Mỹ tập trận chung với Nhật, Australia ở tiền đồn Guam

Thứ Hai, 08 Tháng Hai 20214:00 SA(Xem: 3172)
Mỹ tập trận chung với Nhật, Australia ở tiền đồn Guam

Không quân Mỹ diễn tập chung với đồng minh Nhật, Australia ở đảo Guam, động thái được cho là nhằm đối phó nguy cơ Trung Quốc tập kích tên lửa.

Cuộc diễn tập chung mang tên Cope North 2021 giữa quân đội Mỹ, Australia và Nhật Bản diễn ra tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam ngày 3-19/2 với sự góp mặt lần đầu tiên của tiêm kích tàng hình F-35A.

Đợt diễn tập bao gồm các hoạt động nhân đạo ứng phó thảm họa thiên nhiên trong khu vực, huấn luyện không chiến để cải thiện tính linh hoạt và khả năng liên lạc chung giữa quân đội ba nước.

Một chỉ huy cho biết Cope North 2021 nhằm mục đích cải thiện hoạt động của các lực lượng tại những sân bay nhỏ, gồ ghề với cơ sở hạn chế, động thái được nhận định nhằm đối phó khả năng "xóa sổ năng lực không quân Mỹ bằng đòn tập kích tên lửa nhằm vào các căn cứ chính".

"Trung Quốc và Nga có thể ngày càng tăng khả năng đe dọa các căn cứ nước ngoài của Mỹ. Lực lượng không quân phải thoát khỏi phụ thuộc vào các sân bay lớn để thích ứng hoặc rơi vào nguy cơ mất lợi thế tác chiến", chuẩn tướng Jeremy Sloane, chỉ huy không đoàn số 36 đóng tại căn cứ Andersen, nói trong hội đàm trực tuyến ngày 3/2.

Tiêm kích F-15E cất cánh từ căn cứ không quân  Andersen trên đảo Guam, ngày 5/2, Ảnh: USAF.

Tiêm kích F-15E cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam ngày 5/2. Ảnh: USAF.

"Mặc dù không quân có thể khắc phục một số bất lợi bằng cách sử dụng oanh tạc cơ tầm xa, việc tên lửa đối phương phá hủy các căn cứ không quân Mỹ nhằm ngăn tiêm kích tầm ngắn xuất kích và hạ cánh sẽ khiến cuộc chiến khó có thể kết thúc tốt đẹp", tướng Sloane nói.

Đường băng phía tây bắc của căn cứ Andersen dài chưa đầy 2.400 m với đường lăn và nhà chứa máy bay nhỏ hẹp, không có hệ thống kiểm soát sân bay thường trực. Các máy bay trực thăng và vận tải cơ C-130 đang sử dụng đường băng này.

Tống Trung Bình, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, nhận định cuộc diễn tập nhằm "đảm bảo kết nối giữa căn cứ ở Guam và những nơi khác" nếu chúng bị tấn công. Chuyên gia cho biết Nhật Bản và Australia tham gia cuộc diễn tập với Mỹ nhằm xây dựng chiến lược đối phó với Trung Quốc, đồng thời Mỹ có thể sử dụng căn cứ ở những nước này để đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào.

Giới chuyên gia nhận định không quân Trung Quốc có thể xuyên qua lớp phòng thủ ở chuỗi đảo thứ nhất, gồm các đảo từ quần đảo Kuril, qua Nhật Bản và tới Philippines.

Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh cho biết Trung Quốc đang phát triển một số oanh tạc cơ tầm xa và tầm trung có thể cải thiện năng lực tấn công trong khu vực đang tranh chấp, đặc biệt là các căn cứ quan trọng của Mỹ ở Guam và Okinawa.

Nguyễn Tiến (Theo SCMP
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Hai 201710:00 SA
Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận lượng kiều hối gần 4,6 tỷ đôla trong 11 tháng đầu năm 2017, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, theo Tân Hoa Xã.
Thứ Ba, 14 Tháng Mười Một 20173:30 SA
ASEAN chớ làm ‘vệ tinh’ cho bất cứ nước nào, một khuyến cáo rõ ràng nhắm vào ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:12 CH
Sau khi đài truyền hình CNN tiết lộ là ngày 27/10, bồi thẩm đoàn liên bang đã thông qua nhiều cáo buộc trong cuộc điều tra về khả năng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20175:48 SA
Theo như dư đoán thì ngày 19 tháng 11 tới đây sẽ được cho là ngày tận thế...Điều này được gây ta bởi 1 hành tinh có tên là Nibiru bí ẩn. Tuy nhiện mới đây cơ quan NASA đã phải lên tiếng chấn an dư luận về việc hành tinh n
Thứ Hai, 30 Tháng Mười 20174:25 SA
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra một loạt tin đăng trên Twitter về 'tội' của bà Hillary Clinton và Đảng Dân chủ đối lập.