Liên Âu thông qua chiến lược chung về Ấn Độ-Thái Bình Dương

Thứ Ba, 20 Tháng Tư 20212:00 SA(Xem: 5460)
Liên Âu thông qua chiến lược chung về Ấn Độ-Thái Bình Dương
rfi.fr

Liên Âu thông qua chiến lược chung về Ấn Độ-Thái Bình Dương

Trọng Thành

Qua video hội nghị, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell (màn hình trên) chủ trì cuộc họp các ngoại trưởng 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 19/04/2021.

Qua video hội nghị, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell (màn hình trên) chủ trì cuộc họp các ngoại trưởng 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 19/04/2021. AP - Francois Walschaerts

Lần đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu đưa ra một chiến lược chung về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng địa - chính trị ngày càng gia tăng tại khu vực, đặc biệt với thế đối đầu Mỹ - Trung.

Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trải dài từ bờ đông châu Phi đến các quốc đảo Thái Bình Dương, chính thức trở thành địa bàn trọng yếu, mà Liên Hiệp Châu Âu muốn khẳng định vai trò của một tác nhân chủ chốt.

Theo AFP, thông cáo chung được công bố sau cuộc họp của ngoại trưởng 27 thành viên Liên Âu nhấn mạnh đến mục tiêu thúc đẩy môi trường thuận lợi cho kinh tế « một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, các điều kiện cạnh tranh công bằng và một môi trường mở và công bằng đối với thương mại và đầu tư ». Các nước Liên Âu muốn bảo đảm là tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, các tuyến giao thông hàng hải phải là các tuyến đường « tự do và mở, nơi luật pháp quốc tế triệt để được tôn trọng ».

Tên gọi chính thức của chiến lược mới của Liên Âu là « Chiến lược hợp tác của Liên Hiệp Châu Âu tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương ».

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Liên Âu không trực tiếp chỉ trích Trung Quốc, quốc gia mà Bruxelles đã xác định là cùng lúc vừa là « đối tác thương mại, thế lực cạnh tranh kinh tế và đối thủ mang tính hệ thống ». Tuy nhiên, chiến lược của Liên Âu cũng khẳng định rõ: « xu thế hiện nay là cạnh tranh địa - chính trị ngày càng dữ dội, làm gia tăng căng thẳng trong lĩnh vực thương mại và chuỗi cung ứng, cũng như các các lĩnh vực công nghệ, chính trị và an ninh ».

Thông cáo chung đặc biệt ghi nhận tình trạng nhân quyền tồi tệ đi cùng với các căng thẳng địa chính trị ngày càng đe dọa « ổn định và an ninh của khu vực, và rộng hơn, với hệ quả là tác động trực tiếp đến các lợi ích của Liên Hiệp Châu Âu ». Liên Âu khẳng định chiến lược dài hạn với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương phải dựa trên việc bảo vệ « dân chủ, nhân quyền, nhà nước pháp quyền và sự tôn trọng luật pháp quốc tế ».

Tăng cường các quan hệ đối tác với khu vực là giải pháp hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu. Cụ thể, châu Âu muốn phát triển quan hệ với « các đối tác cùng chia sẻ các giá trị chung », trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Liên Âu ủng hộ « vai trò trung tâm của khối ASEAN » trong « kiến trúc khu vực », cũng như tầm quan trọng của cơ chế đối thoại Á – Âu (ASEM), có sự tham gia của Trung Quốc. 

Tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, phối hợp với các đối tác khu vực để bảo đảm một tiến trình chấn hưng kinh tế - xã hội hậu Covid-19 hướng đến sự phát triển bền vững, công bằng là các trọng tâm khác trong chiến lược nói trên.  

Từ nay đến 09/2021, Ủy Ban Châu Âu và lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu có trách nhiệm thảo ra một lộ trình hành động đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20171:08 CH
Cơ quan điều tra Đức vẫn kiên trì lần theo dấu vết đường dây tổ chức vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và mở rộng điều tra các nghi phạm liên quan t
Chủ Nhật, 19 Tháng Mười Một 20174:00 SA
Trong cuộc họp chung giữa 2 nhà lãnh đạo hôm 9/11, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết sẽ hợp tác để hạn chế dòng chảy thuốc gây nghiện từ Trung Quốc vào Mỹ.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận lịch sử trong việc thống nhất lực lượng quân đội các nước trở thành một thể thống nhất.
Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một 20174:15 SA
Thị trưởng Thủ đô Caracas, Venezuela, ông Antonio Ledezma hôm thứ Sáu (17/11) đã trốn chạy thành công sang Colombia sau hơn 1000 ngày bị quản thúc tại gia, theo BBC.
Thứ Sáu, 17 Tháng Mười Một 20175:27 SA
Tổng thống Robert Mugabe dự lễ tốt nghiệp tại một trường đại học, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi quân đội nắm quyền kiểm soát.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20175:17 SA
Hôm qua, ngày 14/11/2017, Hội Bầu bí tương thân đến thăm gia đình Tù nhân lương tâm Pham Kim Khánh tại xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ.
Thứ Năm, 16 Tháng Mười Một 20175:07 SA
Động thái dọn đường để Đệ nhất phu nhân Zimbabwe kế nhiệm chồng được cho là nguồn cơn dẫn đến khủng hoảng chính trị ở nước này.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 201711:49 CH
Chính quyền Thái Lan không cho BPSOS, một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ, tổ chức họp báo về công bố chiến dịch Now!, một chiến dịch kêu gọi trả tự do cho 165 tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20172:00 CH
Trung Quốc tuần này công bố một đồn cảnh sát không người, hoạt động bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên sẽ sớm đi vào hoạt động tại thành phố Vũ Hán.
Thứ Tư, 15 Tháng Mười Một 20176:23 SA
Quân đội nói đã nắm quyền kiểm soát Zimbabwe và nói Tổng thống Robert Mugabe đang an toàn, nhưng không cho biết ông hiện đang ở đâu.