Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án đảo chánh Myanmar; kêu gọi cấm vận vũ khí

Thứ Sáu, 18 Tháng Sáu 20219:35 CH(Xem: 2305)
Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án đảo chánh Myanmar; kêu gọi cấm vận vũ khí
voatiengviet.com

Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án đảo chánh Myanmar; kêu gọi cấm vận vũ khí

AP

Trong một hành động hiếm hoi, Đại hội đồng Liên hiệp quốc lên án cuộc đảo chánh tại Myanmar và kêu gọi cấm vận vũ khí chống lại nước này trong một nghị quyết chứng tỏ có sự chống lại hội đồng quân nhân một cách rộng rãi trên toàn thế giới và đòi khôi phục việc chuyển tiếp dân chủ của nước này.

Người ủng hộ hy vọng 193 thành viên Đại hội đồng Liên hiệp quốc sẽ nhất trí chấp thuận, nhưng Belarus kêu gọi bỏ phiếu. Nghị quyết được chấp thuận với 119 phiếu thuận, một phiếu chống của Belarus và 36 nước vắng mặt trong đó có láng giềng của Myanmar là Trung Quốc và Ấn Độ cùng với Nga.

Nghị quyết là kết quả của những cuộc thương thuyết kéo dài của tổ chức có tên là Core Group trong đó có Liên hiệp châu Âu và nhiều nước phương Tây và 10 thành viên của ASEAN, bao gồm Myanmar. Một nhà ngoại giao Liên hiệp quốc nói có một thỏa thuận với ASEAN để tìm đồng thuận, nhưng trong một cuộc bỏ phiếu, các nước thành viên chia rẽ, một số nước bao gồm Indonesia, Singapore và Việt Nam bỏ phiếu “thuận” và những nước khác bao gồm Thái Lan và Lào vắng mặt.

Dù nghị quyết không được ủng hộ với đa số tuyệt đối nhưng người ủng hộ hy vọng hành động của Đại Hội đồng, dù không ràng buộc về pháp lý, phản ánh sự lên án quốc tế cuộc đảo chánh 1/2 lật đổ đảng cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi và giam giữ bà cùng với nhiều lãnh đạo chính phủ và chính trị gia, cũng như chống lại mạnh mẽ việc quân đội đàn áp những người biểu tình đòi chấm dứt việc quân đội chiếm quyền.

Nghị quyết kêu gọi hội đồng quân nhân Myanmar khôi phục chuyển tiếp dân của nước này, lên án “bạo động quá mức và gây chết người” kể từ cuộc đảo chánh, và kêu gọi tất cả các nước “ngăn chặn làn sóng vũ khí vào Myanmar.”

Nghị quyết cũng kêu gọi quân đội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Tổng thống Win Myint, Cố vấn Quốc gia Suu Kyi và các giới chức chính phủ khác cùng các chính trị gia bị bắt sau đảo chánh, “và tất cả những người bị giam giữ, truy tố hay bị bắt tùy tiện.”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20173:06 CH
Mức án như vậy là quá nặng. Hóa là một thanh niên trẻ tuổi và đã có những bài viết nói lên sự thật mà bị xử phạt 7 năm tù là quá nặng.
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20179:00 SA
Một nhóm hơn mười viên chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã có một bước hành động bất thường, là chính thức buộc tội Ngoại trưởng Rex Tillerson
Thứ Hai, 27 Tháng Mười Một 20173:00 SA
Phụ nữ Việt Nam vượt qua các nước Trung Quốc và Philippines, lần đầu trở thành nhóm cô dâu ngoại quốc đông nhất tại Nam Hàn năm 2016.
Chủ Nhật, 26 Tháng Mười Một 20176:32 SA
Robot giống người Sophia tuyên bố muốn lập gia đình chỉ một tháng sau khi trở thành người máy đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân.
Thứ Bảy, 25 Tháng Mười Một 20172:30 SA
Các hoàng thân và doanh nhân tỷ phú Ả Rập Saudi bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng đang bị các "nhà thầu an ninh tư nhân" Mỹ tra tấn - theo nguồn tin mật của báo Anh Daily Mail.
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 201711:30 CH
Không quân Trung Quốc một lần nữa điều máy bay ném bom hạng nặng thực hiện "tuần tra tác chiến trên không" ở vùng Biển Đông
Thứ Sáu, 24 Tháng Mười Một 20174:40 SA
Ông Emmerson Mnangagwa sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Zimbabwe sau sự thoái ngôi đầy kịch tính của ông Robert Mugabe kết thúc 37 năm thống trị độc đoán.
Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một 20172:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump được Quốc Hội cho thêm 4% so với yêu cầu về ngân sách Quốc Phòng 2018. Cùng lúc, Lầu Năm Góc thông báo đã tăng viện cho Afghanistan 3.000 quân.
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20176:07 SA
Hầu hết bộ trưởng Zimbabwe tẩy chay cuộc họp nội các do Tổng thống Robert Mugabe triệu tập, trong khi ông đang đối mặt khả năng bị luận tội
Thứ Ba, 21 Tháng Mười Một 20171:00 SA
Tổng thống Mỹ Donald Trump “trong bất kỳ trường hợp nào” chớ nên có hành động quân sự chống lại Triều Tiên mà không có sự đồng thuận