Mỹ rút bớt quân khỏi Đức, Ba Lan hy vọng đón nhận? ( Dân chúng Đức đáng ca ngợi. Chính quyền Đức rất ích kỷ, thân Tầu )

Thứ Hai, 08 Tháng Sáu 20205:02 SA(Xem: 4837)
Mỹ rút bớt quân khỏi Đức, Ba Lan hy vọng đón nhận? ( Dân chúng Đức đáng ca ngợi. Chính quyền Đức rất ích kỷ, thân Tầu )
bbc.com

Mỹ rút bớt quân khỏi Đức, Ba Lan hy vọng đón nhận?


Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki trong một lễ tưởng niệm tại Trại tập trung Auschwitz II-Birkenau của Phát xít Đức ở Ba Lan hồi cuối 2019

Cùng thời gian các báo Mỹ và Đức đăng tin Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y kế hoạch rút 9,5 nghìn quân Mỹ khỏi Đức, thủ tướng Ba Lan nói nước ông "hy vọng nhận một số quân Mỹ rút từ Đức".

Theo hãng thông tấn Ba Lan (PAP) hôm 06/06, Thủ tướng Mateusz Morawiecki nói rằng "Ba Lan đang nói chuyện với Hoa Kỳ" về việc tăng thêm quân Mỹ "để bảo vệ tuyến phía Đông của Nato".


Hai tờ báo Wall Street Journal (Mỹ) và Der Spiegel (Đức) cùng đưa tin về kế hoạch rút đi một số lượng đáng kể quân Mỹ hiện đồn trú ở Đức vào mùa thu này.

Tuy nhiên, con số hai tờ báo đưa ra, trích dẫn các nguồn họ nói là từ giới chức cao cấp của Hoa Kỳ, lại khác nhau.

Tờ báo Mỹ nói hôm 05/06 rằng chừng 9,5 nghìn quân Mỹ sẽ rút đi, nhưng báo Đức nói, con số có thể lên tới 15 nghìn.

Nhưng quan trọng hơn là con số quân Mỹ ở Đức sẽ bị chính quyền Trump hạn chế ở mức 25 nghìn, theo Wall Street Journal.

Các phản ứng khác nhau

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas chỉ nói việc rút bớt quân Mỹ là "đáng tiếc" và thừa nhận rằng quan hệ Hoa Kỳ - CHLB Đức là "phức tạp".

Ông Maas nhắc lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, một trong các nước Đồng minh đánh thắng chế độ Hitler, đã có ở Đức từ sau Thế Chiến 2, là "tốt cho cả Hoa Kỳ và Đức".

Nhưng một số quan chức của đảng cầm quyền CDU đã phê phán quyết định này, cho rằng phía Mỹ "không hề tham vấn gì nước Đức".

Ông Johann Wadephul, phát ngôn viên về đối ngoại của khối dân biểu hai đảng CDU/CSU trong liên minh cầm quyền cho rằng chính quyền Trump "coi thường vai trò lãnh đạo" của họ trong Nato.

Cùng lúc, lãnh đạo đảng cánh Tả trong Quốc hội Đức, Dietmar Bartsch thì hoan nghênh quyết định của Tổng thống Trump, nhưng nói là Hoa Kỳ "cần rút hết quân và rút cả vũ khí nguyên tử khỏi Đức".

Đảng cánh Tả (Die Links) gồm nhiều thành viên là cựu cộng sản ở Đông Đức.

Các báo Đức nhắc rằng tin về chuyện Hoa Kỳ sẽ rút 9,5 nghìn quân hoặc nhiều hơn từ Đức lại là một "cú choáng" nữa không chỉ cho Đức mà cho cả thế giới.

Tin quân Mỹ rút khỏi Bắc Syria, và vụ bắn chết tướng Iran Qassem Soleimani, đều xảy ra hoàn toàn không có tham vấn hay thông báo gì trước cho các đồng minh Nato ở châu Âu.

Sau vụ giết tướng Soleimani, Nato phải vội vàng tạm ngưng hoạt động của nhóm huấn luyện tại Iraq vì vấn đề an ninh.

Hiện Hoa Kỳ có 34.674 quân Mỹ và nhân viên hỗ trợ tại Đức.

Trong số này có trên 27 nghìn bộ binh và gần 13 nghìn quân lực của Không quân.

Căng thẳng Mỹ và Nato đã gia tăng dưới thời của Tổng thống Trump sau khi ông nói Nato đừng nên quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Tuy vậy, ông Trump có vẻ ưu ái một số đồng minh khác trong Nato ở Đông Âu.

Đúng một năm trước, khi đón Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tới thăm Washington, ông Trump nói Hoa Kỳ sẽ điều thêm 1000 quân luân chuyển sang Ba Lan.

Số 1000 quân này được điều động từ lực lượng 52 nghìn quân Mỹ đóng ở Đức vào lúc đó.

Hoa Kỳ khi đó cho hay họ sẽ điều sang Ba Lan cả các đơn vị dùng vũ khí hạng nặng và drone.

Quan hệ Đức - Mỹ chia đôi đường?

Tại châu Âu, lính Mỹ đóng ở Đức là nhiều nhất, rồi tới Italy, Anh và Tây Ban Nha, nhưng quan hệ với Đức gần đây ngày càng căng thẳng.

Có ý kiến cho rằng quan hệ không thân thiện giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã làm giao hảo hai bên kém đi.

Nhưng có những nhà quan sát khác chỉ ra những nguyên nhân sâu xa hơn, như các quyết định của Đức ngày càng khác với quan điểm của Hoa Kỳ.

Theo trang Dziennik.pl ở Ba Lan, hai bên có mâu thuẫn về chi phí quốc phòng. Hoa Kỳ muốn Đức tăng chia sẻ chi phí quốc phòng lên 1,5% GDP, theo tiêu chuẩn Nato, nhưng Đức sẽ chỉ chi 1,25% (2023).

Đức vẫn tiếp tục với đường ống dẫn khí Nord Stream từ Nga, bất chấp phản đối của Hoa Kỳ và một số nước Đông Âu.

Ngoài ra, Đức vừa tái khởi động chương trình do thám điện tử Maximator, từng ra đời trong thập niên 1970 cùng Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan, và tới 1985 thì có thêm Pháp gia nhập.

Mang tên một loại bia ở Munich, Maximator bị Hoa Kỳ coi là cạnh tranh với chương trình FiveEye của Hoa Kỳ, Anh, Canada, New Zealand và Úc.

Hoa Kỳ coi FiveEye là công cụ hữu hiệu để chống lại sự thống trị về công nghệ do thám của Trung Quốc.

Về mua bán vũ khí, cuối tháng 3/2020, Đức đặt mua 45 máy bay F/A18 Hornet nhưng mua cả 45 chiến đấu cơ Eurofighter của châu Âu.

Hà Lan, Bỉ và Ý lại chỉ đặt mua F-35 của Hoa Kỳ để hiện đại hóa không quân.

F-35 cũng là loại máy bay của Mỹ mà Ba Lan đặt mua.

Phía Hoa Kỳ cho rằng để được hưởng bảo vệ của ô hạt nhân từ họ, các đồng minh phải mua phi cơ của Mỹ để có tính đồng bộ khi hiện đại hóa không quân.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn