Mỹ cùng đồng minh tính điều động thêm quân tới gần Nga

Thứ Tư, 26 Tháng Giêng 20221:11 CH(Xem: 2674)
Mỹ cùng đồng minh tính điều động thêm quân tới gần Nga

Mỹ và các đồng minh đang thảo luận kế hoạch điều thêm hàng nghìn binh sĩ tới Đông Âu, khi căng thẳng Moskva - Kiev dâng cao.

Ba quan chức Mỹ hôm 26/1 tiết lộ các đồng minh, trong đó có Romania, Bulgaria và Hungary, đang cân nhắc triển khai thêm quân tới sườn phía đông của NATO, gần biên giới Nga. Nếu kế hoạch này được thực thi, mỗi quốc gia sẽ điều khoảng 1.000 quân tới khu vực trên.

Một quan chức ngoại giao châu Âu cũng cho biết Mỹ và Anh là những nước đang cân nhắc điều thêm quân áp sát Nga trước nguy cơ Moskva có thể tấn công Kiev. Tuy nhiên, không phải toàn bộ 30 thành viên NATO đều ủng hộ kế hoạch này, nhà ngoại giao lưu ý.

Quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tuần trước nói rằng mục tiêu quân sự của Washington là đáp ứng yêu cầu về năng lực mà các đồng minh NATO trong khu vực đang cần đến. Lực lượng Mỹ có thể hoạt động đơn phương hoặc cũng có thể tham gia đội hình do NATO chỉ huy, quan chức này nói thêm.

Đoàn xe quân đội Mỹ tiến về Ba Lan tham gia chiến dịch của NATO hồi tháng 10/2019. Ảnh: AP.

Đoàn xe quân đội Mỹ tiến về Ba Lan tham gia chiến dịch của NATO hồi tháng 10/2019. Ảnh: AP.

Lầu Năm Góc hôm 24/1 đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng "báo động cao độ", sẵn sàng được điều động tăng cường cho Lực lượng Phản ứng của NATO nhằm đối phó khủng hoảng Ukraine. Nga cáo buộc Mỹ làm leo thang căng thẳng về quyết định này.

NY Times hôm 23/1 dẫn lời quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc điều khoảng 1.000-5.000 binh sĩ tới Đông Âu và các nước Baltic sát biên giới Nga.

Các kế hoạch triển khai lực lượng quân sự được nhận định là bước ngoặt lớn với chính quyền Biden, vốn giữ lập trường kiềm chế trong các hoạt động quân sự liên quan đến Ukraine vì lo ngại sẽ "kích động Nga". Tuy nhiên, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng cường các hoạt động gây sức ép với Ukraine và các cuộc đàm phán Mỹ - Nga chưa đạt đột phá, Washington đang dần rời bỏ chiến lược "không khiêu khích".

Các thành viên ở sườn đông được NATO kết nạp sau năm 1997. Đồ họa: BBC.

Các thành viên ở sườn đông được NATO kết nạp sau năm 1997. Đồ họa: BBC.

Căng thẳng bắt đầu từ hồi tháng 11/2021, khi phương Tây cáo buộc Nga điều khoảng 100.000 binh sĩ áp sát biên giới Ukraine với kế hoạch tiến đánh nước này, nhưng Moskva phủ nhận và khẳng định mọi động thái đều nhằm tự vệ. Các cuộc hội đàm trong tháng này giữa hai bên đã không thể xoa dịu căng thẳng, dù Washington và Moskva nhất trí tiếp tục thảo luận.

Ngọc Ánh (Theo CNN)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Hai 201710:00 SA
Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận lượng kiều hối gần 4,6 tỷ đôla trong 11 tháng đầu năm 2017, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, theo Tân Hoa Xã.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:30 SA
ASEAN chớ làm ‘vệ tinh’ cho bất cứ nước nào, một khuyến cáo rõ ràng nhắm vào ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:12 CH
Sau khi đài truyền hình CNN tiết lộ là ngày 27/10, bồi thẩm đoàn liên bang đã thông qua nhiều cáo buộc trong cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:48 SA
Theo như dư đoán thì ngày 19 tháng 11 tới đây sẽ được cho là ngày tận thế...Điều này được gây ta bởi 1 hành tinh có tên là Nibiru bí ẩn. Tuy nhiện mới đây cơ quan NASA đã phải lên tiếng chấn an dư luận về việc hành tinh n
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:25 SA
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra một loạt tin đăng trên Twitter về 'tội' của bà Hillary Clinton và Đảng Dân chủ đối lập.