Nhật đủ khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa trong một năm

Thứ Năm, 01 Tháng Hai 20183:00 SA(Xem: 8403)
Nhật đủ khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa trong một năm

Tên lửa Epsilon rời bệ phóng. Ảnh: JXAA.

Tên lửa Epsilon rời bệ phóng. Ảnh: JXAA.

Nhật Bản hồi tuần trước phóng vệ tinh quan sát Trái Đất lên quỹ đạo nhờ tên lửa đẩy Epsilon, thiết bị chủ lực trong chương trình không gian vũ trụ của nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Epsilon có thể dễ dàng được cải hoán thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân trong thời gian rất ngắn, theo National Interest.

Tên lửa Epsilon sử dụng nhiên liệu rắn, có khả năng mang vệ tinh nặng 1.200 kg lên độ cao tối đa 2.000 km so với mặt đất. "Nhật Bản có thể chuyển Epsilon thành ICBM trong chưa đầy một năm. Họ chỉ cần bỏ vệ tinh và thay bằng đầu đạn hạt nhân", chuyên gia an ninh vũ trụ John Pike nhận định.

Việc chuyển đổi giữa vệ tinh và đầu đạn hạt nhân là điều được cả thế giới biết từ lâu. "Trong thời Chiến tranh Lạnh, chúng tôi thường nói rằng sự khác biệt giữa ICBM và tên lửa đẩy vệ tinh không nằm ở thông số kỹ thuật, mà ở thái độ của quốc gia sử dụng chúng", ông Pike tiết lộ.

Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đều từng sử dụng ICBM để đưa vệ tinh lên không gian. Triều Tiên là quốc gia mới nhất áp dụng phương pháp này trong vụ phóng tên lửa mang vệ tinh vào ngày 7/2/2016, dù nhiều nước láng giềng cho rằng đó chỉ là bình phong cho một vụ thử ICBM.

Nhật Bản có thể sử dụng plutoni từ các nhà máy điện hạt nhân để chế tạo vũ khí nguyên tử, tương tự Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Hầu hết các phân tích cho thấy Tokyo có thể chuyển hóa nguyên liệu phóng xạ thành vũ khí chỉ trong vài tháng. Mỗi nhà máy điện hạt nhân có thể tạo ra 250-300 kg plutoni mỗi năm, đủ để sản xuất 25-30 quả bom, trong khi Nhật đang vận hành 11 nhà máy loại này.

Không có trở ngại kỹ thuật nào

Ông Pike nhấn mạnh rằng Tokyo hiện có đủ công nghệ để triển khai đầu đạn hạt nhân trên tên lửa đẩy Epsilon, biến nó thành loại ICBM uy lực tại châu Á. Vấn đề lớn nhất là sản xuất đầu đạn và cơ chế triển khai nó tới mục tiêu, những yếu tố hoàn toàn nằm trong tay Nhật Bản. "Tôi cho rằng họ có thể sản xuất ít nhất một quả ICBM Epsilon mỗi tháng", ông Pike dự đoán.

Một ưu thế của Epsilon là động cơ sử dụng nhiên liệu rắn, cho phép tên lửa được lưu trữ trong thời gian dài và sẵn sàng chiến đấu ngay khi có báo động, ngược lại với các mẫu ICBM dùng nhiên liệu lỏng. Epsilon cũng không cần hệ thống dẫn bắn phức tạp, do mục tiêu của chúng sẽ là các thành phố lớn, thay vì hầm chứa tên lửa đạn đạo và căn cứ quân sự đối phương.

Mỗi quả Epsilon có sức tải 1.200 kg. Ảnh: JXAA.

Mỗi quả Epsilon có sức tải 1.200 kg. Ảnh: JXAA.

Việc chuyển từ ICBM mang một đầu đạn sang nhiều đầu đạn độc lập (MIRV) cũng không phải thử thách lớn với Tokyo. Nước này đang sở hữu công nghệ đưa nhiều vệ tinh lên quỹ đạo độc lập trên không gian, điều có thể được áp dụng để triển khai nhiều đầu đạn tới mục tiêu.

"Vấn đề chính trong việc này là thời gian và ngân sách. Họ phải tập hợp toàn bộ công nghệ và các chuyên gia trong cùng một thời điểm, nhằm bảo đảm tiến độ phát triển ICBM", chuyên gia Pike khẳng định.

Rào cản chính trị

Việc Nhật Bản có cần phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên hay không vẫn là đề tài tranh luận nóng bỏng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ủng hộ phương án phát triển các loại vũ khí hiện đại để phòng thủ trong bối cảnh an ninh châu Á thay đổi, đặc biệt là trước mối đe dọa ngày càng lớn từ chương trình tên lửa, hạt nhân Triều Tiên.

Tuy nhiên, ông Abe vẫn phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ khi muốn thay đổi hiến pháp hòa bình, nhằm mở đường cho quá trình nghiên cứu vũ khí mang tính tiến công. Bất kỳ động thái nào của Tokyo nhằm mục đích sở hữu ICBM cũng sẽ khiến Bắc Kinh và Bình Nhưỡng phản ứng dữ dội.

Ông Daniel C. Sneider, đồng giám đốc nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương ở đại học Stanford, cho rằng Nhật sẽ không phát triển ICBM và vũ khí hạt nhân trong tương lai gần. "Phần lớn người dân Nhật không ủng hộ sửa đổi hiến pháp. Phương án duy nhất thúc đẩy nước này phát triển vũ khí hạt nhân là khi liên minh với Mỹ tan rã, điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không làm được", ông Sneider nhận định.

Tử Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:45 CH
Một tay súng đã nhả đạn tại nhà thờ nằm ở một thị trấn nhỏ ở đông nam tiểu bang Texas hôm 5/11, gây ra nhiều thương vong, theo Reuters.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20179:23 SA
Lũ lụt hôm 5/11 gây nhiều thiệt hại cả về người và của ở nhiều tỉnh thành miền trung Việt Nam sau khi cơn bão Damrey quét qua
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một phi công của hãng British Airways đã bị hút quá nửa người khỏi cửa sổ máy bay khi đang ở độ cao hơn 5.000m, nhưng may mắn sống sót và chỉ bị vài vết thương.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:13 SA
Hành động này có lẽ không phải là ngẫu nhiên : Donald Trump cần phải trấn an các nước châu Á, đang mất niềm tin vào đồng minh Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201712:14 CH
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể họp với nhau vào tuần tới tại diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:17 SA
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị lên đường công du 5 nước châu Á từ ngày 3 đến ngày 14/11 tới đây với một chính sách về ngoại giao không thể đoán trước
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:12 CH
Cảnh sát đã thẩm vấn Sayfullo Saipov, 29 tuổi, người được đưa vào bệnh viện cứu chữa vì trúng đạn cảnh sát trong cuộc truy đuổi.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:45 SA
Hãng thông tấn Reuters nói Hoa Kỳ đang theo đuổi hoạt động ngoại giao trực tiếp trong hậu trường với Triều Tiên
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20174:28 CH
Một người đàn ông lái một chiếc xe tải thuê đã lao vào một làn đường xe đạp đông đúc gần khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở trung tâm thành phố New York hôm th
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 201711:05 SA
nhóm điều tra liên bang cho biết một trợ lý khác trong chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng nhận tội khai man với Cục điều tra liên bang (FBI).