Số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ đạt mức kỷ lục, WHO cảnh báo về biến thể mới

Thứ Ba, 11 Tháng Năm 20216:07 SA(Xem: 2362)
Số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ đạt mức kỷ lục, WHO cảnh báo về biến thể mới
voatiengviet.com

Số ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ đạt mức kỷ lục, WHO cảnh báo về biến thể mới

Reuters

Hôm 11/5, cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt, với trung bình số ca mắc mới trong bảy ngày ở mức cao kỷ lục và các cơ quan y tế quốc tế cảnh báo biến thể của virus này gây ra mối lo ngại toàn cầu, theo Reuters.

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày ở Ấn Độ tăng 329.942 người, trong khi số ca tử vong do căn bệnh này tăng 3.876 ca. Tổng số ca nhiễm ở Ấn Độ hiện là 22,99 triệu, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 249.992 người.

Theo một thống kê của Reuters, Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số ca tử vong trung bình hàng ngày, chiếm 1/3 số ca tử vong được báo cáo trên toàn thế giới.

Số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày ở mức cao kỷ lục là 390.995 người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể COVID-19 lần đầu tiên được xác định ở nước này vào năm ngoái đang được xếp vào loại biến thể gây lo ngại toàn cầu, với một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể này dễ lây lan hơn.

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, phát biểu trong một cuộc họp tại Geneva hôm 10/5 rằng: “Chúng tôi phân loại đây là một biến thể đáng lo ngại ở cấp độ toàn cầu.”

Các quốc gia trên toàn cầu đã gửi bình oxy và các thiết bị y tế khác để hỗ trợ cuộc khủng hoảng của Ấn Độ, nhưng nhiều bệnh viện trên toàn quốc đang phải vật lộn với tình trạng thiếu thiết bị này.

Người dân Ấn Độ bôi phân bò lên cơ thể để phòng chữa bệnh.

Người dân Ấn Độ bôi phân bò lên cơ thể để phòng chữa bệnh.

Ngoài sự căng thẳng đối với các cơ sở y tế, chính phủ Ấn Độ còn phải yêu cầu các bác sĩ chú ý đến các dấu hiệu của bệnh mucormycosis hay còn gọi là bệnh “nấm đen” ở bệnh nhân COVID-19, khi các bệnh viện báo cáo sự gia tăng các trường hợp nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Các bác sĩ nước này phải cảnh báo việc sử dụng phân bò để trị bệnh “nấm đen” này vì người dân tin rằng nó sẽ ngăn chặn được COVID-19. Giới ý tế nói rằng không có bằng chứng khoa học về hiệu quả của việc dùng phân bò và nó có nguy cơ làm lây lan các bệnh khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Hai 201710:00 SA
Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận lượng kiều hối gần 4,6 tỷ đôla trong 11 tháng đầu năm 2017, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, theo Tân Hoa Xã.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:30 SA
ASEAN chớ làm ‘vệ tinh’ cho bất cứ nước nào, một khuyến cáo rõ ràng nhắm vào ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:12 CH
Sau khi đài truyền hình CNN tiết lộ là ngày 27/10, bồi thẩm đoàn liên bang đã thông qua nhiều cáo buộc trong cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ