vaccine arm

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Đã có vaccine phòng chống virus corona đầu tiên có tác dụng ngăn ngừa được bệnh ở hơn 90% số người được tiêm, một phân tích sơ bộ cho thấy.

Các hãng phát triển vaccine này - Pfizer và BioNTech - gọi đây là "một ngày vĩ đại cho khoa học và nhân loại".

Vaccine của hai hãng đã được thử nghiệm trên 43.500 người tại sáu quốc gia, và không gây ra bất kỳ quan ngại nào về an toàn.

Các hãng có kế hoạch nộp đơn xin chuẩn thuận khẩn cấp để vaccine này được đưa ra sử dụng vào cuối tháng.

Một loại vaccine hữu hiệu kết hợp với các biện pháp chữa trị hiệu quả hơn đang được coi là cách thức tốt nhất để thoát khỏi những hạn chế đã và đang được áp dụng trong đời sống chúng ta hiện nay.

Hiện đang có khoảng 10 loại vaccine trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, được gọi là giai đoạn thử nghiệm thứ ba, nhưng đây là vaccine đầu tiên cho kết quả.

BBC graphic

Vaccine này sử dụng cách tiêm vào người một phần mã gene của virus để huấn luyện hệ miễn dịch trong cơ thể.

Các thử nghiệm trước đó cho thấy việc vaccine huấn luyện cơ thể, tạo ra kháng thể và một phần khác của hệ miễn dịch, được gọi là tế bào T, để chống lại virus corona.

Vaccine cần được tiêm hai liều, cách nhau 3 tuần.

Các thử nghiệm được thực hiện tại Hoa Kỳ, Đức, Brazil, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 90% những người được tiêm đã tạo được khả năng phòng chống trong vòng bảy ngày sau khi tiêm liều thứ nhì.

Hy vọng tràn trề

Anh Quốc sẽ có 10 triệu liều tính đến cuối năm nay và thêm 30 triệu liều nữa đã được đặt mua.

Tuy nhiên, có những thách thức trong vấn đề hậu cần, do vaccine cần phải được lưu trữ trong điều kiện siêu lạnh, thấp ở dưới mức -80 độ C.

Cũng đang còn có những câu hỏi về việc trực khả năng miễn dịch sẽ kéo dài được bao lâu và về về mức độ hiệu quả của vắc xin này đối với các nhóm độ tuổi khác nhau.

Thông tin sơ bộ đầy tích cực này đồng nghĩa với việc hãng dược phẩm khổng lồ của Mỹ và đối tác của họ từ Đức đang đi đầu trong cuộc đua vaccine, sau khi đã ký các thỏa thuận trước với chính phủ các nước trên toàn cầu nhằm cung ứng hàng trăm triệu liều.

Pfizer tin rằng hãng có khả năng cung ứng 50 triệu liều vào cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều vào cuối năm 2021.

Cổ phiếu của Pfizer tăng mạnh trong phiên giao dịch trước khi thị trường chính thức mở cửa, tăng 15%, còn của hãng Mỹ BioNtech tăng %.

Tin tức cũng khiến Chỉ số MSCI All Country World Index tăng giá trị thêm 500 tỷ đô la.