm ngôn “chân thành, tình cảm, tin cậy”, tăng cường hợp tác quốc phòng với Ấn Độ. Việt Nam cũng đã nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc lên “đối tác chiến lược toàn diện” tháng 12/2022. Dự định cuối năm nay sẽ nâng quan hệ với Úc lên “đối tác chiến lược toàn diện”.

Xu hướng dài hạn là Nga sẽ khó lòng khôi phục vị thế và sức mạnh trước cuộc xâm lược Ukraina và nhiều khả năng Nga sẽ sa lầy tại Ukraina, tiếp tục đối đu với Mỹ, tiếp tục xích lại gần Trung Quốc. Do đó, Việt Nam phải có những bước đi mạnh mẽ hơn về phía Mỹ vì những bước đi về phía Nga, Nhật, Ấn, Hàn, Úc… sẽ không đủ để bù đắp sự “hụt hẫng” của “chân” Nga mà nay có thể sẽ bị dính với “chân” Trung Quốc phần nào.


***************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) -Trung Quốc phóng vệ tinh, mảnh vỡ rơi xuống vùng biển Bắc Kinh cấm lưu thông. Bộ Quốc Phòng Đài Loan sáng ngày 16/04/2023 báo động vệ tinh Trung Quốc bay ngang qua vùng biển ở phía bắc Đài Loan, nhiều mảnh vỡ rơi xuống khu vực mà chính Trung Quốc đã quy định là nơi « cấm qua lại ». Sự cố « không đe dọa đến an ninh nội địa của Đài Loan ». Báo chí Bắc Kinh xác nhận sáng Chủ Nhật, lúc 9 giờ 36 phút đã phóng vệ tinh theo dõi khí tượng từ Tửu Tuyền (Jiuqan), tỉnh Cam Túc (Gansu) gần biên giới Mông Cổ. Đề phòng mảnh vỡ vệ tinh rơi, các giới chức hàng hải tại tỉnh Phúc Kiến -hướng ra Đài Loan, đã cấm tàu bè qua lại tại một vùng cách Đài Bắc khoảng 160 km, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều giờ địa phương.

(AFP) - Quân đội Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo để đẩy lùi một tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên xâm nhập vào vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Theo thông báo hôm nay 16/04/2023 của Seoul, tàu tuần tra của Bắc Triều Tiên đã vượt qua Đường giới hạn phía Bắc (Northern Limit Line -LL), vào hôm 15/04 gần đảo Baekryeong của Hàn Quốc. Biên giới trên biển trên thực tế, chưa bao giờ được Bắc Triều Tiên chính thức công nhận, từ lâu đã trở thành nơi căng thẳng giữa hai miền nam bắc.

(Reuters) - Berlin bắt đầu kiểm tra về mức độ nguy hiểm của các phụ tùng thiết bị mạng 5G Trung Quốc đã được lắp đặt trên lãnh thổ Đức. Trả lời nhật báo Sonntag ngày 16/04/2023, bộ trưởng Nội Vụ Nancy Faeser khẳng định cần phải « bảo vệ mạng viễn thông, phát hiện báo động về những rủi ro, cần tránh để bị lệ thuộc » vào các nhà cung cấp mạng 5G như Hoa Vi hay ZTE của Trung Quốc. Tháng trước, một nguồn tin từ chính phủ cho biết Đức rất quan ngại về liên hệ giữa các nhà cung cấp mạng 5G Trung Quốc với chính quyền Bắc Kinh vì đây có thể là một mối đe dọa tiềm tàng đối với « an ninh quốc gia ». Trong tương lai, đấy có thể là những cổng vào để Trung Quốc dọ thám Đức hoặc phá hoại những cơ sở hạ tầng thiết yếu của nền công nghiệp số 1 trong Liên Hiệp Châu Âu.

(AFP) - Ba Lan và Hungary cấm nhập khẩu ngũ cốc và nông sản của Ukraina. Quyết định mà Vaxava và Budapest hôm 15/04/2023 loan báo là nhằm bảo vệ nông dân của Ba Lan và Hungary. Lệnh cấm của hai nước này có hiệu lực đến ngày 30/06/2023. Về lý thuyết, ngũ cốc Ukraina được phép trung chuyển qua các nước Liên Âu, để từ các cảng biển của khối bán ra thế giới, nhưng vì các lý do hậu cần, hàng hóa ứ lại tại Ba Lan, làm giá nông sản Ba Lan sụt giảm khiến nông dân bất bình và bộ trưởng Nông Nghiệp phải từ chức. Hồi tháng 03, Ba Lan, Hungary và 4 nước Trung Âu khác từng đề nghị Liên Âu giúp đỡ tìm giải pháp.

 (RFI) - Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraina. Hôm 15/04/2023, Gazprom thông báo sẽ chuyển 38,5 triệu m3 khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraina. Sau khi Nga khóa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 nối từ Nga sang Đức qua biển Baltic, thì con đường duy nhất chuyển khí ga từ Nga sang châu Âu là đường ống Brotherhood chạy qua Ukraina, chủ yếu chuyển khí đốt cho Hungary và Áo.

(AFP) - Cải tổ hưu trí Pháp : Tổng thống Macron phát biểu trên truyền hình với quốc dân tối 17/04/2023 sau khi cấp tốc ban hành luật mới về chế độ hưu trí. Một phần công luận Pháp vẫn không chấp nhận phải đợi đến 64 tuổi mới được nghỉ hưu, thay vì 62 như hiện tại. Các phe đối lập và nghiệp đoàn chỉ trích mạnh mẽ Emmanuel Macron « vội vã », hành xử như « kẻ trộm ra tay vào ban đêm » ban hành đạo luật ngay trong đêm 14-15/04/2023. Các công đoàn tiếp tục duy trì áp lực lên chính phủ qua việc kêu gọi đình công ngày 20, 28/04/2023 và nhất là dịp Lễ Lao Động 1/05.

(AFP) - Đức ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng ngừng hoạt động vào hôm 15/04/2023. Như vậy là Đức đã từ bỏ hẳn điện nguyên tử, được xem là một thắng lợi cho nhiều thập kỷ đấu tranh của phe sinh thái và các tổ chức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người Đức, do lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, muốn các nhà máy điện hạt nhân hoạt động thêm một thời gian nữa. Nhiều người thậm chí cho rằng điện hạt nhân là giải pháp duy nhất cho nước Đức trong bối cảnh khủng hoảng, giống như Pháp. 

(AFP) - Sau nhiều tháng chậm trễ, nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới của Phần Lan, Olkiluoto 3 bắt đầu cung cấp điện. Tập đoàn khai thác TVO hôm 16/04/2023 chính thức thông báo từ nay, 3 lò phản ứng của nhà máy điện Olkiluoto sẽ cung cấp khoảng 30 % điện cho toàn quốc. Nhẽ ra lò phản ứng thứ ba của nhà máy này đã phải bắt đầu sản xuất điện từ tháng 12/2022. Ba nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới EPR duy nhất (Olkiluoto tại Phần Lan, Flamanville tại Pháp và Kinkley Point tại Anh) tại châu Âu do tập đoàn quốc gia Pháp EDF thiết kế đều bị chậm trễ cả chục năm so với dự tính ban đầu và giá thành các dự án bị đẩy lên cao.

(AFP) - Cũng muốn có ChatGPT, tỉ phú Mỹ Elon Musk mở thêm một hãng mới. X.AI như tên gọi hoạt động trong lĩnh vực phát triển, khai thác trí thông minh nhân tạo. Công ty được đặt tại bang Nevada. Thông tin chỉ được báo tài chính Anh Financial Times tiết lộ hôm 14/04/2023 cho dù X.AI đã khai trương từ tháng 3/2023. Musk theo đuổi mục tiêu X.AI phải là đối thủ cạnh tranh với OpenAI công ty khởi nghiệp đã cho ra đời ChatGPT làm thay đổi trật tự thế giới trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Elon Musk từng là đồng sáng lập viên OpenAI trước khi rời khỏi hãng này năm 2018.


***********

Miền đông Ukraine đón lễ Phục sinh trong bom đạn

Lam Vũ

Ông Serhiy Cherevatyi, người phát ngôn bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, ngày 15.4 cho hay quân đội nước này và Nga đã giao tranh ác liệt ở thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk, nhưng lực lượng của Kyiv vẫn bám trụ. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nhóm lính đánh thuê Wagner đã chiếm thêm 2 khu vực khác ở Bakhmut. "Những trận đánh đẫm máu đang diễn ra tại trung tâm thành phố", Reuters dẫn lời ông Cherevatyi.

Miền đông Ukraine đón lễ Phục sinh trong bom đạn - Ảnh 1.

Những người lính Ukraine trở về từ Bakhmut ngày 15.4

REUTERS

Trong khi đó, Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine, cáo buộc Kyiv tấn công một nhà thờ ở thành phố Donetsk vào rạng sáng 16.4, ngày lễ Phục sinh theo lịch Chính thống giáo phương Đông. Hãng tin TASS dẫn lời ông Denis Pushilin, quyền lãnh đạo DPR, cho biết cuộc tấn công với tổng cộng 20 quả rốc két đã khiến một dân thường thiệt mạng và 6 người khác bị thương.

Kyiv và Moscow không lập tức bình luận về các tuyên bố của đối phương. Trong một diễn biến khác, Ukraine ngày 16.4 cho biết hai bên đã tiến hành đợt trao đổi tù binh mới nhân "đại lễ Phục sinh". Theo ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng tổng thống Ukraine, Kyiv đã nhận lại 130 công dân nước này, song không rõ số lượng được trao trả cho Nga.

Một diễn biến đáng chú ý là việc chính phủ Ba Lan và Hungary thông báo lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc và các sản phẩm khác của Ukraine, trong bối cảnh hàng hóa từ quốc gia chiến sự đã tràn ngập các nước láng giềng Đông Âu, khiến nông sản địa phương rớt giá nghiêm trọng. Kyiv đã bày tỏ sự tiếc nuối về động thái này, theo Reuters.


*******

Dân số Ấn Độ đã vượt Trung Quốc


Trang MarketWatch của Mỹ cho rằng dân số Ấn Độ đã vượt Trung Quốc vào ngày 14-4. Nhiều tổ chức quốc tế trước đó đã dự báo viễn cảnh này.

Dân số Ấn Độ đã vượt Trung Quốc - Ảnh 1.

Cảnh đông đúc tại một nhà ga ở thành phố Mumbai, Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

Dựa trên báo cáo triển vọng dân số thế giới của Liên Hiệp Quốc, trang MarketWatch (công ty con của Dow Jones & Company) đã tính tốc độ thay đổi mỗi ngày để xác định thời điểm chính xác mà Ấn Độ có dân số lớn hơn Trung Quốc.

Ấn Độ tăng thêm trung bình khoảng 36.470 người mỗi ngày, trong khi dân số Trung Quốc giảm khoảng 983 người/ngày.

Phân tích của MarketWatch dẫn tới kết luận Ấn Độ đã vượt Trung Quốc, trở thành nước đông dân nhất thế giới vào ngày 14-4 vừa qua. Ấn Độ có 1.425.782.975 người vào ngày 14-4, trong khi Trung Quốc có 1.425.748.032 người, chênh nhau gần 35.000 người.

Liên Hiệp Quốc đã dự đoán dân số Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc vào khoảng năm nay, trở thành nước đông dân nhất thế giới. Trung Quốc sẽ tụt xuống vị trí thứ hai với 1,426 tỉ người.

Dân số Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong bốn thập kỷ tới, đạt đỉnh gần 1,7 tỉ người vào năm 2063.

Video: Ấn Độ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới

Tờ Wall Street Journal nhận định dân số ngày càng tăng của Ấn Độ có nghĩa là nước này có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, mua nhiều hàng hóa của thế giới hơn và đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu, ngay cả khi nước này phải vật lộn với nghèo đói và thiếu việc làm.

Những trở ngại về nhân khẩu học của Trung Quốc sẽ khiến nước này khó đạt được tham vọng kinh tế hoặc thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp sự giàu có và sức mạnh quân sự đang gia tăng.

"Chúng ta đang chuẩn bị chứng kiến sự chuyển đổi dân số có thể được xem là quan trọng nhất trong 200 năm qua", ông Irfan Nooruddin, giám đốc Trung tâm Nam Á tại Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), nói.

Hiện Trung Quốc và Ấn Độ chưa công bố dân số chính thức cho năm 2023. Cả hai nước cũng đối mặt các thách thức bên cạnh cơ hội từ việc tăng - giảm dân số và đang tìm giải pháp cho vấn đề
***********

Số người chết tăng cao trong cuộc tranh giành quyền lực ở Sudan

Văn Khoa

Xung đột bùng phát vào sáng sớm 15.4 và kéo sang hôm nay 16.4, sau nhiều tuần tranh giành quyền lực giữa quân đội quốc gia Sudan do tướng Abdel Fattah Al-Burhan chỉ huy và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), nhóm dân quân được nhà nước bảo trợ và do tướng Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy, theo AFP.

Tướng Burhan hiện là người đứng đầu chính quyền quân sự ở Sudan, trong khi tướng Dagalo là cấp phó của ông. Hai vị tướng từng hợp tác với nhau để lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm Omar al-Bashir vào năm 2019. Song hai bên đã bắt đầu cạnh tranh quyền lực trong bối cảnh các phe phái chính trị ở Sudan cố gắng đàm phán để thành lập một chính phủ chuyển tiếp sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021.

Số người chết tăng cao trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tướng lĩnh ở Sudan - Ảnh 1.

Khói bốc lên ở thủ đô Khartoum, Sudan ngày 15.4, khi quân đội và lực lượng dân quân đụng độ trong cuộc tranh giành quyền lực

Reuters

Cả quân đội và RSF đều tuyên bố họ đã kiểm soát sân bay của Sudan và các cơ sở quan trọng khác ở thủ đô Khartoum, nơi giao tranh nổ ra trong đêm, theo Reuters.

Trong những giờ đầu của ngày 16.4, người dân cho hay đã nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ từ pháo hạng nặng suốt đêm. "Chúng tôi rất sợ, 24 tiếng đồng hồ không ngủ vì tiếng ồn và nhà rung lắc. Chúng tôi lo hết nước, thức ăn và thuốc men cho người cha mắc bệnh tiểu đường của mình", cô Huda, một cư dân trẻ ở phía nam Khartoum cho Reuters hay.

"Tình hình rất đáng lo ngại và có vẻ như sẽ không sớm hạ nhiệt", Ahmed Seif, một cư dân khác ở Khartoum nhận định, theo AFP.

Số người chết tăng cao trong cuộc tranh giành quyền lực giữa hai tướng lĩnh ở Sudan - Ảnh 2.

Khói bốc lên trên các tòa nhà dân cư ở Khartoum vào ngày 16.4, khi giao tranh ở Sudan diễn ra ác liệt trong ngày thứ hai của cuộc chiến giữa các tướng lĩnh đối địch

AFP

Ủy ban Bác sĩ Sudan trung ương thông báo ít nhất 56 dân thường đã thiệt mạng và 595 người, bao gồm cả các chiến binh, đã bị thương kể từ khi giao tranh nổ ra. Khoảng một nửa số dân thường thiệt mạng ở các tỉnh bên ngoài thủ đô Khartoum, theo Reuters. Số người thiệt mạng được đưa ra trước đó là 27.

Ủy ban Bác sĩ Sudan trung ương còn nói rằng có nhiều quân nhân cũng thiệt mạng nhưng không đưa ra con số cụ thể do thiếu thông tin trực tiếp từ các bệnh viện tiếp nhận những người bị thương.

Trong khi đó, nhiều nước, như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ai Cập và Ả Rập Xê Út, cũng như Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu và Liên minh châu Phi, đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch.

Nỗ lực của các nước láng giềng và cơ quan khu vực nhằm chấm dứt bạo lực đã gia tăng trong ngày 16.4. Trong đó, Ai Cập và Nam Sudan đã đề nghị làm trung gian hòa giải giữa các bên tham chiến, theo Reuters trích dẫn một tuyên bố từ Văn phòng Tổng thống Ai Cập.


*********

Mỹ đánh giá năng lực Đài Loan ra sao trong xung đột tiềm tàng với Trung Quốc?

Văn Khoa

Tờ The Washington Post ngày 15.4 dẫn các đánh giá trên cho hay giới chức Đài Loan nghi ngờ việc hệ thống phòng không của hòn đảo có thể đủ sức "phát hiện chính xác các vụ phóng tên lửa", và chỉ hơn một nửa số máy bay của Đài Loan có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ.

Cũng theo đánh giá của Lầu Năm Góc, việc di chuyển các máy bay phản lực đến nơi trú ẩn sẽ mất ít nhất một tuần, một vấn đề lớn nếu Trung Quốc phóng tên lửa trước khi Đài Loan có cơ hội phân tán những chiếc máy bay đó.

Các tài liệu mật đề cập đến một cuộc xung đột tiềm tàng cho thấy lực lượng không quân của Trung Quốc sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều trong việc sớm thiết lập quyền kiểm soát bầu trời.

Mỹ đánh giá năng lực Đài Loan ra sao trong xung đột tiềm tàng với Trung Quốc? - Ảnh 1.

Binh sĩ Đài Loan trong một cuộc diễn tập thể hiện khả năng sẵn sàng tác chiến vào tháng 1.2023

Reuters

Vụ rò rỉ tài liệu, lần đầu tiên được các nhà chức trách chú ý vào tuần trước, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về những hoạt động tình báo của Mỹ trên toàn thế giới. FBI đã bắt giữ nghi phạm chính, Jack Teixeira, thành viên 21 tuổi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Massachusetts, vào chiều 13.4. Cả Lầu Năm Góc lẫn Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra vụ rò rỉ tài liệu mật này.

Những tiết lộ về sự sẵn sàng của Đài Loan được đưa ra khi quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên và những lo ngại tiếp tục gia tăng về một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Đài Bắc và quân đội Trung Quốc (PLA).

Một đánh giá của Lầu Năm Góc còn lưu ý rằng việc hiện đại hóa của PLA và sử dụng phà dân sự trong các cuộc tập trận do Chiến khu Đông bộ thuộc PLA tổ chức gần Đài Loan đang "làm xói mòn" khả năng của cộng đồng tình báo Mỹ trong việc phát hiện hoạt động bất thường và những bước chuẩn bị của Trung Quốc cho "một cuộc tấn công vào Đài Loan".

Mỹ ngầm cảnh báo Trung Quốc về hành động quân sự quanh Đài Loan

Một đánh giá khác nhắm vào sự sẵn sàng của các lực lượng phòng vệ và dân sự Đài Loan, cho rằng học thuyết hiện tại của hòn đảo về việc phóng hai tên lửa phòng không cho mỗi mục tiêu "sẽ không có hiệu quả trước việc khai hỏa ồ ạt" từ hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc, được phân tán trên nhiều bệ phóng di động. Các phi công Đài Loan tập bắn vào những mục tiêu bất động.

Trong khi đó, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho hay trong một tuyên bố rằng họ "tôn trọng các ý kiến bên ngoài về sự sẵn sàng" của lực lượng phòng vệ Đài Loan, nhấn mạnh các hệ thống phòng thủ của họ "được xây dựng cẩn thận dựa trên các mối đe dọa của kẻ thù". Cơ quan Phòng vệ Đài Loan còn nhấn mạnh rằng phản ứng của Đài Loan đối với các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc cho thấy các sĩ quan "hoàn toàn có năng lực, quyết tâm và tự tin" trong việc đảm bảo an ninh, theo The Washington Post.

Một phát ngôn viên của Văn phòng Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ từ chối bình luận về những đánh giá bị rò rỉ nói trên.


************

Tin tức thế giới 17-4: Ông Putin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc; Biểu tình ở Cộng hòa Czech


(Từ phải sang) Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc trong cuộc cuộc họp ở Matxcơva, Nga, ngày 16-4 - Ảnh: REUTERS/SPUTNIK

(Từ phải sang) Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc trong cuộc cuộc họp ở Matxcơva, Nga, ngày 16-4 - Ảnh: REUTERS/SPUTNIK

Ông Putin ca ngợi hợp tác quân sự Nga - Trung

* Ông Putin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Theo Hãng tin Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shang Fu) tại thủ đô Matxcơva của Nga vào ngày 16-4 và cả hai người đều ca ngợi việc hợp tác quân sự giữa hai nước Nga - Trung, vốn đã tuyên bố mối quan hệ đối tác "không có giới hạn".

"Chúng ta (Nga - Trung Quốc) có mối quan hệ rất chặt chẽ. Mối quan hệ này đã vượt qua cả các liên minh quân sự - chính trị trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ này rất ổn định" - ông Lý Thượng Phúc nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đánh giá quan hệ Nga - Trung "đã bước vào một kỷ nguyên mới".

Chuyến đi của ông Lý đến Nga - sẽ kéo dài đến ngày 19-4 - diễn ra vài tuần sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng trước. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Lý kể từ khi nhậm chức bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc.

Matxcơva và Bắc Kinh trong những năm qua đã tăng cường hợp tác, đều xuất phát từ mong muốn của hai nước nhằm đối trọng với sự thống trị toàn cầu của Mỹ, theo Hãng tin AFP.

* Nga nói lực lượng Wagner chiếm thêm hai khu phố ở thành phố Bakhmut. Ngày 16-4, Bộ Quốc phòng Nga thông tin Tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga đã chiếm được thêm hai khu phố ở phía tây bắc và đông nam của thành phố Bakhmut ở đông Ukraine, theo Hãng tin Reuters.

Bộ này nói thêm các đơn vị lính dù của quân đội Nga đang hỗ trợ lực lượng Wagner bằng cách kìm hãm lực lượng Ukraine ở hai bên sườn.

Trong khi đó, ông Serhiy Cherevatyi, người phát ngôn Bộ Chỉ huy quân sự phía đông Ukraine, cho biết lực lượng Wagner đang tấn công hàng chục lần một ngày tại đây.

* Tòa án Iran bỏ tù 10 quân nhân về vụ bắn rơi máy bay Ukraine hồi năm 2020. Ngày 16-4, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ trang Mizan Online của cơ quan tư pháp Iran cho biết Iran đã kết án tù 10 thành viên của lực lượng vũ trang nước này sau khi phát hiện họ phạm tội liên quan đến vụ vô tình bắn rơi máy bay chở khách của Ukraine.

Các lực lượng Iran đã bắn nhằm vào chuyến bay mang số hiệu PS752 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine ngay sau khi máy bay cất cánh từ Tehran vào ngày 8-1-2020, khiến tất cả 176 người trên máy bay thiệt mạng. Hầu hết người trên máy bay là người Iran và Canada, trong đó có nhiều người mang hai quốc tịch.

Các cuộc khai quật tại thành phố cổ Paestum ở Ý đã phát hiện bảy đầu bò bằng đất nung và một bức tượng thần tình yêu Eros cưỡi một con cá heo - Ảnh: AP/Công viên Khảo cổ Paestum và Velia

Các cuộc khai quật tại thành phố cổ Paestum ở Ý đã phát hiện bảy đầu bò bằng đất nung và một bức tượng thần tình yêu Eros cưỡi một con cá heo - Ảnh: AP/Công viên Khảo cổ Paestum và Velia

Những phát hiện khảo cổ mới ở Ý

* Những phát hiện mới trong công viên khảo cổ ở Ý, bao gồm thần tình yêu Hy Lạp Eros cưỡi cá heo. Theo Hãng tin DPA, thông tin công bố cuối tuần qua cho thấy các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều bức tượng nhỏ bằng đất nung trong các cuộc khai quật ở miền nam nước Ý, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về đời sống tôn giáo ở thành phố cổ Paestum.

Ngoài bảy chiếc đầu bò và một số bàn thờ thu nhỏ, những thứ tượng trưng cho vị thần tình yêu Hy Lạp Eros cưỡi một con cá heo cũng được tìm thấy ở Công viên khảo cổ Paestum và Velia ở tỉnh Salerno của Ý.

Paestum là một thành phố Hy Lạp cổ đại lớn nằm bên bờ biển Tyrrhenian mà ngày nay thuộc khu vực ven biển Magna Graecia, miền nam nước Ý.

* Hàng ngàn người phản đối chính phủ ở thủ đô Praha của Cộng hòa Czech. Ngày 16-4, hàng ngàn người đã tập trung tại trung tâm Praha để phản đối chính phủ Cộng hòa Czech, đổ lỗi cho chính phủ nước này này quá quan tâm đến Ukraine và phớt lờ những khó khăn kinh tế trong nước, theo Hãng tin AFP.

Những người biểu tình chỉ trích chính quyền Thủ tướng Petr Fiala của Cộng hòa Czech vì giá năng lượng và thực phẩm tăng, trong bối cảnh lạm phát ở quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và liên minh quân sự NATO này - với dân số 10,5 triệu người - đạt mức 15% trong tháng 3.

Đón năm mới kiểu Nepal

nepal-16816853922551375405878

Mọi người bôi bột đỏ son lên nhau khi họ tổ chức Lễ hội Sindoor Jatra ở Bhaktapur, Nepal, vào ngày 15-4-2023. Lễ hội được tổ chức để chào đón năm mới của người Nepal và bắt đầu mùa xuân tại quốc gia Nam Á này - Ảnh: XINHUA


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn