Bộ trưởng môi trường Nhật: Fukushima cân nhắc đổ nước phóng xạ xuống biển

Thứ Sáu, 20 Tháng Chín 20193:00 CH(Xem: 3340)
Bộ trưởng môi trường Nhật: Fukushima cân nhắc đổ nước phóng xạ xuống biển

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ phải đổ nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima xuống Thái Bình Dương vì hết chỗ chứa, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản, Yoshiaki Harada cho biết vào ngày 10/9.

bon-nuoc-fukushima
Các bể chứa nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichin năm 2013 (Ảnh: Greg Webb / IAEA)

Cụ thể, sau khi hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011, TEPCO đã tích trữ hơn 1 triệu tấn nước bị nhiễm phóng xạ từ các ống làm mát cho lõi nhiên liệu.

Lựa chọn duy nhất là xả nước phóng xạ ra đại dương để nước biển pha loãng nó,” Bộ trưởng Yoshiaki Harada, phát biểu trong một cuộc họp báo tại Tokyo.

Chính phủ sẽ thảo luận về vấn đề này, nhưng tôi muốn nêu lên ý kiến cá nhân của mình.”

Chính phủ đang chờ báo cáo từ hội đồng chuyên gia trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về cách thức xử lý nước nhiễm phóng xạ.

Trong một cuộc họp báo riêng, Bộ trưởng Nội các Nhật Bản, Yoshi Suga, tuyên bố phát ngôn trên chỉ là “ý kiến cá nhân của riêng ông Harada”.

Người phát ngôn của TEPCO cho biết, công ty này sẽ tuân theo quyết định do chính phủ đưa ra.

Tiến thoái lưỡng nan ở Fukushima

Bên cạnh đó, TEPCO còn thông báo rằng họ sẽ hết chỗ chứa nước phóng xạ vào năm 2022. Ngoài ra, ông Harada cũng không nêu cụ thể lượng nước cần phải xả ra Thái Bình Dương.

Động thái “bật đèn xanh” cho việc xả chất thải xuống biển sẽ khiến các quốc gia láng giềng tức giận. Cụ thể, tháng 8 vừa qua, Hàn Quốc đã triệu tập quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản yêu cầu giải thích rõ về cách thức ứng phó với nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã yêu cầu Nhật Bản “đưa ra một quyết định sáng suốt và cẩn trọng về vấn đề này”.

Quan hệ giữa 2 quốc gia Đông Á này đã trở nên căng thẳng sau một cuộc tranh cãi về việc bồi thường cho những công dân Hàn Quốc bị ép phải làm việc trong các nhà máy Nhật Bản trong Thế chiến thứ II.

Các nhà máy hạt nhân ven biển thường đổ nước nhiễm tritium xuống nước biển. Loại đồng vị phóng xạ của hydro này được xem là khó phân tách và ít gây hại đến môi trường. Tuy nhiên, năm 2018, TEPCO đã vấp phải sự phản đối đến từ ngư dân khi thừa nhận rằng nước trong các bể chứa vẫn có các chất phóng xạ gây ô nhiễm khác ngoài tritium.

Chính phủ phải cam kết về phương án xử lý có tính dài hạn cuộc khủng hoảng nước nhiễm xạ, chính là phải lưu trữ lâu dài và loại bỏ các chất phóng xạ, bao gồm cả tritium,” Shaun Burnie, chuyên gia hạt nhân cao cấp tại công ty Greenpeace Germany (Đức), cho biết trong một email.

Theo Fox News, đầu tháng 9/2019, Nhật Bản đã cố gắng trấn an các nhà ngoại giao nước ngoài về vấn đề an toàn ở Fukushima, nhất là khi Nhật đang cố gắng để thuyết phục các nước gỡ hạn chế cấm nhập khẩu thực phẩm từ Fukushima trước thềm Olympics Tokyo 2020. Lệnh cấm nhập khẩu vẫn có hiệu lực ở 22 quốc gia, bao gồm cả Hàn Quốc và Trung Quốc.

Các chuyên gia cho biết, những bể chứa nước nói trên cũng tạo ra rủi ro lũ lụt và phóng xạ. Các nhà khoa học về nguyên tử, bao gồm cả Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Cơ quan Quản lý Hạt nhân Nhật Bản, đã đưa ra đề xuất đổ nước phóng xạ ra biển có kiểm soát, cho rằng đó là giải pháp khả thi duy nhất về mặt khoa học và tài chính. Người dân địa phương thì phản đối, cho rằng việc này sẽ tạo ra tin đồn về ô nhiễm, kéo theo sự phá hủy ngành thủy sản và nông nghiệp của Fukushima.

Theo Reuters, FoxNews,
Phan Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20174:45 CH
Một tay súng đã nhả đạn tại nhà thờ nằm ở một thị trấn nhỏ ở đông nam tiểu bang Texas hôm 5/11, gây ra nhiều thương vong, theo Reuters.
Chủ Nhật, 05 Tháng Mười Một 20179:23 SA
Lũ lụt hôm 5/11 gây nhiều thiệt hại cả về người và của ở nhiều tỉnh thành miền trung Việt Nam sau khi cơn bão Damrey quét qua
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:00 CH
Một phi công của hãng British Airways đã bị hút quá nửa người khỏi cửa sổ máy bay khi đang ở độ cao hơn 5.000m, nhưng may mắn sống sót và chỉ bị vài vết thương.
Thứ Bảy, 04 Tháng Mười Một 20176:13 SA
Hành động này có lẽ không phải là ngẫu nhiên : Donald Trump cần phải trấn an các nước châu Á, đang mất niềm tin vào đồng minh Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 03 Tháng Mười Một 201712:14 CH
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể họp với nhau vào tuần tới tại diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
Thứ Năm, 02 Tháng Mười Một 20179:17 SA
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị lên đường công du 5 nước châu Á từ ngày 3 đến ngày 14/11 tới đây với một chính sách về ngoại giao không thể đoán trước
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20174:12 CH
Cảnh sát đã thẩm vấn Sayfullo Saipov, 29 tuổi, người được đưa vào bệnh viện cứu chữa vì trúng đạn cảnh sát trong cuộc truy đuổi.
Thứ Tư, 01 Tháng Mười Một 20175:45 SA
Hãng thông tấn Reuters nói Hoa Kỳ đang theo đuổi hoạt động ngoại giao trực tiếp trong hậu trường với Triều Tiên
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 20174:28 CH
Một người đàn ông lái một chiếc xe tải thuê đã lao vào một làn đường xe đạp đông đúc gần khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở trung tâm thành phố New York hôm th
Thứ Ba, 31 Tháng Mười 201711:05 SA
nhóm điều tra liên bang cho biết một trợ lý khác trong chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng nhận tội khai man với Cục điều tra liên bang (FBI).