Tổng thống Ukraine chỉ trích NATO 'yếu đuối' [ Cập nhật liên tục ]

Thứ Sáu, 04 Tháng Ba 20227:03 CH(Xem: 5293)
Tổng thống Ukraine chỉ trích NATO 'yếu đuối' [ Cập nhật liên tục ]
voatiengviet.com

Giới chức Mỹ: Ukraine vẫn còn ‘đa số đáng kể’ máy bay quân sự

Reuters

Chín ngày sau khi bị Nga xâm lược, Ukraine vẫn còn “đa số đáng kể” các máy bay quân sự, một giới chức quốc phòng Mỹ cho biết ngày 4/3.

Dù quân đội Nga vượt trội Ukraine nhiều mặt về số lượng và hỏa lực, nhưng việc không lực Ukraine vẫn còn ngang dọc và lực lượng phòng không của họ vẫn còn năng động đã khiến các chuyên gia quân sự ngạc nhiên.

Quan chức ẩn danh vừa kể cho hay Ukraine vẫn còn đa số đáng kể không lực tác chiến cùng các hệ thống đất đối không và các hệ thống không nguời lái.

Vẫn theo nguồn tin này, máy bay của Ukraine chịu một số thiệt hại, kể cả việc bị không lực Nga phá hủy, nhưng không cho biết chi tiết.

Nga đã bắn hơn 500 tên lửa vào các mục tiêu Ukraine kể từ khi bắt đầu xâm lược.

Binh sĩ Ukraine được trang bị rốc-kết đất đối không là mối đe doạ cho máy bay Nga và gây nguy cơ cho phi công Nga tìm cách yểm trợ bộ binh.

Khả năng Ukraine duy trì cho các máy bay của không lực tiếp tục hoạt động là một minh chứng sinh động về sự kiên cường của nước này đối mặt với cuộc tấn công và làm tăng tiến tinh thần đối với quân đội lẫn người dân Ukraine, các chuyên gia nói.

Ngũ Giác Đài đã thiết lập một đường dây nóng mới với Bộ Quốc phòng Nga để ngăn ngừa “tính toán sai lầm, sự cố quân sự và tình trạng leo thang” trong khu vực trong lúc cuộc xâm lược của Nga đang tiến triển.

Đoàn xe bọc thép của Nga hướng về thủ đô Kyiv vẫn còn cách trung tâm thành phố 25 km.

Xe tăng tiến vào Kherson, nơi có khoảng 250.000 dân, và lực lượng Nga đã chiếm tòa nhà hành chánh khu vực, thống đốc Hennadiy Laguta, cho biết ngày 3/3.

Mỹ nêu lý do đoàn xe dài 64KM bị chặn

"Chúng tôi có thông tin rằng một cây cầu trên đường di chuyển của đoàn xe quân sự Nga đã bị kích nổ. Cũng có các dấu hiệu cho thấy quân đội Ukraine đã tấn công vào các phương tiện trong đoàn xe", người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong cuộc họp báo hôm 4/3.

Kirby đề cập đến đoàn xe quân sự dài 64 km của Nga đang tập trung trên tuyến đường ở phía bắc thủ đô Kiev của Ukraine. Ảnh vệ tinh được Maxar Technologies công bố hôm 28/2 cho thấy đoàn phương tiện quân sự Nga gồm xe bọc thép, xe tăng, pháo và các phương tiện chuyên dụng khác xếp kín tuyến đường từ sân bay Antonov tới Pribirsk, cách Kiev gần 27 km.

Ảnh vệ tinh chụp đoàn xe quân sự Nga áp sát Kiev hôm 28/2. Ảnh: Maxar.

Ảnh vệ tinh chụp đoàn xe quân sự Nga áp sát Kiev hôm 28/2. Ảnh: Maxar.

Quân đội Ukraine dường như đã chuẩn bị tinh thần đối phó đoàn xe tiến vào Kiev, song tới ngày 3/2, tình báo Mỹ cho biết đoàn xe Nga vẫn "chôn chân" ở vị trí cũ và hầu như không tiến thêm. Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết đoàn xe Nga không nhích được đáng kể suốt nhiều ngày.

Kirby nhận định hành động phản kháng của quân đội Ukraine đã khiến đoàn xe quân sự Nga ùn lại và không thể di chuyển ở một số nơi. Theo Lầu Năm Góc, đoàn xe quân sự Nga cũng gặp thách thức ở khâu hậu cần và tiếp nhiên liệu.

Tuy nhiên, quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói rằng dù lực lượng Nga trên đoàn xe quân sự đang "thiếu nhiên liệu và lương thực", họ có thể sẽ rút kinh nghiệm và cố gắng khắc phục nhanh chóng trước khi tiếp tục thực hiện chiến dịch.

Xe quân sự Nga xếp kín quãng đường 64 km gần thủ đô Ukraine. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Xe quân sự Nga xếp kín quãng đường 64 km gần thủ đô Ukraine. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Bộ Quốc phòng Ukraine Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 3/3 đăng Twitter video cho thấy binh sĩ Ukraine kiểm tra các phương tiện quân sự đang bốc cháy có dấu chữ V sau cuộc giao tranh gần căn cứ không quân Gostomel, ngoại ô Kiev.

Theo xác minh của CNN, video được quay tại khu vực cách sân bay Gostomel khoảng 8 km, nơi từng nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng Nga hôm 24/2. Các dấu hiệu cho thấy số phương tiện bị phá hủy này là một phần trong đoàn xe quân sự Nga xuất phát từ Belarus.

Hàng trăm phương tiện quân sự, chiến đấu cơ và trực thăng Nga trước đó được triển khai đến Belarus trước đó để tham gia cuộc tập trận chung. Tuy nhiên, sau khi kết thúc tập trận, lực lượng Nga không trở về nước.

Ukraine phá hủy 20 xe quân sự Nga gần căn cứ không quân

Binh sĩ Ukraine kiểm tra xe quân sự bốc cháy hôm 3/3. Video: Twitter/Bộ Quốc phòng Ukraine

Nga - Ukraine đã trải qua hơn 9 ngày giao tranh. Lực lượng Nga kiểm soát được thành phố lớn Kherson ở miền nam Ukraine và đang bao vây, pháo kích một loạt đô thị, trong đó có thủ đô Kiev, Kharkov và Mariupol. Thị trưởng Mariupol đã phải ra tuyên bố cầu cứu khi thành phố bị mất điện, nước sau 5 ngày bị lực lượng Nga vây hãm.

Phái đoàn Nga - Ukraine hôm 3/3 đàm phán vòng hai tại Belarus và nhất trí lập hành lang nhân đạo sơ tán dân thường tại các khu vực bị bao vây, nhưng không đạt được thỏa thuận ngừng bắn nào. Hai nước dự định đàm phán lần ba vào cuối tuần này.

Ngọc Ánh (Theo CNN)

Tổng thống Ukraine chỉ trích NATO 'yếu đuối'

Tổng thống Zelensky chỉ trích NATO yếu đuối, thờ ơ với Ukraine sau khi liên minh từ chối lập vùng cấm bay trên không phận nước này.

"NATO cố tình quyết định không bảo vệ bầu trời Ukraine", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo trong video đăng trên Facebook tối 4/3. "Các nước NATO đã vẽ ra kịch bản rằng đóng cửa không phận Ukraine sẽ kích động Nga đối đầu trực tiếp với NATO".

Tuyên bố được Zelensky đưa ra sau khi hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ, quyết định không lập vùng cấm bay ở Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết động thái đó có thể dẫn đến "cuộc chiến toàn diện ở châu Âu" và Washington sẽ tiếp tục phối hợp với đồng minh để cung cấp cho Ukraine vũ khí tự vệ.

"Đây là hành vi tự huyễn hoặc của những người yếu đuối, bất an, dù thực tế họ sở hữu vũ khí mạnh hơn nhiều lần những gì chúng tôi có", Tổng thống Zelensky nói thêm. Theo ông, quyết định không lập vùng cấm bay của NATO đã "bật đèn xanh cho hoạt động ném bom các thị trấn, làng mạc ở Ukraine tiếp diễn".

"Các ngài lẽ ra có thể đóng cửa không phận Ukraine", ông nói thêm, đồng thời mô tả hội nghị thượng đỉnh NATO "yếu ớt, gây bối rối, cho thấy không phải ai cũng coi đấu tranh cho tự do là mục tiêu số một của châu Âu".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong video đăng trên Facebook hôm 4/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine Zelensky trong video đăng trên Facebook hôm 4/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine cũng đặt câu hỏi về tính toán của các thành viên NATO trong hội nghị, chỉ trích họ không đoàn kết. Ông cũng bày tỏ biết ơn các nước NATO đã ủng hộ Ukraine và tin rằng Ukraine "sẽ thắng" dù không thiết lập vùng cấm bay.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 4/3 cho rằng lập vùng cấm bay ở Ukraine không phải lựa chọn được liên minh xem xét.

"Chúng tôi đã thống nhất không nên để máy bay NATO hoạt động trên không phận Ukraine hoặc triển khai quân đội NATO trên lãnh thổ Ukraine", Stoltenberg nói tại cuộc họp báo ở Brussels. "Cách duy nhất để lập vùng cấm bay là điều tiêm kích NATO vào không phận Ukraine và thực thi nó bằng cách bắn hạ máy bay Nga. Nếu làm vậy, chúng tôi có thể gây ra chiến tranh toàn diện tại châu Âu, khiến nhiều nước bị ảnh hưởng và dẫn tới nhiều thương vong hơn. Đó là lý do chúng tôi đưa ra quyết định này".

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trước đó nói rằng thực thi vùng cấm bay đối với Ukraine là quyết định của NATO, nhưng đó sẽ là "bước đi quá xa" với "nguy cơ leo thang thực sự và có thể dẫn đến Thế chiến III".

Nếu vùng cấm bay được thiết lập ở Ukraine, các chiến đấu cơ Nga sẽ không được phép hoạt động và tiến hành không kích trong không phận nước này. Bên tuyên bố thiết lập vùng cấm bay có thể điều tiêm kích ngăn chặn, bắn hạ những phi cơ vi phạm vùng trời quy định.

NATO từng áp đặt vùng cấm bay ở các nước không phải thành viên, trong đó có Bosnia và Libya. Tuy nhiên, đây luôn là động thái gây tranh cãi, vì có thể châm ngòi xung đột giữa liên minh với các bên liên quan.

Nga - Ukraine đã bước sang ngày giao tranh thứ mười. Lực lượng Nga kiểm soát được thành phố lớn Kherson ở miền nam Ukraine và đang bao vây, pháo kích một loạt đô thị, trong đó có thủ đô Kiev, Kharkov và Mariupol. Thị trưởng Mariupol đã phải ra tuyên bố cầu cứu khi thành phố bị mất điện, nước sau 5 ngày bị lực lượng Nga vây hãm.

Phái đoàn Nga - Ukraine hôm 3/3 đàm phán vòng hai tại Belarus và nhất trí lập hành lang nhân đạo sơ tán dân thường tại các khu vực bị bao vây, nhưng không đạt được thỏa thuận ngừng bắn nào. Hai nước dự định đàm phán lần ba vào cuối tuần này.


* Ông Nebenzya khẳng định các lực lượng tuần tra Nga đã bị tấn công trước bởi một nhóm phá hoại người Ukraine và buộc phải đáp trả. Nhóm người này sau đó đã rút lui nhưng phóng hỏa một tòa nhà hành chính trong khu vực nhà máy.

Ở chiều ngược lại, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield chỉ trích Nga tấn công vào Zaporizhzhia và gọi đây là "sự leo thang nguy hiểm".

Bà cảnh báo trong khi nhân loại đã thoát được một thảm họa hạt nhân ở Zaporizhzhia, nguy cơ vẫn còn khi quân đội Nga đang áp sát nhà máy điện hạt nhân lớn thứ hai của Ukraine và chỉ còn cách nơi đây hơn 30km.

ĐỌC NHANH 5-3: Giao tranh nhằm vào đoàn xe Nga hướng đến Kiev - Ảnh 2.

Sơ đồ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong đồ họa của New York Times ngày 5-3. Khu vực được đánh dấu bằng hình chữ nhật màu đỏ là nơi xảy ra đám cháy rạng sáng 4-3. Các lò phản ứng nằm ở phía trên cùng của ảnh

Giao tranh tại khu vực phía bắc thủ đô Kiev tiếp diễn trong ngày 4-3, tập trung ở nhóm dẫn đầu đoàn xe quân sự dài hàng chục kilômet của Nga, theo tình báo Vương quốc Anh.

Trong cuộc họp báo ngày 5-3 (giờ Việt Nam), người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết sự phản kháng của người Ukraine đã làm chậm bước tiến của đoàn xe quân sự Nga ở phía bắc Kiev.

"Chúng tôi có thông tin một cây cầu nằm trên đường chính đã bị cho nổ tung. Cũng có một số dấu hiệu cho thấy người Ukraine đang tấn công đoàn xe Nga ở một số địa điểm", ông Kirby thông tin thêm.

Phần lớn các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không của Ukraine vẫn đang hoạt động sau giai đoạn bị Nga tấn công phủ đầu, theo một quan chức Mỹ ngày 4-3.

"Ukraine vẫn duy trì được sức mạnh chiến đấu trên không, cả máy bay cánh cố định lẫn trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa đất đối không", Hãng tin Reuters trích lời vị này tiết lộ.

Tại thành phố Mariupol ở phía nam Ukraine, tình hình cũng đang hết sức nguy cấp khi nơi đây đã bị quân Nga bao vây nhiều ngày qua, theo báo New York Times ngày 5-3.

Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga không tìm cách chia Ukraine thành nhiều phần. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Saudi Arabia công bố ngày 4-3, ông Dmitry Peskov khẳng định mục tiêu của Nga là xóa sạch tư tưởng phát xít khỏi Ukraine và mối đe dọa từ phương Tây.

ĐỌC NHANH 5-3: Giao tranh nhằm vào đoàn xe Nga hướng đến Kiev - Ảnh 3.

Binh sĩ Ukraine tránh một trận không kích của Nga ở TP Boutcha phía tây Kiev ngày 4-3 - Ảnh: AFP

ĐỌC NHANH 5-3: Giao tranh nhằm vào đoàn xe Nga hướng đến Kiev - Ảnh 4.

Đoàn xe quân sự Nga nối đuôi nhau ở phía bắc Kiev trong ảnh vệ tinh chụp ngày 28-2 - Ảnh: MAXAR

Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos tiến hành ngày 4-3, 80% người Mỹ tham gia khảo sát cho rằng Washington nên ngừng mua năng lượng của Nga. 74% kêu gọi Mỹ làm việc với NATO để thiết lập "vùng cấm bay", từ đó bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc không kích của Nga.

Phần lớn người được hỏi cũng phản đối ý tưởng điều quân Mỹ tới Ukraine hoặc tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ quân đội Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng ngày 4-3 đã nói rõ quan điểm của chính quyền Joe Biden về hai vấn đề can thiệp sâu và năng lượng.

Thứ nhất, việc NATO thiết lập "vùng cấm bay" ở Ukraine có thể dẫn tới "một cuộc chiến toàn diện ở châu Âu". Ông Blinken giải thích nếu đảm bảo không phận Ukraine là khu vực cấm, NATO sẽ phải triển khai máy bay và sẵn sàng bắn hạ máy bay Nga.

Thứ hai, Mỹ chưa vội trừng phạt trực tiếp ngành năng lượng Nga. Trừng phạt vào lúc này sẽ gây ra thiếu nguồn cung, đẩy giá dầu lên cao. Hệ quả là tiền sẽ rời túi người Mỹ nhiều hơn và Nga sẽ thu lợi lớn hơn.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng, thậm chí là "Thế chiến thứ III" như lời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel hôm 3-3 nếu NATO thực thi vùng cấm bay.

Trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Bỉ ngày 4-3, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo các nước NATO đã nhất trí sẽ không đưa máy bay hoặc binh sĩ đến Ukraine. Việc thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine không phải là một lựa chọn đang được xem xét.

ĐỌC NHANH 5-3: Giao tranh nhằm vào đoàn xe Nga hướng đến Kiev - Ảnh 6.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken (phải) trong cuộc họp các ngoại trưởng NATO ngày 4-3 - Ảnh: REUTERS

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres về tình hình nhân đạo ở Ukraine. Trong cuộc gọi ngày 4-3, ông tiếp tục nhấn mạnh lý do Nga đưa quân vào Ukraine và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Liên Hiệp Quốc để giải quyết các vấn đề nhân đạo.

Ukraine sẽ gia nhập Trung tâm phòng thủ không gian mạng hợp tác NATO (CCDCOE) với tư cách là "bên tham gia có đóng góp". Thông báo của CCDCOE ngày 5-3 nhấn mạnh trung tâm này trước đó đã chào đón các nước không phải là thành viên NATO.

Trong họp báo ngày 5-3, đại diện Lầu Năm Góc khẳng định vẫn chưa phát hiện sự thay đổi đáng chú ý nào của lực lượng răn đe hạt nhân Nga tính đến thời điểm hiện tại. Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng này vào trạng thái báo động.

Lo sợ tình hình trở nên tệ hơn, Ấn Độ hối thúc Ukraine và Nga ngừng bắn ở thành phố Sumy phía đông bắc Ukraine để sơ tán công dân. Trong họp báo ngày 4-3, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết hơn 700 sinh viên nước này bị mắc kẹt ở Sumy từ lúc chiến sự nổ ra đến nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký thông qua đạo luật trừng phạt những người tung tin giả về hoạt động của quân đội Nga tại Ukraine. Những người chủ ý lan tin giả, bôi xấu quân đội Nga có thể đối mặt 15 năm tù, theo Reuters.


Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham : 'Putin nên bị ám sát'

Thượng nghị sỹ Mỹ đại diện bang South Carolina, ông Lindsey Graham hôm 3/3 nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin ‘nên bị người dân của mình ám sát’ và đó là cách duy nhất để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

(Wall Street Journal)

Putin cáo buộc quân Ukraine là ‘tân phát xít’

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông sẽ không bao giờ từ bỏ niềm tin rằng người Nga và người Ukraine ‘là một’. "

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quá trình thù địch ở Ukraine cho thấy nước Nga ‘đúng là đang chiến đấu với tân phát xít’, những kẻ ‘đặt thiết bị vũ khí trong các khu dân cư và bắt thường dân làm con tin’.

Ông Putin cũng nói cái mà ông gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở Ukraine đang ‘diễn ra đúng như lịch trình’ với tất cả các nhiệm vụ được giao đang được thực hiện thành công. Những phát biểu này nằm trong diễn văn khai mạc phiên họp của Hội đồng An ninh Nga hôm 4/3.

(India Times)

voatiengviet.com

Chủ tịch Hạ viện Pelosi ủng hộ Mỹ ngừng nhập khẩu dầu của Nga

AP

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nói hôm 3/3 rằng bà ủng hộ việc cấm nhập khẩu dầu của Nga vào Mỹ, đây là sự ủng hộ mạnh mẽ có thể tiếp thêm sức mạnh cho Tổng thống Joe Biden khi Mỹ và các đồng minh toàn cầu tìm cách cô lập chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đó”, bà Pelosi nói về việc chấm dứt nhập dầu của Nga vào Mỹ. “Hãy cấm nhập”, vẫn lời bà.

Việc tìm được điểm chung trong động thái dùng chính sách năng lượng để chống lại cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine sẽ là một bước đột phá đối với Quốc hội Mỹ lâu nay bị chia rẽ. Quốc hội Mỹ đã thể hiện quyết tâm cao trong việc cùng đoàn kết và ủng hộ người Ukraine nhưng họ gặp khó khăn về các bước cụ thể có thể giúp nền dân chủ kiểu phương Tây này chống lại cuộc xâm lược của Nga .

Các đảng viên Cộng hòa những ngày gần đây thúc đẩy về lệnh cấm nhập dầu của Nga, với sự ủng hộ của một số đảng viên Dân chủ mong muốn trừng phạt ông Putin. "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đè bẹp ngành dầu khí trong nền kinh tế Nga?" Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, đảng Cộng hòa-bang South Carolina, nêu ý kiến ý. "Đó sẽ là một đòn hỗn hợp chết chóc giáng xuống nền kinh tế Nga", vẫn lời ông Graham.

Thượng nghị sĩ Ed Markey, một đảng viên Dân chủ theo đường lối tự do thuộc bang Massachusetts và là người ủng hộ hàng đầu cho các chiến lược về biến đổi khí hậu, cũng ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu.

Tuy nhiên, cho đến nay, Tổng thống Biden không mặn mà, ông lo ngại rằng lệnh cấm có thể làm gián đoạn thị trường toàn cầu hơn nữa và làm tăng giá xăng hiện đã khá cao rồi. Giá xăng trung bình ở Mỹ là gần 3,73 đô la một gallon (xấp xỉ 0,99 đô la/lít) hôm 3/3, tăng thêm gần 1 đô la so với một năm trước.

Thượng nghị sĩ Joe Manchin, đảng Dân chủ-bang West Virginia, và Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski, đảng Cộng hòa-bang Alaska, trong một cuộc họp báo hôm 3/3 đã giới thiệu một dự luật lưỡng đảng nhằm ngăn chặn việc Mỹ nhập khẩu dầu của Nga.

Nội dung dự luật là sẽ ngăn chặn việc nhập khẩu dầu của Nga vào Mỹ bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, đây là việc mà Tổng thống Biden có thể tự mình ban bố. Dự luật nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Ngành năng lượng có mức độ quan trọng rất cao đối với nền kinh tế Nga và ngành này cũng là thế lực chính trị khiến nhiều nước phải phụ thuộc vào chế độ của ông Putin.

Mỹ nhập khẩu một lượng dầu nhỏ nhưng cũng đáng kể từ Nga - khoảng 7% tổng lượng nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Một số tổ chức công nghiệp của Hoa Kỳ cho rằng có lẽ con số đó thậm chí còn thấp hơn thế. Năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 245 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ từ Nga

TRỰC TIẾP: LHQ cho hay 1,2 triệu người di tản khỏi Ukraine

Cơ quan về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc báo cáo hôm thứ Sáu 4/3 rằng hơn 1,2 triệu người đã rời Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra.

Hơn 165.000 người rời khỏi đất nước hôm 3/3 - giảm nhẹ so với con số hôm 2/3 và thấp hơn con số gần 200.000 người hôm 1/3, là số lượng người nhiều nhất rời khỏi Ukraine trong một ngày kể từ khi Nga xâm lược, theo Cao ủy LHQ về Người tị nạn.

Cổng thông tin dữ liệu của Cao ủy về Ukraine cho thấy phần lớn - khoảng 650.000 người - đã đến nước láng giềng Ba Lan, và khoảng 145.000 người đã chạy sang Hungary. 103.000 người khác ở Moldova và hơn 90.000 người ở Slovakia.

(AP)

Khối các nước đồng minh NATO hôm thứ Sáu 4/3 khước từ đề nghị của Ukraine về khu vực cấm bay. NATO nói họ đang tăng trợ giúp, nhưng việc can thiệp trực tiếp sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn hơn, thậm chí còn tàn khốc hơn nữa ở châu Âu. Cho đến nay, cuộc chiến chỉ dừng ở mức độ là Nga tấn công xâm lược nước láng giềng.

"Chúng tôi không phải là một phần trong cuộc xung đột này và chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo nó không leo thang và lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraine", Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong một cuộc họp báo.

(Reuters)

Điện Kremlin hôm thứ Sáu 4/3 nói điều gì xảy ra tiếp theo cuộc đàm phán về Ukraine sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Kyiv về các cuộc thương thuyết giữa hai bên trong tuần này.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng chưa có văn bản nào được thống nhất với Ukraine tại cuộc đàm phán, nhưng Moscow đã nói với phía Ukraine về giải pháp cho cuộc chiến.

Nga đã xâm lược Ukraine hồi tuần trước và gọi việc này là "chiến dịch quân sự đặc biệt".

(Reuters)

Quân Nga đã chiếm được Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu sau khi một tòa nhà tại đây bị đốt cháy trong cuộc giao tranh dữ dội với quân Ukraine, chính quyền Ukraine cho biết hôm 4/3.

Lo sợ về khả năng xảy ra thảm họa hạt nhân tiềm tàng tại nhà máy Zaporizhzhia đã khiến các thủ đô trên khắp thế giới báo động.

Một quan chức tại một tập đoàn nhà nước điều hành bốn nhà máy điện hạt nhân của Ukraine cho biết không có thêm giao tranh, đám cháy đã được dập tắt và nhà máy Zaporizhzhia vẫn hoạt động bình thường.

(Reuters)

Người Nga chạy ra nước ngoài do sợ thiết quân luật hay bị bắt lính

Reuters

Khi quân đội Nga từ từ tiến vào thủ đô Kyiv của Ukraine hôm 3/3, một số người ở Moscow đã cố gắng chạy ra nước ngoài đến những nơi chưa cấm các chuyến bay từ Nga, bấm bụng chịu giá tăng vọt trong lúc khẩn trương tìm đường trốn thoát.

Điện Kremlin bác bỏ đồn đoán rằng chính quyền Nga có ý định áp đặt thiết quân luật, hay sẽ ngăn chặn nam giới trong độ tuổi chiến đấu rời đất nước, nhưng một số người không muốn mạo hiểm ở lại.

Một người đàn ông Nga, người đã chuyển về Moscow từ Tây Âu khoảng một năm trước, cho biết anh đã mua vé bay đến Istanbul vào cuối tuần và cho biết sống ở Moscow có thể không còn khả thi nữa.

“Tôi lo rằng chính quyền sẽ ra lệnh động viên vào ngày mai và tôi sẽ không thể bay ra nước ngoài,” người đàn ông 29 tuổi này nói, với yêu cầu giấu tên.

“Trong cơn ác mộng tồi tệ nhất của mình, tôi cũng không thấy cảnh địa ngục như vậy khi tôi về nước một năm trước.”

Một người đàn ông khác, 38 tuổi, cho biết ông đã mua được một vé bay rất mắc để bay đến Trung Đông vào cuối tuần.

“Tôi không muốn chiến đấu trong cuộc chiến này. Chúng tôi đã nghe rất nhiều tin đồn và tôi không tin tưởng Điện Kremlin nói rằng tin đồn không đúng sự thật,” ông nói với điều kiện ẩn danh.

Giá vé máy bay đã tăng vọt kể từ khi Nga đóng cửa không phận đối với các hãng hàng không thuộc Liên minh châu Âu và nhiều nước khác để ăn miếng trả miếng đối với các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt, hạn chế nghiêm trọng khả năng đi lại của người Nga.

Các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây đối với Moscow đã khiến giá cả tăng cao và bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Nga bình thường, trong khi những người biểu tình phản đối đã nhanh chóng bị bắt giữ.

Khoảng 7.669 người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình phản chiến kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24/2, theo nhóm giám sát biểu tình OVD-Info.

Sau khi giao mèo của mình cho gia đình chăm sóc, một phụ nữ 29 tuổi đã bay đến Israel vào Chủ nhật trước khi giá cả tăng hơn nữa, do lo lắng rằng mọi thứ ở Moscow chỉ có thể tệ hơn mà thôi.

“Tôi xấu hổ vì tôi không ở lại Nga, rằng tôi không chiến đấu đến cùng, không xuống đường biểu tình,” cô nói.

“Nhưng nếu anh xuống đường chống chiến tranh, họ sẽ bắt giữ anh, và có luật này về tội phản quốc.”

Viện Công tố nhà nước Nga hôm 27/2 đã đưa ra lời nhắc nhở rằng bất kỳ ai hỗ trợ tài chính hay hỗ trợ gì khác cho một nước hay tổ chức quốc tế nước ngoài gây hại cho an ninh của Nga đều có thể bị kết tội phản quốc và đối mặt với mức án tối đa 20 năm.

Những người khác phải đối mặt với những rào cản thủ tục. Dân Nga phải xin thị thực để vào hầu hết các nước châu Âu, và trước trung tâm thị thực Ý ở Moscow, vốn chỉ chấp nhận những ai đến theo hẹn trước, có vài người xếp hàng, với buổi hẹn sớm nhất phải hơn một tuần nữa mới có.

“Tôi sẽ đặt hẹn vào ngày 11/3, mặc dù những gì có thể xảy ra trong tương lai gần là đáng sợ và bất trắc,” một phụ nữ Nga 40 tuổi nói.

“Tôi muốn thị thực sẵn sàng. Tôi nghĩ họ sẽ cho tôi vào với xét nghiệm PCR và sau đó tôi sẽ giải quyết được vấn đề,” bà nói thêm.

Vaccine Sputnik V của Nga chưa được EU chấp thuận, điều đó có nghĩa là nhiều người Nga không được chích ngừa với loại vaccine được công nhận ở phương Tây có thể bị từ chối nhập cảnh vì lý do y tế.

Không chỉ người Nga đang tìm cách bỏ trốn. Một phụ nữ Philippines làm bảo mẫu ở Moscow cũng đang xin visa.

“Tôi rất muốn xin visa, tôi sợ ở đây,” cô nói.

Những sự kiện mới tại chiến sự Ukraine:

  • Một đám cháy bùng phát tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, lớn nhất châu Âu, sau một cuộc pháo kích của Nga. Lực lượng ứng phó Ukraine đã dập tắt ngọn lửa
  • Cơ quan Dịch vụ Tình trạng Khẩn cấp của Ukraine cho biết không có nạn nhân trong vụ hỏa hoạn, không ảnh hưởng đến lò phản ứng, mà là tòanhà huấn luyện năm tầng gần đó
  • Cuộc pháo kích của Nga đã bị các lãnh đạo phương Tây lên án ngay lập tức, họ gọi đây là một hành động "khủng khiếp" và "liều lĩnh" đe dọa sự an toàn của toàn bộ châu Âu
  • Vài giờ trước,Tổng thống Ukraine đã kêu gọi các quốc gia khác hành động ngay, chống lại "khủng bố hạt nhân" của Putin. Ông kêu gọi người dân châu Âu "thức tỉnh" trước viễn cảnh một thảm họa hạt nhân toàn cầu như Chernobyl, 1986, và cho rằng Nga là quốc gia đầu tiên trong lịch sử tìm cách ném bom một nhà máy điện hạt nhân.
  • Trong một diễn biến khác, Nga đang tăng cường chiến dịch của mình ở miền nam Ukraine, nơi họ đóng cửa thành phố trọng yếu Mariupol, sau khi chiếm được Kherson hai ngày trước.
  • Hơn một triệu người tị nạn đã rời Ukraine. Nga và Ukaine đã đồng ý thiết lập "hành lang nhân đạo" để sơ tán dân thường.

Nguy cơ thảm họa phóng xạ từ xung đột Ukraine

Giới chuyên gia lo ngại một thảm họa phóng xạ tồi tệ hơn Chernobyl có thể xảy ra khi Nga tấn công các mục tiêu trọng yếu ở Ukraine, trong đó có nhà máy hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất Ukraine rạng sáng nay bị cháy, sau khi lực lượng Nga bắn nhiều loạt đạn vạch đường về phía cơ sở này trong quá trình bao vây thành phố Enerhodar, đông nam Ukraine. Giới chức Ukraine cảnh báo những cuộc tấn công đang gây ra "mối đe dọa thực sự về nguy cơ hạt nhân".

"Lửa đã bùng lên", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đăng trên Twitter. "Nếu nhà máy Zaporizhzhia nổ tung, nó sẽ lớn gấp 10 lần những gì xảy ra ở Chernobyl. Nga phải ngừng bắn ngay lập tức, cho phép lực lượng cứu hỏa nhân viên ứng phó khẩn cấp tiếp cận hiện trường vụ cháy".

Cơ quan Ứng phó Khẩn cấp Ukraine cho hay một tòa nhà 5 tầng trong nhà máy Zaporizhzhia đang tiếp tục bốc cháy, ngọn lửa bao trùm từ tầng 3 đến tầng 5, nhưng lực lượng Nga đang ngăn cản đội cứu hỏa tới hiện trường để dập lửa. Đạn vạch đường thường được dùng để chỉ thị mục tiêu trong đêm tối, nhưng cũng có thể gây hỏa hoạn khi bắn trúng mục tiêu dễ cháy.

Nga chưa bình luận về các thông tin này.

Khói lửa bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine rạng sáng nay. Ảnh: Business Insider.

Khói lửa bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine rạng sáng nay. Ảnh: Business Insider.

Trước khi lực lượng Nga nã đạn vào Zaporizhzhia, nhiều dân thường Ukraine đã tạo thành một hàng rào bên ngoài nhà máy điện hạt nhân để tìm cách ngăn cản quân đội Nga, đồng thời yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thiết lập vành đai an toàn 30 km bao quanh 4 nhà máy điện hạt nhân của Ukraine.

"Đừng tạo ra một vụ Chernobyl mới. Phóng xạ không phân biệt quốc gia, không loại trừ ai", Anton Gerashchenko, quan chức Bộ Nội vụ Ukraine, viết trên Facebook.

Zaporizhzhia, nơi sản xuất 19% lượng điện của Ukraine vào năm 2020 và là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, có 6 lò phản ứng lớn và 6 bể làm mát với hàng trăm tấn nhiên liệu hạt nhân phóng xạ cao. Ba lò đang hoạt động và ba lò đã đóng cửa kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.

Giới quan sát cho biết lò phản ứng đang hoạt động đặc biệt dễ gặp rủi ro nếu lưới điện bị ngắt trong thời chiến. Nếu các cuộc pháo kích làm mất nguồn điện của nhà máy, hệ thống làm mát các lò phản ứng và kho nhiên liệu đã qua sử dụng sẽ bị vô hiệu hóa, có thể gây ra thảm họa phóng xạ nghiêm trọng.

Các chuyên gia của tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng Zaporizhzhia là nơi rất đáng lo ngại trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, bởi một số lò phản ứng tại đây được xây dựng và thiết kế từ những năm 1970. Roger Spautz, nhà vận động hạt hạt nhân của Hòa bình Xanh Pháp và Luxembourg, nói tuổi thọ ban đầu của các lò phản ứng là 40 năm, nhưng đã được gia hạn.

"Rủi ro lớn nhất là nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng bị trúng tên lửa hoặc lò phản ứng không thể làm mát do hệ thống điện bị vô hiệu hóa. Điện cần được duy trì 24/24 mỗi ngày", Spautz nói, lưu ý các máy phát điện dự phòng chạy bằng diesel không thể hoạt động liên tục trong nhiều tuần, đặc biệt là trong thời chiến.

Nghiên cứu của Hòa bình Xanh chỉ ra nhà máy Zaporizhzhia chỉ có đủ diesel để chạy các máy phát điện khẩn cấp trong khoảng 7 ngày.Dữ liệu chính thức từ năm 2017 chỉ ra nhà máy Zaporizhzhia có 2.204 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, trong đó 885 tấn nằm trong các bể có nguy cơ gặp rủi ro cao. Nếu không duy trì được khả năng làm mát, chúng có nguy cơ bị nóng quá mức, làm nóng chảy các tấm kim loại bảo vệ và giải phóng hầu hết lượng phóng xạ ra môi trường.

Các lò phản ứng của Zaporizhzhia được thiết kế cấu trúc bảo vệ bằng bê tông. Tuy nhiên, nó có thể không chịu được tác động mạnh từ vũ khí hạng nặng. Các chuyên gia cho rằng nhà máy có thể không phải là mục tiêu tấn công trực tiếp của lực lượng Nga, nhưng các vụ hỏa hoạn do đạn vạch đường gây ra có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Các chuyên gia của Hòa bình Xanh nhận định trong trường hợp xấu nhất, những sự cố ngoài dự tính ở Zaporizhzhia có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 và khiến các khu vực cách đó hàng trăm km trở thành những nơi khó có thể sinh sống trong hàng thập kỷ. Nga được cho cũng không thoát khỏi ảnh hưởng nếu kịch bản tồi tệ này xảy ra.

Doug Weir, giám đốc nghiên cứu và chính sách của Cơ quan Giám sát Môi trường và Xung đột tại Anh, nói các nhà máy điện hạt nhân được Công ước Geneva quy định là "cơ sở có mức độ nguy hiểm cao" và không nên bị tấn công.

"Chúng tôi không cho rằng các địa điểm như Zaporizhzhia trở thành mục tiêu tấn công có chủ ý, nhưng các loại vũ khí hạng nặng của Nga có thể không hoạt động chính xác", Weir nói. "Giao tranh xung quanh các khu vực như vậy là điều phải tránh bằng mọi giá".

Shaun Burnie, chuyên gia hạt nhân của Hòa bình Xanh Đông Á, tin rằng Nga, nước có nhiều lò phản ứng gấp đôi Ukraine, hiểu rõ hậu quả của một cuộc tấn công trực tiếp vào các cơ sở này.

"Chúng ta đang đối mặt với một tình huống hiếm thấy trong lịch sử, khi một quốc gia vận hành 15 lò phản ứng hạt nhân ở giữa một cuộc xung đột quân sự", ông nói.

Jon Wolfsthal, chuyên gia về kiểm soát vũ khí và không phổ biến hạt nhân, cho rằng kịch bản tốt nhất hiện nay là nhà máy Zaporizhzhia không bị tổn hại lớn sau vụ cháy và các lò phản ứng được tắt một cách an toàn, giúp hệ thống làm mát không bị đe dọa. "Nhưng nếu các điều kiện đó không được đáp ứng, rủi ro có thể rất cao", Wolfsthal cho biết.


rfi.fr

Nga oanh kích và chiếm nhà máy điện hạt nhân lớn nhất của Ukraina

Thu Hằng

Sau một đêm oanh kích dữ dội, đến sáng 04/03, quân đội Nga đã chiếm được Energoda, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina và lớn nhất châu Âu vẫn đang hoạt động. Trước đó, một tòa nhà trong khu vực nhà máy đã bốc cháy, nhưng lính cứu hỏa giập tắt. Theo chính quyền Kiev, không có dấu hiệu rò rỉ phóng xạ, an toàn của nhà máy vẫn « được bảo đảm ».

AFP trích thông báo sáng 04/03 của cơ quan điều phối hạt nhân Ukraina cho biết « nhà máy hạt điện nguyên tử ở Zaporizhzhia đã bị lực lượng quân sự Liên Bang Nga chiếm đóng. Đội ngũ nhân viên vận hành nhà máy vẫn kiểm soát các khu vực năng lượng và bảo đảm việc khai thác phù hợp với quy định kỹ thuật an toàn vận hành ».

Thông tín viên RFI Stéphane Siohan tường thuật từ Kiev :

Nhà máy điện nguyên tử Energoda nằm gần Zaporizhzhia, thành phố lớn thứ 6 của Ukraina, đã bị oanh kích đêm qua. Energoda có bốn lò phản ứng hạt nhân, trong đó có 1 lò vẫn đang hoạt động. Energoda cũng là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina và lớn nhất châu Âu.

Vậy vụ tấn công vào Energoda có ý nghĩa như thế nào ? Thứ nhất, về mặt địa chính trị, lực lượng quân sự Nga tiếp tục đà tiến ở miền nam Ukraina và đang tìm cách lập cầu không vận nối Nga với Crimée và thành phố Odessa.

Hiện giờ có thể thấy là quân Nga theo đuổi chiến lược mới : tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. Đây không phải là lần đầu tiên quân Nga oanh kích một trong những cơ sở hạt nhân. Cách đây vài hôm, quân Nga đã đánh chiếm Tchernobyl. Nhưng Energoda thì khác, đó là một nhà máy hạt nhân vẫn đang hoạt động.

Từ giờ còn thêm nhiều mối quan ngại khác, vì ngay cạnh Energoda, ở thành phố lớn thứ sáu Zaporizhzhia, còn có một đập thủy điện lớn trên sông Dnepr. Người ta lo là quân Nga tấn công nhà máy thủy điện cung cấp điện cho phần lớn Ukraina.

Tôi muốn nói thêm là ở Kiev cũng đang lo cho đập thủy điện trữ nước trên sông Dnepr phía bắc thành phố. Vài ngày trước, một tên lửa hành trình của Nga đã bay gần đến đập thủy điện đó, nhưng đã bị hệ thống phòng không Ukraina bắn chặn được. Nếu đập này bị trúng tên lửa, sẽ có một trận đại hồng thủy ở Kiev. Chính quyền Ukraina hiện rất chú tâm đến các vụ tấn công vào những cơ sở hạ tầng trọng điểm.

Tổng thống Putin : Chiến dịch diễn ra theo tiến độ dự kiến

Vụ tấn công vào nhà máy điện hạt nhân Energoda không gây thiệt hại về nhân mạng. Tuy nhiên, ngày 04/03, tổng thống Ukraina kịch liệt lên án Nga « khủng bố hạt nhân ». Ông Volodymyr Zelenski cũng yêu cầu « châu Âu khẩn trương hành động » để « ngăn châu Âu chết vì thảm họa nguyên tử », do Ukraina có đến 15 nhà máy điện hạt nhân, « chỉ cần một trong số những nhà máy này nổ, thì tất cả sẽ chấm dứt ».

Thủ đô Kiev, cùng thành phố lớn thứ hai Kharkov và thành phố Tchernihiv ở phía bắc, tiếp tục bị quân Nga oanh kích dữ dội. Theo cơ quan tình trạng khẩn cấp quốc gia Ukraina, có 33 thường dân ở Tchernihiv bị chết vì pháo kích của Nga ngày 03/03.

Cùng ngày, một quan chức của bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết Nga đã bắn hơn 480 tên lửa, trong đó có hơn 230 quả từ các hệ thống di động triển khai ở Ukraina, 160 quả được bắn từ Nga và hơn 70 từ Belarus, hoặc từ chiến hạm ở Biển Đen.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định trong bài diễn văn tối 03/03 là « mọi việc diễn ra như kế hoạch và thời hạn dự kiến ». Cũng hôm qua, sau khi điện đàm với nguyên thủ quốc gia Nga, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng « điều tồi tệ hơn đang chờ ở phía trước »
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn